- Lượt xem: 616
Chuyên mục: Blog

Từ khối tài sản 18 tỷ usd được thống kê vào năm 2014, tính đến thời điểm hiện nay, 2018, Jeff Bazos, nhà sáng lập kiêm CEO của sàn thương mại điện tử Amazon đã trở thành người giàu có nhất thế giới với khối tài sản lên tới 168 tỷ usd, theo Bloomberg.

Bezos thành lập Amazon – nguồn tài sản lớn nhất của ông – năm 1994. Suốt hai thập kỷ qua, Amazon cũng mở rộng sang nhiều lĩnh vực, từ sản xuất hàng điện tử tiêu dùng, điện toán đám mây đến chuỗi cửa hàng thực phẩm. Sự giàu có và thành công nhanh chóng trong sự nghiệp của Jeff, hẳn sẽ có rất nhiều bài học kinh doanh đáng để chúng ta nghiên cứu và học tập.

Hãy cùng học hỏi 7 bài học kinh nghiệm được đúc rút sau đây, bởi biết đâu chừng chúng sẽ có ích cho bạn trong công việc kinh doanh, hoặc ngay cả trong chính những công việc bình thường hàng ngày của bạn.

1. Luôn luôn hành động

Năm 1994, Jeff Bezos đứng trước hai sự lựa chọn, hoặc là từ bỏ công việc được trả lương hậu hĩnh tại Wall Street để thành lập một trang bán sách điện tử trực tuyến, hoặc là lựa chọn an toàn và ở lại với công việc nhàn hạ chẳng bao giờ có đột phá của mình. Và ông đã chọn mở cửa hàng bán sách trực tuyến, mua tên miền Amazon.com, từ đó Amazon đã trở thành biểu tượng cho tinh thần dám hành động của ông.

Một thói quen phổ biến thường thấy khi con người ta phải đưa ra quyết định cho nhiều sự lựa chọn, đó là suy nghĩ quá nhiều và tự bó hẹp mình vào vùng an toàn của bản thân. Thận trọng là tốt, nhưng trong nhiều trường hợp, chính sự thận trọng chỉ suy nghĩ mà lo sợ không dám hành động sẽ khiến chúng ta bỏ lỡ nhiều cơ hội, đôi khi sẽ là những cơ hội làm thay đổi chính cuộc đời chúng ta.

Bazos liệt kê giá trị “ưu tiên hành động trước” là một trong sáu giá trị cốt lõi của Amazon. Đôi khi điều này đã dẫn đến các sáng kiến trị giá nhiều triệu USD như sáng kiến tạo ra cơ chế một cú nhấp chuột để mua sắm, và tất nhiên vẫn có thất bại như dịch vụ đấu giá (không thể cạnh tranh với Ebay). Nhưng dù hệ quả mang lại ra sao, thì không thể phủ nhận rằng quan niệm của Bezos đã khiến nhân viên của ông dám hành động hơn, dám thử thách hơn, và quan trọng là không có xu hướng nằm trong vùng an toàn của bản thân mà bỏ lỡ đi những cơ hội đáng giá trước mắt.

2. Tăng trưởng bền vững

Làm kinh doanh, hẳn nhiên ai cũng mong muốn thu về lợi nhuận càng sớm càng tốt. Điều đó đảm bảo bạn có thể nhanh chóng quay vòng vốn, vừa có thể như một lời bảo chứng về sự hiệu quả dành cho các nhà đầu tư của bạn. Nhưng với Amazon của Jeff, tiến trình kinh doanh có lãi của họ dường như có nhịp độ chậm hơn thông thường so với số đông.

Phải mất hơn sáu năm, sàn thương mại điện tử này mới có lãi. Thậm chí sau đó, công ty chỉ kiếm được 5 triệu USD lợi nhuận từ doanh thu trên 1 tỷ USD hàng năm. Bazos đã không vội vàng để có doanh thu ngay, bởi ông muốn giữ giá thấp hòng cạnh tranh với nhiều đối thủ đã phát triển trước đó. Mặt khác, ông cũng lấy doanh thu để tái đầu tư và phát triển công ty trong càng nhiều lĩnh vực càng tốt.

Chiến lược này làm thất vọng các nhà đầu tư trong ngắn hạn nhưng nó đã được đền đáp khi Amazon sống sót vững vàng sau thời khì đổ vỡ bong bóng dot-com và ngay sau đó là kiếm được lợi nhuận tăng dần đều qua các quý. Và bạn thấy đấy, sự bành trướng và phổ biến của Amazon hiện giờ đã vươn lên tầm thế giới, trở thành một trong những sàn thương mại điện tử quy mô và chiếm nhiều thị phần nhất hiện nay.

3. Sự hài lòng của khách hàng là tôn chỉ hoạt động duy nhất

Bất cứ một công ty kinh doanh, dịch vụ nào cũng đều quan niệm khách hàng là thượng đế. Nhưng với Amazon, quan điểm này đã được nâng tầm cao mới. Tập trung vào khách hàng, quan tâm cảm xúc của họ hơn, khiến họ hiểu rằng mỗi hoạt động của công ty đều nhằm mang đến cho họ sự hài lòng nhất, thỏa mãn nhất.

Làm kinh doanh, bạn phải luôn ghi nhớ rằng, mỗi nhận xét, đánh giá của khách hàng trên các trang trực tuyến, sẽ là một thông điệp được lây lan và truyền tải nhanh chóng, thành hay bại, cũng đều do những ý kiến này. Nếu bạn muốn thương hiệu của bạn phát triển mạnh trên môi trường trực tuyến, hãy lấy sự hài lòng của khách hàng làm trung tâm, từ đó phát triển mọi sản phẩm, dịch vụ chăm sóc hoàn toàn xoáy quanh đó. Nên nhớ, đối thủ của bạn luôn ngóng đợi bạn lơ là và để xảy ra những nhận xét thiếu tích cực dù là nhỏ nhất để có thể chiếm ưu thế hơn trong kinh doanh.

4. Cắt giảm chi phí tối thiểu

Thay vì cố gắng tính phí cho khách hàng càng nhiều càng tốt, hòng tăng doanh thu ngay lập tức nhưng có thể sẽ cũng chính là nguyên nhân khiến doanh thu của bạn trong tương lai, thì bạn nên tìm cách để cắt giảm chi phí và tăng hiệu quả để có thể tính phí khách hàng của ít hơn. Đó cũng là cách mà Bazos đã làm để phát triển Amazon.

Thật dễ dàng để tăng doanh thu bằng cách tăng giá của bạn, nhưng nó cũng có thể dẫn đến sự không hài lòng của khách hàng. Trước khi tính phí nhiều hơn, hãy làm mọi thứ có thể để làm cho việc kinh doanh của bạn rẻ hơn và hiệu quả hơn. Bạn sẽ giúp lợi nhuận của bạn tăng lên và thậm chí bạn có thể tính phí cho khách hàng của bạn ít hơn. Điều đó sẽ giúp khách hàng tin yêu và mong muốn gắn bó với sản phẩm của bạn nhiều hơn, thị phần công ty bạn gia tăng và sự tăng trưởng bền vững là điều không thể bàn cãi.

5. Sáng tạo không ngừng nghỉ

Amazon ban đầu chỉ là một trang bán sách điện tử đơn giản, nhưng nó đã không ngừng phát triển, thay đổi ngay từ khi ra đời. Hôm nay, thứ mà Amazon bán không chỉ là tất cả mọi thứ bên ngoài – mà còn cả các sản phẩm, dịch vụ của riêng nó, thậm chí nó cung cấp một loạt các dịch vụ web, dịch vụ vận chuyển hàng hóa đến cửa nhà bạn.

Xuất phát điểm của doanh nghiệp bạn có thể thấp, quy mô có thể nhỏ, nhưng đó không bao giờ được là lý do để bạn cùng đội ngũ nhân viên được ngừng cố gắng, ngừng sáng tạo và phát triển. Bởi lâu dần, những điều đó sẽ tích tụ và biến thành sự trì trệ, sự ngại thay đổi, làm thu chột dần đi óc sáng tạo và những ý tưởng hay ho sẽ khó có thể được tạo ra.

Ngay từ khi bắt đầu, kinh doanh đã không phải chuyện đơn giản. Nhưng chắc hẳn từ chính 5 bài học kinh nghiệm của CEO Amazon trên đây, đã phần nào giúp bạn định hướng những chiến lược kinh doanh hiệu quả cho công ty mình.


Chia sẻ: