- Lượt xem: 779

Hẳn bạn đã từng nghe nói về hàng ngàn người mua sắm điên cuồng vào dịp Black Friday, hay còn gọi là Ngày thứ 6 đen tối. Nhưng những sự thật thú vị dưới đây sẽ khiến bạn càng bất ngờ trước sự “hỗn loạn” mà Black Friday mang lại.

Black Friday là dịp giảm giá lớn nhất trong năm tại nhiều quốc gia trên thế giới, chủ yếu là các nước phương Tây. Black Friday thường diễn ra vào sau ngày lễ Tạ ơn và là ngày đầu tiên của cuối tuần giảm giá, kéo dài từ thứ 6 tới thứ 2 tuần tiếp theo. Người dân có thể mua các loại quần áo, phụ kiện cho đến đồ điện tử, đồ gia dụng với mức giá rẻ bất ngờ. Vì vậy cũng sinh ra nhiều câu chuyện thú vị xung quanh Black Friday.

  1. Trong những năm 1800, cụm từ “Black Friday” dùng để chỉ khủng hoảng thị trường chứng khoán

Cụm từ này được dùng lần đầu tiên vào ngày 24/09/1869 khi James Fisk và Jay Gould cố gắng thao túng thị trường vàng trên sàn giao dịch chứng khoán New York. Tuy nhiên chính phủ đã can thiệp vào và khiến cho vàng xuất hiện ồ ạt trên thị trường, giá giảm mạnh và các nhà đầu tư đã mất một lượng tài sản lớn.

  1. Tiền thân của Black Friday là những cuộc diễu hành của Ông già Noel

Trong suốt nhiều năm, cuộc diễu hành mừng lễ Tạ ơn của trung tâm thương mại Macy đã trở thành một truyền thống mùa lễ hội tại nước Mỹ. Tuy nhiên cuộc diễu hành của Ông già Noel lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 02/12/1905 ở Canada. Khi Ông già Noel xuất hiện vào cuối cuộc diễu hành, đó là dấu hiệu đánh dấu mùa lễ hội chính thức bắt đầu. Các cửa hàng ở Mỹ cũng học tập theo và từ đó đã tổ chức các cuộc diễu hành tương tự trên khắp nước Mỹ. Vào năm 1924, cuộc diễu hành của trung tâm Macy đã được tổ chức một cách hoành tráng. Cuộc diễu hành có sự tham gia của các nhân viên của Macy và một vài động vật từ Công viên Trung tâm (Central Park).

  1. Black Friday là ngày bận rộn nhất trong năm của các thợ sửa ống nước

Tình hình mua sắm dịp Black Friday rất hỗn loạn. CNN đã giải thích điều này là những cửa hàng phải liên tục gọi thợ sửa bởi những người tiêu dùng đã “tấn công” và khiến cửa hàng quá tải, dẫn tới các ống nước bị hỏng liên tục.

  1. Những người mua sắm dịp lễ hội đã gián tiếp ấn định ngày lễ Tạ ơn

Vào giữa thế kỷ 19 đến đầu thế ký 20, Tổng thống Mỹ đã tuyên bố lễ Tạ ơn sẽ diễn vào ngày thứ 5 cuối cùng trong tháng 11. Điều này đã thay đổi vào năm 1939 khi thứ 5 đó chính là ngày cuối cùng trong tháng. Các nhà bán lẻ đã lo sợ rằng mùa lễ hội sẽ bị rút ngắn. Vì vậy, họ đã vận động đề xuất lên Tổng thống chuyển ngày lễ Tạ ơn sớm lên một tuần. Vào năm 1941, Quốc hội đã đưa ra một nghị quyết mấu chốt để giải quyết việc này. Từ đó, lễ Tạ ơn luôn được tổ chức vào ngày thứ 5 thứ tư trong tháng 11. Nhờ vậy mà người tiêu dùng có thêm một tuần để mua sắm trước lễ Giáng sinh.

  1. Black Friday từng được gọi là “Big Friday” (Ngày thứ 6 to lớn)

Theo một phóng sự trên tờ NY Times vào năm 1975, cụm từ “Black Friday” là tiếng lóng của vùng Philadelphia. Đó là bởi vào ngày này, các cảnh sát cực kỳ căng thẳng và mệt mỏi với vấn đề tắc đường khủng khiếp do những người mua hàng gây ra. Và các nhà bán lẻ thì không hề muốn bị liên quan tới tắc đường hay sự hỗn loạn. Vì thế vào năm 1961, một tờ báo đã thay đổi cụm từ này thành “Big Friday”. Tuy nhiên từ này lại không được sử dụng lâu dài. Mặc dù tại Philadelphia cụm từ này rất phổ biến, thì phải cho đến những năm 1900. “Black Friday” mới được dùng rộng rãi trên toàn quốc.

  1. Black Friday chưa hề được công nhận là ngày mua sắm bận rộn nhất trong năm cho đến năm 2001

Mặc dù mọi người thường nghĩ rằng Black Friday là dịp mua sắm bận rộn nhất trong năm, ngày thứ 7 trước lễ Giáng sinh mới thực sự là kinh khủng. Mãi cho đến năm 2001, ngôi vị này mới nhường lại cho Black Friday.

  1. Black Friday đã lan rộng ra tới 15 quốc gia trên thế giới

Trong suốt nhiều năm, các nhà bán lẻ Canada đã lo lắng rằng người dân sẽ đổ xô vào nước Mỹ để tranh thủ mua hàng giảm giá dịp Black Friday. Vì thế họ đã tự tung ra những chương trình riêng của mình để thu hút khách hàng vào dịp này. Từ đó, rất nhiều nước trên thế giới đã học tập truyền thống này như Anh, Pháp, Brazil, Na Uy, Ấn Độ, v.v….

  1. Ở Mexico, Black Friday liên quan tới “El Buen Fin”, nghĩa là “cuối tuần tươi đẹp”

Cụm từ này để chỉ lễ kỷ niệm cuộc Cách mạng Mexico 1910, đôi khi trùng khớp với ngày lễ Tạ ơn ở Mỹ. Dịp lễ kỷ niệm này kéo dài suốt cuối tuần thay vì chỉ là một ngày duy nhất.

  1. Năm 2011, Walmart đã phá vỡ truyền thống Black Friday

Truyền thống mua sắm vào dịp Black Friday đã bị Walmart phá vỡ khi họ quyết định mở cửa bán hàng giảm giá vào tối ngày lễ Tạ ơn. Từ đó, các nhà bán lẻ không ngừng cạnh tranh trên cuộc đua tận dụng thời gian. Gần đây có tới 33 triệu người Mỹ lên kế hoạch sẽ ra đường mua sắm ngay khi bữa ăn lễ Tạ ơn kết thúc. Điều này đã tạo nên Grey Thursday (Ngày thứ 5 xám xịt).

  1. 12% trong số những người mua sắm dịp Black Friday đều say rượu

Trong một khảo sát của trang web cung cấp coupon RetailMeNot, 12% người mua sắm đã thừa nhận họ ghé vào các cửa hàng dưới sự ảnh hưởng của rượu bia.

Đó là những sự thật thú vị và “điên rồ” về dịp giảm giá lớn nhất trong năm Black Friday. Các cửa hàng nếu như không muốn bị quay cuồng với tốc độ mua sắm kinh khủng của Black Friday, hãy tìm đến các phần mềm quản lý bán hàng để tối ưu việc kinh doanh của mình. Phần mềm quản lý bán hàng cũng sẽ giúp khách hàng có thể đặt hàng online, tiện lợi hơn việc phải chen chúc trong các cửa hàng và tranh giành hàng hóa với những khách hàng khác.