- Lượt xem: 1184

Social media là gì? Social media có vai trò như thế nào đối với marketing? Với hơn ba tỷ người sử dụng social media trên toàn thế giới, nếu bạn không tận dụng nó, bạn sẽ bỏ lỡ phương thức tiếp cận một nửa dân số thế giới nhanh chóng, rẻ tiền và hiệu quả. Cùng điểm qua những lợi ích không ngờ của social media nhé!

 

1. Vậy Social Media là gì? Tại sao công cụ này có tầm quan trọng đến như vậy?

 

 

Social Media được hiểu là “phương tiện truyền thông xã hội” là một công cụ kết hợp giữa công nghệ và sức mạnh ngôn từ giúp quảng bá hình ảnh thương hiệu của một doanh nghiệp trên thị trường internet với chi phí thấp mà hiệu quả vượt trội. Các nền tảng cấu thành của Social Media là mạng truyền thông xã hội phổ biến có tỷ lệ hoạt động cao nhất hiện nay như Facebook, Twitter, Youtube, Google+…

 

Social Media mang đến cho các nhà Marketer tiếng nói và cách thức giao tiếp mới với khách hàng và khách hàng tiềm năng. Cá nhân hóa thương hiệu là cách giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp đến khách hàng thông qua những nội dung đi vào lòng người. Nhà marketing xem chiến lược Social Media như một phần của cuộc sống, xem nó là yếu tố sống còn của doanh nghiệp, luôn luôn chăm sóc và chú ý đến mọi hoạt động diễn ra trên các mạng truyền thông xã hội.

 

2. Vai trò của Social Media đối với Marketing online?

 

Hầu hết mọi người đều đồng ý với quan điểm đó là mạng xã hội là một công cụ mà doanh nghiệp sử dụng để thông tin đến khách hàng về những dịch vụ sản phẩm, doanh nghiệp đó là ai? Doanh nghiệp đó bán gì?  Social Media là cách giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn trong mắt khách hàng.

 

 

Dùng mạng truyền thông xã hội để giúp doanh nghiệp kết nối với các doanh nghiệp cùng ngành khác, học hỏi và hiểu biết lẫn nhau, đồng thời phân tích đối thủ cạnh tranh và đưa ra chiến lượng truyền thông cho doanh nghiệp mình hiệu quả.

 

Vai trò của Social Media trong marketing là việc sử dụng nó như một công cụ thông tin giúp bạn giao tiếp với đối tượng quan tâm đến sản phẩm dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Social Media như là một công cụ tạo nên sự thành công của thương hiệu bạn và những hiệu quả về doanh thu vượt ngoài sự mong đợi.

 

3. Quản lý uy tín thương hiệu

 

Mọi người vẫn sẽ nói về thương hiệu của bạn dù bạn có bắt đầu hoặc tham gia vào các cuộc hội thoại đó hay không.

 

Nếu bạn đang truyền thông thương hiệu của bạn qua social media, bạn sẽ có một kế hoạch lắng nghe và theo dõi các hoạt động người dùng social media một cách thích hợp, điều này giúp bạn quan sát, theo dõi vị trí và thời điểm các cuộc hội thoại đang diễn ra. Không những người ngoài cuộc mà các thành viên tích cực của cộng đồng cũng sẽ tìm kiếm những cuộc hội thoại đó.  

 

 

Nếu bạn cảm thấy rằng mọi người đang nói điều gì đó không đúng về công ty của bạn, hãy chia sẻ quan điểm của mình một cách lịch sự và chuyên nghiệp. Cũng giống như vậy, nếu mọi người đánh giá cao thương hiệu của bạn, hãy tìm cách để cảm ơn họ một cách cá nhân và công khai.

 

4. Đưa mọi người đến trang web của bạn

 

Có rất nhiều người lấy thông tin từ các bài đăng và quảng cáo trên social media – trang web của bạn là nơi bạn cung cấp thông tin đầy đủ hơn và bạn có thể sử dụng các kênh social media để hướng mọi người đến đó.

 

Bạn cũng nên sử dụng bài đăng được ghim trên profile để làm nổi bật trang đích (landing page) trên trang web mà bạn muốn mọi người xem trước.

 

Xem thêm: Doanh số bán hàng là gì? Bí quyết nào giúp tăng doanh số bán hàng?

 

5. Bán hàng trực tuyến

 

 

Bán hàng online giúp team sale và marketing của bạn có cơ hội thiết lập mối quan hệ và xây dựng mối quan hệ với các network hiện có.

 

Thực hiện tốt media campaign sẽ mang lại hiệu quả và hấp dẫn cho sản phẩm  giúp giữ cho thương hiệu của bạn nổi bật nhất, vì vậy khi một người sẵn sàng mua hàng, họ sẽ tìm đến bạn trước tiên.

 

6. Tìm khách hàng tiềm năng

 

Social media giúp khách hàng tiềm năng thể hiện sự quan tâm đến doanh nghiệp và các sản phẩm của bạn một cách dễ dàng.

 

Dữ liệu khách hàng tiềm năng là ứng dụng nổi bật của social media cho doanh nghiệp và hiện tại, hầu hết các social network giúp định dạng quảng cáo được thiết kế đặc biệt hơn để có được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

 

7. Tìm hiểu về khách hàng của bạn

 

 

Mọi người chia sẻ rất nhiều trên social media, điều này có nghĩa là có rất nhiều dữ liệu bạn có thể tìm thấy trên các khách hàng mục tiêu của mình. Sau đó, bạn có thể dựa vào thông tin đó để đưa ra những quyết định sáng suốt về những gì người tiêu dùng của bạn đang tìm kiếm và cách tốt nhất để tiếp cận họ.

 

Tận dụng lợi thế của các phân tích mà mỗi mạng xã hội cung cấp. Sử dụng thông tin chi tiết có sẵn, bạn có thể điều chỉnh chiến lược tương tác một cách tốt nhất với thị trường mục tiêu của bạn.

 

8. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

 

 

Điều quan trọng là phải biết mọi người đang nói gì về đối thủ cạnh tranh của mình.

 

Đối thủ cạnh tranh sẽ giải đáp phàn nàn của khách hàng nhanh như thế nào? Có đủ lâu để bạn có thể bước vào và giải quyết vấn đề của họ với thương hiệu của mình?

 

Như bạn có thể thấy, social media mang lại rất nhiều lợi ích cho xã hội trong khi thực hiện một số công việc, và bạn sẽ có kết quả tuyệt vời nếu khi bạn tiếp cận social media một cách cách tập trung, có chiến lược.

 

Tham khảo: Giải pháp chăm sóc khách hàng đa kênh cho doanh nghiệp

 

Có thể nói, social media vô cùng quan trọng đối với marketing, đặc biệt marketing cho việc quản lý bán hàng đa kênh. Tích hợp bán hàng đa kênh không thế thiếu social media, do đó bạn nên học tập và thực hiện chiến dịch social vào quá trình marketing!

 

Hy vọng rằng những lời khuyên này có thể giúp đỡ bạn

 


Chia sẻ:

Thẻ: