- Lượt xem: 649

Tất tần tật những kiến thức và ví dụ về tiếp thị phục kích dưới đây sẽ giúp người làm marketing doanh nghiệp nhỏ như các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn một kế hoạch tiếp thị sản phẩm tốt hơn. Không phải doanh nghiệp nào đầu tư vào tiếp thị phục kích đều có được kết quả kinh doanh hiệu quả như Ovaltine và Milo, nhất mà làm marketing doanh nghiệp nhỏ.

Làm sao để hiểu đúng khái niệm tiếp thị phục kích? Cụ thể hóa của hình thức tiếp thị này là như thế nào? Vì sao hàng loạt các tập đoàn kinh doanh sẵn sàng bỏ ra hàng tỷ đô la để tiến hành một chiến dịch đối đầu trực tiếp để chứng minh mình vượt trội hơn?

Marketing doanh nghiệp nhỏ - Milo và Ovaltine - Drama Tiếp Thị Phục Kích Việt Nam
Marketing doanh nghiệp nhỏ – Milo và Ovaltine – Drama Tiếp Thị Phục Kích Việt Nam

Năm 2010, một công ty quảng cáo độc lập nổi tiếng về mảng Trade marketing (Tiếp thị bán hàng)  mời tôi về làm vị trí điều hành. Chủ doanh nghiệp, đồng thời là tổng giám đốc công ty, cũng là một chuyên gia người Mỹ. Ông quyết định bán công ty mình cho Ogilvy Việt Nam. Thay vào đó, ông tiếp nhận vị trí CEO cho một công ty, quản lý toàn bộ chiến lược tiếp thị cho. Một câu chuyện thú vị cũng ra đời từ đây.

Vào năm 2005, tức là trước sự kiện này 5 năm, cấp trên của tôi được một người quen từng là Giám đốc tiếp thị của một công ty A tại Việt Nam, đồng thời là khách hàng cũ. Sau này vị khách này đã chuyển sang làm một vị trí tương tự nhưng là đầu quân cho trụ sở công ty A tại Philipines. Trong cuộc điện thoại, vị khách mời cấp trên của tôi tới Philipines một chuyến gấp vì tình huống cạnh tranh sản phẩm “lạ và độc”.

Cấp trên của tôi được đón tiếp gấp gáp và nhanh chóng được đưa đến gặp vị điều hành này. Vấn đề được ngay lập tức đề cập đến. Thực sự là một kế hoạch kinh doanh “lạ và độc”. Dám chắc người làm marketing doanh nghiệp nhỏ chỉ sợ không có gan!

Tình hình cụ thể như sau: Một tập đoàn B, doanh nghiệp sở hữu 2 sản phẩm kem đánh răng có vị thế trên thị trường là sản phẩm X và Y. Doanh nghiệp này gần đây vừa tung ra một dòng sản phẩm Y – Y chocolate. Chỉ vừa mới tung ra, sản phẩm này ngay lập tức được khách hàng cực kì quan tâm. Sản phẩm ngay lập tức được tiêu thụ rộng khắp thị trường, đảo ngược tình thế thị phần. Vốn trước đó, sản phẩm kem đánh răng của công ty A vẫn còn dẫn đầu thị trường.

Điều đáng nói ở đây là, vô tình tập đoàn A của mình đã chuẩn bị đầy đủ để tung ra một sản phẩm A Capuchino tương tự dòng sản phẩm mới của doanh nghiệp B. Tất cả các khâu đã được đầu tư tỉ mỉ với một lượng vốn không nhỏ, chỉ chờ tung ra thị trường. Sau khi sự việc diễn ra hoàn toàn bất ngờ, bộ phận marketing cũng đã lập tức có kết hoạch phản hồi. Họ dự định xây dựng một kế hoạch trade marketing và tung ra sản phẩm mới sớm hơn dự tính, khi thị trường chưa bị doanh nghiệp B hoàn toàn thâu tóm.

