- Lượt xem: 693

Khách hàng thường xuyên thay đổi hành vi do sự phát triển của internet kéo theo các nhà doanh nghiệp phải tạo ra những trải nghiệm mới cho người tiêu dùng. Một trong số đó là xu hướng bán hàng đa kênh (omni channel) đang trở nên phổ biến.

7 doanh nghiệp dưới đây là những ví dụ tiêu biểu cho việc bán hàng đa kênh thành công.

7 ông lớn trên thế giới bán hàng đa kênh thành công
7 ông lớn trên thế giới bán hàng đa kênh thành công

Starbucks

Starbucks rewards app là một trong những sản phẩm chứng tỏ khả năng bán hàng đa kênh thành công. 

Sau khi tải ứng dụng, bạn sẽ được nhận một thẻ quà tặng mà bạn có thể dùng bất cứ lúc nào. Không giống như các chương trình xây dựng lòng trung thành của khách hàng truyền thống khác, Starbuck cho phép bạn sử dụng smartphone, website, in-store hoặc dùng app để check thẻ. Bất kì sự thay đổi nào trong thẻ hoặc profile sẽ được cập nhật trên tất cả các kênh liên quan ngay lập tức.

Đứng đợi một ly cafe Starbucks và nhận ra mình không đủ tiền mặt,hãy load lại thẻ và thu ngân sẽ biết bạn đã vừa thanh toán qua thẻ.

Disney

Disney đã tạo ra trải nghiệm bán hàng đa kênh thành công tới những chi tiết nhỏ nhất. Nó bắt đầu bằng trải nghiệm đầu tiên của bạn tại website tương thích trên di động. Thậm chí cả website lên kế hoạch các chuyến đi cũng chạy rất tốt trên nền tảng di động, một điều bạn sẽ không thường thấy.

Khi bạn vừa đặt một chuyến đi, bạn có thể sử dụng công cụ  My Disney Experience để lên kế hoạch toàn bộ chuyến đi, từ nơi bạn sẽ ăn tối đến đảm bảo an toàn trong Fast Pass. Khi đến công viên, bạn có thể dùng app smartphone để xác định những điểm tham quan hấp dẫn cũng như thời gian bạn phải chờ đợi để xem những điểm đó.

Công ty sáng tạo này tiến thêm một bước với sự ra đời của chương trình Magic Band. Công cụ này hoạt động như một chìa khóa khách sạn, một không gian giữ tất cả bức ảnh bạn chụp với bất kì nhân vật Disney nào, bên cạnh đó là công cụ gọi đồ ăn trưa. Thêm vào đó, bạn sẽ có thẻ tích hợp Fast Past để tiếp tục di chuyển.

Bank of America

Bank of America là một ngân hàng đa quốc gia và công ty dịch vụ tài chính Mỹ có trụ sở tại Charlotte, North Carolina. Đây là công ty cổ phàn ngân hàng lớn thứ hai ở Hoa Kỳ tính theo tài sản. Tính đến năm 2013, Bank of America là công ty lớn thứ hai mươi mốt ở Mỹ tính theo tổng doanh thu.

Bank of America đã đầu tư nghiêm túc vào sự phát triển của bán hàng đa kênh thành công. Là một trong những công ty lớn nhất của nền công nghiệp, họ đã đặt ra những tiêu chuẩn để chọn những trải nghiệm năng động nhất, cho phép mọi thứ từ kiểm tra ký quỹ tới cuộc hẹn được giải quyết bằng điện thoại công ty và ứng dụng ngoài màn hình.

Bank of America đã có đường đi của riêng mình. Cho tới bây giờ, người dùng không thể tiếp cận các khoản nợ hoặc thực hiện các vấn đề phức tạp qua điện thoại. Tuy nhiên, các hoạt động khác như trả hóa đơn hằng tháng, ký gửi séc không còn khó khăn nữa.

