- Lượt xem: 530

Mặt hàng rau sạch ngày nay đang được nhiều người ưa chuộng, do đó đây được xem là mặt hàng được rất nhiều người chú trọng đầu tư. Tuy nhiên, kinh nghiệm kinh doanh rau sạch thành công không phải ai cũng biết. Cùng tham khảo những bí quyết dưới đây để có thêm kinh nghiệm kinh doanh nhé!

 

1. Tạo dựng tên tuổi, lòng tin từ khách hàng

 

 

Trước khi bước vào mở tiệm bán hàng đang xa lạ với khách tại địa điểm bán. Bạn cần khoanh vùng lượng khách nơi nào sẽ tìm đến cửa hàng của bạn. Cập nhật thông tin, quảng bá chất lượng đến khách hàng trên các trang mạng, thông tin đại chúng. Cũng giống như trước khi xuất chiếu một bộ phim họ sẽ phát trailer một đoạn về tiềm năng mà phim đem lại.

 

Chính vì thế mà nên đưa được thông tin tối ưu nhất đến với khách hàng trước để họ định hình được trong đầu rằng: “Chuẩn bị có cửa hàng rau sạch mở, nhiều chương trình ưu đãi, chất lượng lại còn rẻ hơn ngoài chợ…” Mà truyền miệng nhau trước khi mở cửa.

 

Có khá nhiều các cửa hàng thực phẩm sạch hiện nay, nhưng dường như vì chưa lấy được lòng tin của khách hàng nên cũng có nhiều tiệm lỗ vốn mà đóng cửa. Chình vì vậy mà cần hình thành được thói quen cũng như chữ “tín”.

 

Tất cả nguồn thực phẩm phải đảm bảo chuẩn sạch, không hóa chất, lượng nguồn vào đều và ổn định trong suốt quá trình kinh doanh.

 

Tìm nguồn cung hoặc nếu tài chính cho phép nên thuê đất trồng rau, tận dụng và kiểm soát được nguồn hàng.

 

Còn nếu lấy nguồn rau ở những nơi khác thì cần tìm hiểu kỹ từ quá trình chọn giống cho đến quá trình trồng, bón, tưới, chăm sóc và thành phẩm giao hàng. Quay clip, ảnh, để lưu lại và phát tại cửa hàng để chính người mua cảm nhận được chất lượng. Các loại thực phẩm cần có tem, nơi sản xuất, quy trình…

 

2. Vốn và lợi nhuận

 

 

Thuê mặt bằng và trang trí và bảo quản không tới 5 triệu/tháng.

 

Lấy hàng rau, củ, thực phẩm không cao vào khoảng 20 triệu. Lấy theo từng đợt mỗi đợt rơi vào khoảng 5 triệu sau đó tiếp ứng dần

 

Mỗi kg rau lấy vào có già từ 2 nghìn. Bán ra với giá từ 10 nghìn/0,5kg cho tùy loại rau.

 

Mỗi gia đình trung bình cần khoảng 1-2 kg rau, củ, quả. Vậy mỗi người cửa hàng có thể kiếm lời được từ 30 nghìn. Vậy 10 người mua sẽ có lời từ 300 nghìn/ngày.

 

Nếu nhập cho các nhà hàng quán ăn khác nữa mỗi ngày có thể kiếm được vài triệu.

 

3. Chọn địa điểm

 

 

Nên chọn địa điểm gần chợ, trung tâm chợ càng tốt, tạo hình cho cửa hàng bắt mắt với bốn bề xanh lá, treo băng rôn là hình ảnh nơi trồng, sản xuất rau củ. Đảm bảo nguồn hàng tươi ngon, sạch và có nguồn gốc xuất xứ.

 

Hoặc địa điểm phải thuận tiện cho người đi đường, đông dân, gần các công ty, nhà xưởng… Cần phô trương mặt bằng cũng như lợi ích khách hàng có được đồ sộ, để khách có thể cảm nhận được chất lượng phục vụ.

 

Quảng bá và phát triển cửa hàng

 

Bước đầu kinh doanh cần hạ giá thấp hơn thị trường để kéo được nguồn khách ổn định về sử dụng sản phẩm. Một khi khách cảm nhận được chất lượng của thực phẩm họ sẽ quay trở lại cùng một vài người bạn tự họ giới thiệu.

 

Đảm bảo đầy đủ các mặt hàng và bên cạnh đó tư vấn cho khách hàng biết phân biệt rau sạch, củ ngon, quy trình sản xuất như thế nào.

 

Cửa hàng sạch sẽ, tiện lợi và dễ tiếp cận. Thay vì phải gửi xe, lấy vé, vào cửa hàng nhiều thủ tục chỉ để mua rau họ thường có thói quen mua ở chợ hơn, chính vì thế cần làm cho cửa hàng tiện lợi nhất có thể, dễ chọn lựa, dễ mua bán và nhanh chóng.

 

4. Các chiến lược thu hút khách

 

 

Mua combo rau, củ, quả sẽ có giá tốt nhất ví dụ như 40 nghìn/combo sử dụng cho 4 người trong một bữa ăn thay vì mua mỗi thứ riêng có giá trên 50 nghìn.

 

Bán nguyên hộp, nguyên thùng cho giá sỉ.

 

Mua rau tích điểm, mỗi đơn trên 100 nghìn tích 1 điểm. Đủ 10 điểm giảm giá 10%…

 

Mỗi lần giới thiệu được một khách hàng giảm 10% cho sản phẩm mua hiện tại.

 

Tạo website tiện lợi, dễ sử dụng có giá cả rõ ràng, phô bày được hết tất cả các loại sản phẩm có tại cửa hàng, tránh tình trạng hết hàng. Sau đó giao hàng tận nơi khi khách hàng truy cập và chọn mua hàng hóa trên website của cửa hàng. Ship hàng nhanh nhất và đảm bảo chất lượng tươi mới như tại cửa hàng.

 

5. Các nguồn nông trại sạch

 

Smartagri.com chuyên cung cấp rau sạch giá sỉ tại tp.HCM

 

Mimosa farm shop rau củ quả Đà Lạt tại TP.HCM

 

Mekong Farm nông trại rau sạch tại TP.HCM…

 

6. Quản lý cửa hàng rau sạch thế nào?

 

 

Lời khuyên chân thành nhất dành cho người mới bắt đầu mở cửa hàng bán rau sạch là các bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng ngay từ đầu. Nếu không xài phần mềm quản lý cho cửa hàng rau sạch, bạn cần nắm vững tất cả những loại sổ sau:

 

Sổ đặt hàng : Lưu lại thông tin khách đặt hàng hàng ngày để tránh bị quên

 

Số công nợ : Lưu lại thông tin khách nợ…

 

Sổ công nợ shipper: Lưu lại lịch sử các đơn hàng vận chuyển, số tiền shipper nhận cho từng đơn hàng.

 

Và các loại sổ khác nếu bạn thấy cần thiết cho việc quản lý… Liệu rằng, bạn có thể quản lý tất cả loại sổ sách với ngần ấy con số không?

 

Phần mềm quản lý bán hàng bota là phần mềm quản lý chuyên nghiệp và được nhiều người áp dụng hiện nay. Nếu bạn đang gặp rắc rối trong việc quản lý cửa hàng hay đang tìm kiếm một giải pháp tiện lợi hơn, hãy dùng thử ngay bota để có những trải nghiệm tuyệt vời nhé!

 

Xem thêm: Kinh doanh giỏ quà tết rau quả, mạo hiểm hay thực tế?