Dù vậy, vị Giám đốc điều hành, bằng cảm quan làm marketing doanh nghiệp nhỏ và lớn, vẫn chưa hoàn toàn quyết định phê duyệt kế hoạch trên. Kế hoạch tiếp thị này có hiệu quả hay không? Đó là lý do họ mời sếp chúng tôi qua đấy gấp như vậy.

Vị cấp trên đáng kính của tôi khi tiếp nhận vấn đề đã phải than thở với tôi vì quá lúng túng. Thời gian hạn chế và mỗi giây phút chờ đợi quyết định sẽ quyết định trực tiếp doanh thu của tập đoàn. Lớn lao hơn cả, đó là vấn đề về thương hiệu.

Mãi những phút cuối cùng của ngày làm việc, cấp trên của tôi mới nêu lên suy nghĩ của mình. Ông đồng ý với suy nghĩ của vị giám đốc kia. Marketing doanh nghiệp nhỏ hay lớn, bất kì sản phẩm hay ngành nghề nào, đều bắt nguồn từ sản phẩm. Xét về khía cạnh sản phẩm, hai yếu tố liên quan mật thiết với nhau là giá trị thực tế (công dụng) và giá trị tinh thần (cảm xúc). Dù thế nào đi nữa, giá trị công dụng vẫn là nền tảng cốt lõi nhất. Huống hồ đây là sản phẩm kem đánh răng. Làm sạch răng, trắng răng và tạo cảm giác thơm mát là 3 nhiệm vụ chính của sản phẩm này.

Chocolate, yếu tố đi hoàn toàn ngược lại với 3 yếu tố nêu trên. Nếu có một ưu điểm, đó chỉ là sự độc và lạ. Vì vậy, cấp trên của tôi khuyên vị Giám đốc nên chờ phản hồi trong một khoảng thời gian. Ông cũng không lo sợ gì mà quyết định về Việt Nam sau hôm đó.

Thật vậy, sau vài tuần, bên Philipines thông báo doanh thu và thị phần của công ty đã tăng lên như cũ.

Nghe đến đây, nhiều người sẽ đoán rằng tôi kể câu chuyện này để nêu lên một bài học về sản phẩm. Rằng là người làm marketing doanh nghiệp nhỏ, đừng dại đầu tư cho một sản phẩm mà không kết hợp với tác dụng thực tế. Tuy nhiên, một khía cạnh khác cần được khai thác: Tâm lý khách hàng khi có 2 sản phẩm trong cuộc cạnh tranh – tiếp thị du kích.

Sở dĩ doanh thu sản phẩm kem đánh răng chocolate tăng doanh thu ban đầu là do sản phẩm kích thích tính tò mò của khách hàng. Chi phí dùng thử một sản phẩm như thế này không lớn. Nhưng họ chắc chắn sẽ từ bỏ kem đánh răng này để tiếp tục sử dụng thương hiệu cũ với đầy đủ công cụng chính.

GIả sử tập đoàn mình thực sự tung ra sản phẩm kem đánh răng capuchino. Người dùng thậm chí sẽ bỏ qua bước tò mò và thử. Họ đã rút được một bài học sâu sắc từ kem đánh răng chocolate. Không chỉ vậy, vấn đề lớn nhất là một khủng hoảng truyền thông chắc chắn sẽ xảy ra theo hướng bất lợi. Người tiêu dùng đánh giá cách đối phó của công ty là tầm thường, bị động và có ý không nể nang gì đối thủ. Tập đoàn mới nổi nào đó sẽ ngay lập tức điều khiển dư luận đối với cả hai tập đoàn và chiếm về ưu thế cạnh tranh trên thị trường.

Cuộc cạnh tranh giữa Ovaltine và Milo cũng tương tự như vậy. Cả với câu chuyện của Giám đốc hãng điện tử Huawei mà tôi được nghe cùng với câu chuyện trên đây khiến tôi viết bài này: Người làm marketing doanh nghiệp nhỏ, đừng dại tiếp thị phục kích mà phá sản.