REI

Có ít nhất 43% khách hàng đã sử dụng smartphone của họ để shopping tại một cửa hàng truyền thống. Chỉ con số đó thôi cũng đã cho ta một cái nhìn tổng thể về tầm quan trọng của omni channel marketing. Tưởng tượng rằng bạn cần tìm kiếm một món đồ mà trên website hoặc app đều thông báo còn hàng, nhưng thực tế lại không. Đó không phải là tình huống bán hàng đa kênh thành công. 

Thay vào đó bạn phải đảm bảo mỗi kênh bán hàng kết nối ngay lập tức với các kênh khác để đảm bảo mọi thông tin đều chính xác trên mọi kênh. REI đã làm rất tốt điều này qua rất nhiều điểm bán.

Oasis

Oasis là một hãng thời trang bán lẻ nổi tiếng của U.K đã kết hợp website thương mại, ứng dụng điện thoại và cửa hàng truyền thống thành một trải nghiệm mua hàng đơn giản.

Nếu bạn đi tới một trong những cửa hàng của hãng, bạn sẽ thấy nhân viên bán hàng được trang bị iPad để cung cấp thông tin chính xác và cập nhật nhất về thông tin sản phẩm. iPad cũng hoạt động như một máy tính tiền, giúp nhân viên dễ dàng gọi cho bạn ở bất cứ đâu trong cửa hàng.

Và khi có một món đồ quá ưng ý nhưng hết hàng thì sao? Nhân viên sẽ ngay lập tức đặt hàng online cho bạn và hàng sẽ được gửi trực tiếp đến địa chỉ của bạn. Thêm vào đó, người mua hàng cũng có thể tải app để thêm trải nghiệm mua hàng trực tiếp (hoặc online).

Thực sự, nếu bạn chưa hài lòng với dịch vụ chăm sóc khách hàng này, thì không một dịch vụ nào có thể tốt hơn được nữa.

Chipotle

Bạn đã từng đặt chỗ trực tuyến, rồi lại thấy rằng nhà hàng chưa nhận được thông tin đặt hàng của bạn vào thời điểm bạn đến? Nó thực sự là một điều khó chịu. Mục đích của hệ thống đặt chỗ trực tuyến là để làm gì khi khách hàng vẫn phải tới cửa hàng và chờ đợi?

Chipotle đã nỗ lực để xóa đi sự thất vọng đó của khách hàng bằng dịch vụ trực tuyến. Hệ thống trực tuyến và ứng dụng điện thoại cho phép bạn đặt hàng ở bất cứ đâu.

Khi bạn đang di chuyển và cần một cách nhanh chóng để đặt hàng? Đăng kí tài khoản giúp bạn lưu lại những lượt đặt hàng ưa thích để có thể sử dụng nhiều lần và nhanh chóng. Bạn muốn đặt hàng cho tất cả mọi người trong cơ quan? Đặt hàng trực tuyến cho tất cả và tất cả đã sẵn sàng khi bạn đến.

Chắc chắn rằng dịch vụ bán hàng đa kênh (omni channel) vẫn còn rất nhiều thay đổi trong tương lai, và những ví dụ trên đây có thể sẽ khiến các công ty vừa và nhỏ cảm thấy omni channel ngoài tầm với.

Tuy nhiên, omni channel là xu hướng tất yếu dành cho tất cả các doanh nghiệp. Công nghệ đã và đang phát triển từng ngày, và những sự thay đổi đó có thể tạo điều kiện cho các công ty rất nhỏ có sự kết nối trực tiếp với khách hàng của mình – dù họ ở đâu, làm gì, và họ đang dùng thiết bị gì.

Tại Việt Nam, BNC Group cung cấp những giải pháp bán hàng đa kênh thành công và hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để giảm chi phí, tăng doanh thu và tiếp cận khách hàng tối ưu nhất.

Xem thêm tại đây: Bota – Giải Pháp Bán Hàng Đa Kênh Toàn Diện .