- Lượt xem: 537

Cửa hàng tạp hóa đang là một ý tưởng kinh doanh hái ra tiền. Chắc hẳn tại bất kỳ địa điểm nào bạn cũng có thể tìm thấy cho mình một cửa hàng tạp hóa. Chính vì nhận thấy những tiềm năng đó, có rất nhiều người đang manh nha dự định kinh doanh cửa hàng tạp hóa. Tuy nhiên không phải ai cũng có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, hãy cùng tìm hiểu về các bước để bắt đầu kinh doanh một cửa hàng tạp hóa thành công nhé.

Bước 1: Chọn mặt bằng

Đối với bất kỳ loại hình nào trong kinh doanh bán lẻ, yếu tố mặt bằng luôn là vị trí quan trọng hàng đầu. Đối với một cửa hàng kinh doanh tạp hóa điều này lại càng quan trọng hơn, bởi điều đầu tiên khách hàng tìm đến các cửa hàng tạp hóa tạo là sự tiện lợi, nhanh chóng. Để tìm được một vị trí đặt cửa hàng bạn cần nghiên cứu khu vực xung quanh, nên chọn khu vực đông dân cư có lượt người qua lại mua sắm tấp nập. Với lợi thế là khu mua sắm tấp nập bạn có thể sở hữu nhiều khách vãng lai bên cạnh những khách hàng  trung thành sẵn có.

kinh doanh cửa hàng tạp hóa

Yếu tố thứ hai bạn cần phải để ý đến đó là diện tích của cửa hàng. Không gian cửa hàng phải đủ lớn và thông thoáng thì mới có thể tạo ra không gian mua sắm tiện lợi cho khách hàng. Đồng thời với một diện tích đủ lớn bạn mới có thể dễ dàng sắp xếp và bài trí hàng hóa để thu hút khách hàng hơn.

Nếu bạn có ý định thuê mặt bằng kinh doanh cửa hàng tạp hóa, hãy tìm hiểu và thỏa thuận rõ ràng với chủ thuê nhà về thời lượng, thời lượng hợp đồng có thể kéo dài từ 3 đến 5 năm để không làm gián đoạn quá trình kinh doanh của bạn.

Bước 2: Chuẩn bị trang thiết bị

Sau khi đã sở hữu được một mặt bằng đẹp, điều tiếp theo bạn cần phải làm đó là trang bị cho cửa hàng của mình. Thiết bị cần thiết cho một cửa hàng tạp hóa là các kệ đỡ và giá treo giúp phân loại hàng hóa và tiết kiệm diện tích đồng thời tạo sự thuận tiện cho người mua hàng.

Tùy theo kết cấu của mỗi mặt bằng bạn nên chọn những loại thiết bị phù hợp để không làm tốn quá nhiều chi phí mà vẫn đầy đủ thiết bị cho một công việc kinh doanh mới.  Bạn nên để ý hơn đến hệ thống chiếu sáng và khu vực bảo quản hàng hóa của cửa hàng.

kinh doanh cửa hàng tạp hóa

Kinh doanh cửa hàng tạp hóa có rất nhiều mặt hàng cần bảo quản trong một thời gian dài, chính vì thế không gian bảo quản cần thoáng mát và sạch sẽ để đảm bảo cho việc bảo quản chất lượng hàng hóa tốt nhất.

Cửa hàng có nhiều hàng hóa cần kiểm soát nên một hệ thống camera an ninh là không thể thiếu. Hệ thống an ninh chuyên nghiệp giúp chủ cửa hàng tránh khỏi những hiện tượng mất cắp hay thất thoát hàng hóa do nhân viên không trung thực.

Bước 3: Lựa chọn nhà cung ứng

Việc chọn nhà cung ứng hàng hóa là một cách giúp cửa hàng cạnh tranh với những sản phẩm đến từ các đối thủ xung quanh. Trước khi lựa chọn một nhà cung ứng phù hợp, bạn nên xác định số tiền đầu tư cho việc nhập hàng để biết mình nên nhập loại mặt hàng nào.