KHÁI NIỆM TIẾP THỊ PHỤC KÍCH

Làm sao để hiểu đúng khái niệm tiếp thị phục kích? Cụ thể hóa của hình thức tiếp thị này là như thế nào? Vì sao hàng loạt các tập đoàn kinh doanh sẵn sàng bỏ ra hàng tỷ đô la để tiến hành một chiến dịch đối đầu trực tiếp để chứng minh mình vượt trội hơn?

Khái niệm tiếp thị phục kích

Tiếp thị phục kích, tên gọi khác là Tiếp thị theo đuôi hoặc Phục kích săn mồi  – là một hình thức của Trade marketing chiếm đoạt hoặc lợi dụng chiến dịch tiếp thị của một sản phẩm là đối thủ trực tiếp khác để tăng độ nhận diện thương hiệu. Trước đó, loại hình tiếp thị này xuất hiện trong các dịp có sự kiện cần doanh nghiệp tài trợ.

Một trong những hành trình tiếp thị phục kích đầu tiên là giữa Visa và MasterCard tại thế vận hội mùa đồng 1992 ở nước Pháp. Visa đã chấp nhận dùng một khoản tiền có giá trị khoảng 35,5 triệu đô la Mỹ năm 2018, từ đó trở thành nhà tài trợ thẻ tín dụng duy nhất của Thế vận hội. Để tăng doanh thu, Visa dùng cách truyền thông trên truyền hình với nội dung “người xem đừng mang theo thẻ American Express vì đã có quy định không được dùng thẻ này.”

Với chi phí tài trợ bỏ ra, phía người tổ chức cũng chấp nhận chỉ cho khách hàng dùng thẻ Visa. Nhưng American Express cảm thấy đây như một đòn đánh trực tiếp không hề nương tay của đối thủ này. Thông qua quảng cáo do Visa làm chủ, có thể khách hàng sẽ mặc định thẻ American Express không được dùng ở bất cứ đâu trong mùa Thế vận hội đấy.

Đứng trước công kích trực tiếp từ Visa, Amercinan Express cũng không ngại ngần tung quảng cáo trên cùng một kênh với thông điệp “khi bạn đi Tây Ban Nha, bạn sẽ cần hộ chiếu, nhưng không cần Visa”. Đó là thông điệp có thể kéo dài tới Thế vận hội mùa hè tiếp theo. Visa sau đó lại quay ngược lại cho rằng đối thủ triển khai “tiếp thị kí sinh”, tên gọi khác là tiếp thị phục kích.

Tiếp thị phục kích để làm gì?

Tiếp thị phục kích tác động với 3 mục đích hướng tới. Kinh tế, tâm lý, cạnh tranh.

  • Kinh tế: Bán hàng, doanh số, thị phần, lợi nhuận.
  • Tâm lý: Chú ý, nhận thức, điển hình, hình ảnh, thiện chí.
  • Cạnh tranh: Giảm khả năng cạnh tranh, giảm hiệu quả tài trợ.

Tiếp thị phục kích gồm những hình thức nào?

Thông qua mạng xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông, có rất nhiều hình thức tiếp thị phục kích được ra đời. Dưới đây là những kiểu tiếp thị phục kích theo mô hình tài trợ:

  • Tiếp thị phục kích trắng trợn:

Từ chính sách sản phẩm: Sử dụng trái phép các thương hiệu của sự kiện; Sử dụng trái phép nội dung của sự kiện; Phục vụ trái phép tại địa điểm tổ chức sự kiện.

Từ chính sách truyền thông: Quảng cáo với các thương hiệu của sự kiện; Mô phỏng tài trợ; Tiếp cận vượt mức các quyền đặc quyền thấp hơn trong các danh mục tài trợ; Quảng cáo tại địa điểm tổ chức sự kiện.

Bằng cách xâm nhập: Quảng cáo trong môi trường địa lý; Quảng cáo trong môi trường truyền thông/ quan hệ công chúng/ Trình bày trên tivi; Quảng cáo TV trong bối cảnh phát sóng sự kiện; Cung cấp dịch vụ trong môi trường mở rộng của sự kiện; Ra mắt sản phẩm hoặc dịch vụ có liên quan đến sự kiện.

  • Tiếp thị phục kích “tinh tế” bằng cách tạo sự liên kết

Theo chi tiết chường trình: Chuyển đổi chủ đề truyền thông theo ngữ cảnh của sự kiện; Tài trợ thiết bị; Đánh giá tốt/ được người nổi tiếng đề cử; Quảng cáo tại địa điểm của sự kiện.

Phục kích hài hước.

Phục kích từ thiện.

  • Tiếp thị phục kích kiểu phá hủy tàn bạo

4 VÍ DỤ TIÊU BIỂU VỀ TIẾP THỊ PHỤC KÍCH

Cuộc đối đầu giữa BMW với Audi

Những bến tàu xinh đẹp và thời tiết tuyệt vời là điều khiến người ta nhớ đến thành phố Santa Monica ven biển của California. Đây cũng là nơi cạnh tranh khốc liệt của hai ông lớn trong ngành sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới để dành quyền thống trị biển quảng cáo.

Mọi việc bắt đầu manh nhanh khi mô cuộc đua xe được BMW được tổ chức tại Wisconsin với mục đích truyền thông quảng cáo. Với khẩu hiệu “cuộc đua của BMW với hai trung tâm dịch vụ gần đó. Tiếp theo là gì, các nhân viên y tế tại một giải đấu cờ vua?” (có thể hiểu là cuộc đua sẽ khắc nghiệt như một giải cờ vua, nhắc đến thiết kế 4 ô trong logo BMW, khả năng có người sẽ bị chấn thương).

Vị đối thủ trực tiếp của BMW là Audi xem như đây là một cơ hội để truyền thông dựa vào nền tàng quảng cáo của BMW.  Audi mua ngay billboard ở Santa Monica để giới thiệu dòng sản phẩm sedan A4 và trực tiếp phản kích khẩu hiệu của BMW với dòng chữ: Chess? (No thanks, I’d rather be driving! (dịch là “Cờ vua? Không, cảm ơn, tôi thà lái xe còn hơn”)

Không chỉ dừng lại ở đó, những tấn công tiếp theo được Audi triển khai đánh vào chủ đề “cờ vua” của BMW. Lần này, slogan của Audi là “Hãy đi nước cờ tiếp theo xem, BMW”. Có thể thấy, lần đầu trong lịch sử chiến dịch truyền thông của một thương hiệu lại lồng tên đối thủ để khích chiến trực tiếp như vậy.

BMW đã quyết định phản kích bằng cách quảng cáo ngay bên đường đối diện với một billboard thậm chí còn lớn hơn với một chữ duy nhất “checkmate”: “Chiếu tướng”.

Cuộc chiến dường như dừng ở đây thì cuộc đấu khẩu lại tiếp tục như một trận cờ vua thực sự.

Để nối tiếp bước đi vừa rồi của BMW, Audi tiếp tục tung ra một chuỗi các thông điệp truyền thông với ngôn ngữ cờ vui. Người dân cảm thấy đây như một trận chiến không hồi kết. Lúc này, BMW đã tung ra chiêu cuối cùng: “Quân Tốt của bạn không thể đấu với quân Vua của chúng tôi. Trận đấu kết thúc”.

Paddy Power

Có thể nói Thế vận hội là một dịp tốt nhất để các thương hiệu tung ra những chiến dịch tiếp thị phục kích bất ngờ. Và trong số đó, không thể không kể đến thương hiệu Paddy Power, một chuỗi cá độ thể thao có tiếng ở nước Anh, với chiến dịch tiếp thị phục kích ở Thế vận hội 2012.

Khi cả thành phố London đang hoàn toàn chú tâm cho Thế vận hội sắp diễn ra, Paddy Power đã giới thiệu với cả thành phố rằng chính Paddy Power là “Nhà tài trợ chính thức cho sự kiện thể thao lớn nhất London tại năm nay”. Nếu người dân không để ý, sẽ không biết một dòng chữ nhỏ ghi “London” mà thương hiệu này ám chỉ là tên địa điểm một khu vực nhỏ của nước Pháp chứ không phải thủ đô nước Anh. Thương hiệu đã cố tình lợi dụng điều này để làm truyền thông xôn xao. Thực chất, Paddy Power sẽ là nhà tại trợ chính thức cho cuộc đua “trứng và muỗng” (egg and spoon) truyền thống.

Cho dù Ủy Ban Thế vận hội quốc tế đã đưa ra tòa án về vấn đề quảng cáo này. Nhưng Paddy Power không ngừng quảng cáo mà đã dành thắng lợi tại tòa án.

Samsung đối đầu với Apple

Sự kiện này diễn ra khi Apple bắt đầu giới thiệu dòng sản phẩm iPhone 4s mới ra thị trường vào tháng 10/2011.

Đây thực sự là một sự kiện được đón chờ nhất trong năm. Và một cách bất ngờ, cạnh một cửa hàng của Apple, một quầy hàng của Samsung đã được mở ra để tranh thủ tận dụng sự kiện truyền thông đang chú ý này.

Tại cửa hàng tạm thời của Samsung, Galaxy SII được bán cho người đi xếp hàng mua sản phẩm của Apple, với một mức giá cực rẻ, rẻ gấp 425 lần giá của một chiếc iPhone 4S.

Trong đợt tiếp thị phản kích này, có thể thấy Samsung đã phải gánh chịu một mức chi phí cực lớn. Nhưng đây là một ví dụ cho thấy đi việc nối đuôi các thương hiệu nổi tiếng không quá khó.

Rona và Ipod

Sự thành công vượt trội của ông lớn Apple cách xa những vị trí tiếp theo một khoảng lớn. Dường như, cứ có gì liên quan đến thương hiệu này đều có thể thu hút được sự chú ý của dư luận và truyền thông trên cả thế giới. Đó cũng là lý do vì sao nhiều thương hiệu “ăn theo” sự nổi tiếng này. Từ đó, hàng loạt những tiếp thị phục kích của cả những người làm marketing doanh nghiệp nhỏ ra đời.

Khi Apple tung ra dòng sản phẩm iPod Nano nhiều màu lập tức thị trường đã có những phản hồi tích cực. Ở thời điểm 2010, đây là sản phẩm nghe nhạc MP3 được sử dụng nhiều nhất. Trong chiến dịch quảng cáo của Apple, có một biển quảng cáo một chuỗi máy nghe nhạc đủ màu thú vị canh cầu Jacques Cartier ở Montreal.

Một thương hiệu đã tận dụng tốt thời cơ này là thương hiệu sơn và phần cứng Canada – Rona. Dưới quảng cáo iPod của Apple là billboard của Rona với khẩu hiểu “chúng tôi thu thập sơn thừa”. Đây được xem là chiến dịch tiếp thị phục kích thành công nhất cho đến thời điểm đó xét về mặt phản ứng tích cực và thích thú của dư luận. Một tổng thể đẹp mắt được kết hợp hoàn hảo của Rona.

HIỆU QUẢ CỦA TIẾP THỊ PHỤC KÍCH

Sau khi đã hiểu về khái niệm Tiếp thị phục kích qua những ví dụ kinh điển, hãy cùng tìm hiểu tại sao nhiều ông lớn làm marketing theo hình thức này mà không phải các công ty làm marketing doanh nghiệp nhỏ.

Cơ hội thể hiện tính sáng tạo

Một trong những điểm đánh giá cao của Tiếp thị phục kích là sự sáng tạo một cách táo bạo và linh hoạt. Vì hoạt động của tiếp thị phục kích là phản ứng lại với một chiến dịch truyền thông hoặc thương hiệu thành công đi trước. Từ hình thức đến nội dung đều dần được chỉnh chu, đặc biệt là khâu quản lý truyền thông khi mà rất nhiều bên truyền thông sẽ để ý đến thương hiệu của bạn.

Những chiêu trò hài hước và tính sáng tạo liên tục là hai yếu tố quan trọng trong tiếp thị phục kích. Có thể kể đến vị dụ với cuộc chạm trán không ngừng giữa Audi và BMW, lần lượt các chiến dịch phải ra đời liên tiếp, nhờ đó thể hiện được những lợi thế cạnh tranh của thương hiệu.

Chiến dịch “Chúc mừng Audi cho giải xe hàng đầu Nam Phi 2006, từ hãng xe hàng đầu thế giới, cũng năm 2006”:

Lời đáp trả của Audi:

Và Subaru xuất hiện một cách bất ngờ: “Làm tốt lắm Audi và BMW, khi mà hai cậu giành giải thưởng cho xe đẹp mã”. Lời chúc từ hãng xe có động cơ hàng đầu thế giới năm 2006.”

Mặc dù thương hiệu đi trước có thế mạnh về thương hiệu, các chiến dịch tiếp thị phản kích hoàn toàn có thể thu hút được sự chú ý của truyền thông. Điều đó có thể thấy ở thương hiệu Ovaltine của Việt Nam.

Marketing vượt ngoài khuôn khổ thống nhất

Với những chiến dịch tiếp thị thông thường, người làm marketing doanh nghiệp nhỏ hay lớn đều phải đạt tiêu chuẩn thống nhất về nội dung và hình ảnh, từ kênh online đến offline. Nói cách khác, là sự thống nhất về mọi mặt của thương hiệu mà người tiêu dùng tiếp xúc. Làm hài lòng mọi giác quan của người dùng và đủ ấn tượng để đi vào tâm trí khách hàng trong thị trường đầy rẫy những thương hiệu làm marketing như thế này.

Mặt khác, đối với tiếp thị trực tuyến, điều đó trở nên không quá quan trọng. Từ hình thức đến phong cách, nội dung của quảng cáo được phép vượt ra khỏi những quy tắc thông thường đó. Và nhanh chóng đi vào tâm trí người dùng vì nó đủ nổi bật về ý tưởng, không cần quá nhiều đầu tư vào khâu truyền thông sau đó.

Nói cách khác, chiến dịch có thể nổi bật bằng nhiều cách mà không ai có thể liệt kê hết được. Nó là sự sáng tạo đầy bất ngờ. Ví dụ cho sự sáng tạo này là thương hiệu xe hơi Fiat. Bằng một cách nào đó thần bí, sản phẩm của công ty có thể được đặt ở cửa sau, ngay trước đường vào trụ sở  Volkswagen, Thụy Điển khi mà những người làm bản đồ Street View Google làm việc ở đây. Từ đó, chiếc xe mang thương hiệu Fiat có mặt trên Google Street View trong một khoảng thời gian dài, cho tới khi Google thay đổi hình ảnh năm 2017.

Thay đổi cảm nhận của người tiêu dùng

Vì đã có cơ hội được nổi tiếng nhiều hơn các hình thức tiếp thị khác, nếu thương hiệu mang lại ấn tượng tốt đẹp cho người dùng sẽ giúp doanh nghiệp chiếm được niềm tin trong lòng nhiều khách hàng mới. Chẳng hạn như hãng hàng không Kulula đã bắt đầu tận dụng World Cup 2010 để quảng bá thương hiệu với định vị “Nhà cung cấp dịch vụ hàng không chính thức của sự kiện mà ai cũng biết sắp diễn ra”, tức là World Cup.

Ngay sau đó hãng này đã bị FIFA bắt buộc chấm dứt quảng cáo một cách không tự nguyện. Nhưng thương hiệu này vẫn quyết định “lầy lội” lái sang một kế hoạch truyền thông khác. Chú cún Boston Terrier – cùng tên với chủ tịch FIFA lúc bấy giờ – được xem là linh vật không chính thức của chiến dịch. Ngoài ra, hãng này chấp nhận miễn phí vé máy bay và dịch vụ cho bất cứ người nào có tên là Sepp Blatter.

Dù có nhiều ý kiến trái chiều, không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của chiến dịch tới một hình ảnh của một thương hiệu trong mắt người tiêu dùng. Nó không chỉ được hàng ngàn người nhanh chóng biết đến mà còn giúp khách hàng cảm thấy hứng thú với dịch vụ của thương hiệu hàng không này.

