- Lượt xem: 655

Cuối tháng 12/2018, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương sẽ bắt đầu có hiệu lực. Ngoài những chính sách về thuế quan, thương mại, đầu tư mà chúng ta thường xuyên nhắc tới; trong Hiệp định CPTPP lần này; còn có cả những vấn đề mới mà Việt Nam vẫn chưa có nhiều thể chế để giải quyết. Vậy những vấn đề đó là gì và Việt Nam cần làm gì để đứng vững khi CPTPP có hiệu lực? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.


Vấn đề sở hữu trí tuệ trong CPTPP

Sở hữu trí tuệ vẫn luôn là một vấn đề khó nhằn cho Việt Nam kể cả khi không tham gia CPTPP. Tham gia vào Hiệp định CPTPP; Việt Nam cần phải có những bổ sung các thể chế pháp luật sao cho phù hợp. Đặc biệt, sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ sao cho phù hợp với Hiệp định CPTPP.

Vấn đề sở hữu trí tuệ trong CPTPP là vấn đề mới và thách thức với Việt Nam
Vấn đề sở hữu trí tuệ trong CPTPP là vấn đề mới và thách thức với Việt Nam

Đối mặt với vấn đề sở hữu trí tuệ trong CPTPP, Việt Nam đang vướng phải 3 yếu điểm lớn cần khắc phục

Hình sự hóa những vi phạm liên quan tới sở hữu trí tuệ.

Đối với nhiều nước CPTPP; khi vi phạm sở hữu trí tuệ; rất có thể sẽ phải đối diện với truy tố hình sự. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chỉ xử phạt hành chính các phạm sở hữu trí tuệ, chưa có những thiết chế xử lý bằng hình sự.

Bảo hộ đối với dược phẩm

Trong đó vấn đề gay go nhất là bảo hộ cơ sở dữ liệu thử nghiệm. Các sản phẩm sinh dược trong thử nghiệm được coi là bí mật kinh doanh, nhưng đồng thời các nhà sáng chế cũng buộc phải cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu muốn sản phẩm được cấp phép sử dụng. Điều này nhằm đảm bảo lưu hành dược phẩm vẫn đáp ứng được mức độ an toàn. Để có được dữ liệu thử, các nhà sản xuất dược phẩm phải đầu tư nhiều sức lực cả về chất và con người… Vì vậy, việc bảo vệ dữ liệu thử nghiệm là hoàn toàn cần thiết.

Vấn đề nông hóa phẩm

từ thức ăn chăn nuôi đến phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và vắcxin thú y. Những vấn đề này nếu áp dụng tại Việt Nam chắc chắn sẽ gây ra sự biến động lớn cho ngành nông nghiệp nước nhà. Hiệp định CPTPP quy định những dữ liệu thử nghiệm và dữ liệu bí mật về nông hóa phẩm chứa thành phần hóa học; phải được nộp khi đăng ký lưu hành nông hóa phẩm. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có trách nhiệm cấp phép cho những sản phẩm này.

Vấn đề lao động trong CPTPP

Trong chương quy định về lao động của CPTPP; có đưa ra các điều kiện thương mại cho các quốc gia thành viên trong khoảng thời gian nhất định. Đối với Việt Nam, thời gian cụ thể là 3 năm để hoàn thiện các luật pháp liên quan đến lao động trẻ em, lao động cưỡng bức và phân biệt đối xử. 5 năm để thay đổi phù hợp các thiết chế về thương lượng tập thể và tự do liên kết.

Vấn đề lao động trong CPTPP nhằm mục đích bảo vệ người lao động và đảm bảo người lao động được hưởng lợi ích công bằng với doanh nghiệp. Việt Nam đã và đang dần hoàn thiện các thủ tục để tiến đến hòa nhập và đáp ứng các yêu cầu của CPTPP. Hiện này, quá trình cải cách các thể chế và pháp luật lao động vẫn đang diễn ra.

Vấn đề lao động trong CPTPP
Vấn đề lao động trong CPTPP


Ưu điểm

Trên thực tế, nói về vấn đề lao động; Việt Nam cũng đã có những động thái biến chuyển nhằm hướng đến nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa kể từ thời kỳ đổi mới. Đặc biệt những năm trở lại đây, pháp luật về lao động đã đến gần hơn với lợi ích của người dân. Mức lương của người lao động cũng đặn biệt được chú trọng. Việt Nam cũng đang rất nỗ lực trong việc nâng cao mức lương cơ bản cho người dân.


Hạn chế

Mặc dù vậy, không thể phủ nhận rằng pháp luật về các quan hệ lao động vẫn còn nhiều lỗ hổng cần khắc phục ngay; nếu muốn hòa nhập thật sự khi CPTPP có hiệu lực. Theo số liệu thống kê cho thấy, tính từ năm 1990 đến nay, có đến hơn 6000 cuộc định công tự phát. Điều này cho thấy, những quyền lợi cho người lao động vẫn chưa được đáp ứng đúng và đủ. Ở Việt Nam cũng tồn tại một vấn đề liên quan đến quyền lợi người lao động. Khi mà các lãnh dạo cấp cao trong công ty lại cũng chính là người đứng đầu công đoàn. Như vậy quyền lợi người lao động sẽ khó được đảm bảo; khi công đoàn nằm trong tay người sử dụng lao động.

Đảm bảo quyền lợi cho người lao động; vừa là giúp đáp ứng nhu cầu hào nhập khi tham gia Hiệp định CPTPP; vừa là để không thu thiệt với các quốc gia thành viên. Tránh trường hợp chảy máu chất xám.


Vấn đề thương mại điện tử trong CPTPP

            Thương mại điện tử có lẽ không còn quá mới lạ đối với người dân Việt Nam. Trong thời gian gần đây, Việt Nam liên tục lọt top những nước có thị trường thương mại điện tử có tốc độ phát triển nhanh nhất toàn cầu. Những loại hình kinh doanh onlline thông qua: Facebook, Google,.. đã không còn xa lạ; các dịch vụ hoạt động trên nền tảng số cũng thu hút nguồn lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.

Vấn đề thương mại điện tử trong CPTPP
Vấn đề thương mại điện tử trong CPTPP

Tuy nhiên, những thể chế để quy định về lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn còn chưa rõ ràng và cần hoàn thiện. CPTPP quy định trong chương về thương mại điện tử các vấn đề: sản phẩm số; chứng thực điện tử; truyền phát tín hiệu điện tử; thông tin cá nhân; hồ sơ, giấy tờ phục vụ công tác quản lý thương mại; tin nhắn thương mại điện tử không mong muốn. Đây đều là những vấn đề Việt Nam cần phải lưu ý nhiều đến vấn đề kiểm soát. Ngoài ra, thuế thương mại điện tử cũng là lĩnh vực cần xem xét.

Kết luận

Thương mại điện tử phát triển đồng nghĩa với việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi CPTPP có hiệu lực, nhất định các doanh nghiệp quốc gia thành viên sẽ không bỏ lỡ thị trường tiềm năng này. Doanh nghiệp nếu muốn cạnh tranh được cần phải có phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả, kết hợp với bán hàng đa kênh nhằm bắt kịp xu hướng của thương mại điện tử.

Nếu các bạn có đề xuất gì cho những vấn đề này, hãy chia sẻ ngay cùng chúng tôi. Vì một Việt Nam phát triển và sẵn sàng hội nhập CPTPP!