Hãy xác định xem khách hàng của mình là ai để có thể nhập loại hàng hoá phù hợp với khả năng chi tiêu của khách hàng.  Nếu cửa hàng của bạn đặt ở vùng nông thôn, bạn nên nhập những mặt hàng bình dân giá rẻ và được nhiều người sử dụng. Chi tiêu của khách hàng ở vùng nông thôn khá dè dặt, vì thế các mặt hàng cao cấp có mức giá cao sẽ rất khó tiêu thụ.

kinh doanh cửa hàng tạp hóa

Ngược lại nếu vị trí cửa hàng của bạn tại các vùng thành thị, những mặt hàng có chất lượng cao, nhập khẩu rất được ưa chuộng bởi xu hướng sính ngoại của người Việt.

Lựa chọn nhà cung ứng rất quan trọng bởi việc này ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa  mà bạn cung cấp trong một thời gian dài. Để giữ chân khách hàng, bạn nên lấy uy tín của cửa hàng làm trọng tâm phát triển. Trung thành với một nhà cung cấp cũng là một cách hữu hiệu mà các chủ cửa hàng tạp hóa đang sử dụng. Xây dựng một mối quan hệ tốt với nhà cung cấp giúp bạn có thể thương lượng với các điều khoản có lợi cho cửa hàng ví dụ như thương lượng giảm giá sản phẩm để cạnh tranh với đối thủ.

Bước 4: Quản lý cửa hàng quản lý nhân viên

Nếu cửa hàng của bạn có quy mô nhỏ bạn sẽ là người trực tiếp quản lý cửa hàng đồng thời là nhân viên bán hàng và thu ngân trong cửa hàng. Điều này có nghĩa là bạn phải làm cùng lúc rất nhiều công việc.

Quản lý cửa hàng không phải là một việc dễ dàng bởi vì bạn cần kiểm soát được số lượng hàng nhập vào, số lượng hàng bán ra, hàng tồn kho và doanh thu mỗi ngày. Một mình thực hiện công việc này sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức, chưa kể là những sai sót khi chưa có kinh nghiệm và tính toán thủ công sẽ khiến bạn căng thẳng trong thời gian bắt đầu.

kinh doanh cửa hàng tạp hóa

Nếu quy mô cửa hàng lớn, bạn cần phải thuê thêm một vài nhân viên để phụ giúp công việc bán hàng của mình. Việc đào tạo nhân viên tốn rất nhiều thời gian bao gồm việc hướng dẫn sắp xếp cửa hàng, ghi nhớ giá tiền mặt hàng, cách vận hành cửa hàng, kiểm soát hàng tồn kho…. hơn thế nữa có một vài nhân viên không trung thực sẽ là nguyên nhân khiến hàng hóa của cửa hàng bị thất thoát mà không thể kiểm soát được. Điều này ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận của cửa hàng.

Một giải pháp cho vấn đề quản lý cửa hàng quản lý nhân viên đó là sử dụng phần mềm quản lý bán hàng cửa hàng tạp hóa. Với ứng dụng phần mềm này, các sản phẩm được nhập vào kho dữ liệu bằng các mã vạch giúp kiểm soát số lượng của từng mặt hàng. Số lượng hàng hóa bán ra mỗi ngày sẽ được trừ đi, thay vào đó là tổng doanh thu mỗi ngày.

kinh doanh cửa hàng tạp hóa

Phần mềm sẽ chỉ ra được loại mặt hàng nào bán chạy, loại mặt hàng nào đang tồn kho nhiều để chủ cửa hàng kịp thời đưa ra những phương án điều chỉnh hợp lý. Với phần mềm quản lý bán hàng, những sai sót là không thể xảy ra, chủ cửa hàng dễ dàng kiểm soát được tình trạng bán hàng cho dù không có mặt tại cửa hàng.

Với những bước bắt đầu này, chắc hẳn bạn đã có một cái nhìn rõ ràng cho một ý tưởng kinh doanh cửa hàng tạp hóa lợi nhuận cao. Hãy luôn nhớ một điều rằng, tối đa hóa chi phí, đồng thời ứng dụng công nghệ và giải pháp bán hàng đa kênh là những hướng đi mới đang được nhiều chủ cửa hàng tạp hóa thành công áp dụng. Hãy chứng tỏ mình là một ông chủ thông minh nhé!