ĐIỂM YẾU – TẠI SAO MARKETING DOANH NGHIỆP NHỎ KHÔNG NÊN TIẾP THỊ PHỤC KÍCH

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, cách thức tiếp thị này tiềm ẩn rất nhiều nhược điểm mà không phải người làm marketing doanh nghiệp nhỏ nào cũng có thể cải thiện được:

Chi phí marketing doanh nghiệp nhỏ không đủ

Cuộc cạnh tranh liên tục giữa Audi và BMW chỉ có thể dành cho những ông lớn chịu chi như thế này. Giá cho biển quảng cáo ngoài trời mà 2 thương hiệu sử dụng là 10000 đô la Mỹ/ tháng.  Bên cạnh đó, chi phí cho các khoản xung quanh cũng không phải là nhỏ.

Chi phí đó tính trong thời gian chiến dịch là 2 tháng, 4 biển quảng cáo trong một diện tích nhất định là bao nhiêu ?! Để kết thúc chiến dịch, quả kinh khí cầu BMW sử dụng sẽ ngốn thêm khoảng 500000 cho tới 5 triệu đô la Mỹ.

Khoản chi phí trên cực kỳ không thực tế đối với người làm marketing các doanh nghiệp nhỏ. Nhưng rõ ràng hiệu quả nó mang lại cũng không thể phủ nhận được.

Hiệu quả đầu tư không rõ ràng trong marketing doanh nghiệp nhỏ

Một chiến dịch không trực tiếp tạo ra doanh thu như vậy khiến những người làm marketing doanh nghiệp nhỏ không tự tin bỏ ra một khoản chi phí cực lớn. Trong khi đó, khoản tiền đầu tư cho chiến dịch bán rẻ sản phẩm của Samsung, liệu có thể tính đầy đủ?

Thời gian và không gian là thách thức cực lớn

Một vấn đề khác của tiếp thị phục kích khiến người làm marketing doanh nghiệp nhỏ như đa số doanh nghiệp Việt Nam băn khoăn là phải phản ứng nhanh với những chiến dịch của đối thủ. Không chỉ vậy, bao giờ kết thúc chiến dịch không phải lúc nào cũng do mình quyết định mà phụ thuộc vào tình hình chung. Không thể bỏ dở một chiến dịch khi đã đầu tư rất nhiều chi phí cùng nhân lực, chất xám vào đó. Đó còn là vấn đề của thương hiệu.

Giả sử, Milo tháo dỡ tấm biển quảng cáo đầu tiên thì Ovaltine sẽ lấy ai để dựa hơi? Hoặc giả Milo cứ liên tục thay nội dung truyền thông trên tấm biển, Ovaltine có thể cứ theo đó mà chiến đấu đến bao lâu.

GIẢI PHÁP NÀO CHO MARKETING DOANH NGHIỆP NHỎ

Những lý do kể trên khiến cho các nhà làm marketing doanh nghiệp nhỏ như đứng trước một miếng mồi hấp dẫn nhưng không thể cứ thế xông lên chiếm đóng được. Thay vào đó, các doanh nghiệp làm marketing doanh nghiệp nhỏ nên tìm một giải pháp an toàn hơn. Sử dụng nguồn lực để tạo ra những giá trị của riêng mình.

Ví dụ, người làm marketing doanh nghiệp nhỏ nên chú trọng đầu tư vào website bán hàng. Tối ưu hóa website chuẩn SEO  cũng là một cách để tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Tiến hành quảng bá sản phẩm trên đa kênh, thay vì kênh TV hay billboard đắt đỏ. Không chỉ qua tiếp thị phản kích, người làm marketing doanh nghiệp nhỏ mới có thể phát huy sức sáng tạo của mình. Với sự hỗ trợ tối đa từ các công cụ quản lý bán hàng đa kênh mới nhất, lượng người tiếp cận sản phẩm của bạn không thua kém gì những chiến dịch xa xỉ trên.

Hãy là một người làm marketing doanh nghiệp nhỏ, nhưng có võ!