- Lượt xem: 972

Nếu trên thị trường thực phẩm có cuộc chiến huyền thoại giữa Pepsi và Coca – Cola. Hay McDonald’s với Burger King; thì với thị trường thời trang thể thao. Ta không thể không nhắc đến cuộc chiến của Nike và Adidas. Nike và Adidas là kì phùng địch thủ của nhau trong nhiều thập kỉ qua. Adidas bị mất ngôi vương vào tay Nike và hiện chỉ xếp thứ hai toàn cầu.

Chưa từng có dấu hiệu kết thúc
Chưa từng có dấu hiệu kết thúc

Xem thêm:

Bò sữa khẳng định thương hiệu của mình như thế nào?

adidas và Puma – 2 thương hiệu anh em hay địch thủ?

Lịch sử hai thương hiệu

Thời trang Nike được thành lập năm 1964 dưới bàn tay tài hoa của hai nhà thiết kế Bill Bowerman và Philip Knight. Năm 1980, Nike vượt qua Adidas trở thành công ty dẫn đầu về giày thể thao ở Mỹ. Năm 1984, Nike kí hợp đồng với Michael Jordan; từ đó Michael Jordan trở thành thần tượng của giới trẻ Mỹ; và giày Air Jordan cũng trở thành một phần không thể thiếu trong trang phục của thanh thiếu niên Mỹ. Ngày nay, thương hiệu thời trang Nike được biết đến là nhà cung cấp quần áo; giày dép; dụng cụ thể thao hàng đầu thế giới.

Philip Knight

Nhắc đến Adidas; người ta sẽ nghĩ ngay đến một trong những thương hiệu đầy quyền năng trong mọi lĩnh vực thể thao. Và đằng sau cái tên của một thương hiệu; luôn có một hành trình kì diệu; và Adidas cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Cuộc hành trình của Adidas bắt đầu từ người thợ đóng giày Adi Dassler. Hiện nay, tuy Adidas đã đánh mất ngôi vương vào tay Nike; nhưng với lịch sử phát triển cùng với sự đột phá trong thiết kế; Adidas luôn là niềm tự hào của người Đức.

Nike và Adidas – cuộc chiến của những thương hiệu thời trang

Collaboration hay collab – thường viết tắt là “X”; để chỉ những phiên bản giày độc đáo; được thiết kế bởi các thương hiệu thời trang; nhân vật có sức ảnh hưởng (ca sĩ, vận động viên, nhà thiết kế) hợp tác thiết kế. Thông thường, những phiên bản này sẽ mang dấu ấn cá nhân hay thương hiệu gốc; được phát hành với số lượng hạn chế tại một số cửa hàng được chỉ định. Nói cách khác; giày collab được tạo ra để tôn vinh và nâng cao giá trị sản phẩm và thương hiệu.

Cuộc chiến 2 thương hiệu thời trang thể thao
Cuộc chiến 2 thương hiệu thời trang thể thao

Thương hiệu thười trang adidas

Trong 2 năm vừa qua; adidas đã, đang và sẽ tiếp tục tập trung nhân lực; chất xám cũng như giữ vững tầm nhìn của các sản phẩm collab. Đánh mạnh vào thế hệ trẻ tôn thờ thời trang đường phố và mạng xã hội. Dù những người hâm mộ trung thành;  đã lớn tuổi của adidas chắc chắn sẽ đánh giá cao những thiết kế cổ điển của “ba vạch” như Gazelle, Samba hay Superstar…

Trong quá khứ, adidas đã đi lên một phần lớn nhờ triết lý của Adolf Dassler; luôn mở rộng vòng tay chào đón các đối tác và vận động viên nổi tiếng; giữ mối quan hệ khăng khít với họ. Việc này hoàn toàn có lợi cho hình ảnh của thương hiệu. Để làm nên một sản phẩm collab thành công; đòi hỏi sự hợp tác tuyệt đối của từ các bên tham gia.

Thương hiệu thời trang Nike

Dù các thương hiệu thời trang khác đã sở hữu các hình thức collab đơn lẻ từ những năm 70; hay thậm chí là trước đó; thì Nike vẫn tạo ra dấu ấn riêng cho những sản phẩm collab của mình; với ngôn ngữ thiết kế ấn tượng cũng như khéo léo dẫn dắt khách hàng vào những câu chuyện đầy mê hoặc.

Storytelling không chỉ là cách để kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai; mà còn là cách thức lan truyền cảm xúc giữa con người với con người. Nike chọn hình thức marketing này dựa trên việc xây dựng; phát triển và lan tỏa những câu chuyện lý thú; có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến các sản phẩm.

Chiến dịch thu hút nhân tài

Giai đoạn 2001 – 2005, Nike và Adidas được đánh giá là thương hiệu thời trang ngang tài, ngang sức. Nhưng, Adidas lại thắng thế hơn khi ký kết thành công với Yohji Yamamoto; và đưa thương hiệu này trở thành “gã khổng lồ” số 1 trong giới trang phục thể thao. Được biết, Yohji Yamamoto cũng có ý định ký kết hợp đồng với Nike; nhưng Nike không đủ hấp dẫn.

Nam ca sĩ Kanye West

Nike ký kết cùng Kanye West năm 2009 và cho ra đời dòng sản phẩm Yeezy 1. Đúng như mong đợi; Kanye West là một ” quả rocket hạng nặng”; làm bùng nổ thị trường giày sneaker tại châu Âu. Nam ca sĩ giúp cho doanh số của Nike tăng vọt đến mức không tưởng; hơn 63 tỷ USD; gấp 5 lần giá trị vốn hóa của Adidas là 14 tỷ USD.

Tuy nhiên; Kanye West đã quyết định rời khỏi Nike và được Adidas mời chào. Chàng rapper nổi tiếng chia sẻ: “Tôi rời bỏ Nike và đến với Adidas; là vì con gái mình. Đó là một cơ hội phát triền tốt; là cơ hội giúp con gái của tôi có cuộc sống tốt hơn.”

Năm 2015; Kanye West và Adidas tung ra thị trường dòng giày sneaker YEEZY BOOST; khiến giới trẻ phát sốt. Nhiều kệ sạp đã cháy hàng; tuy nhiên mọi chuyện vẫn chưa đủ để giúp Adidas sánh vai cùng Nike trên thị trường tính đến hiện tại.

Chiến lược canh trạnh giữa 2 thương hiệu cạnh tranh
Chiến lược canh trạnh giữa 2 thương hiệu cạnh tranh

Cầu thủ bóng rổ Michael Jordan

Tờ Wall Street nhận định; sự thất thủ của Adidas trước Nike thời thập niên 80; có lẽ bắt đầu từ vụ bỏ lỡ siêu sao bóng rổ Michael Jordan. Jordan vốn muốn ký kết cùng Adidas nhưng lại bị chê bai chiều cao. Họ cần một người cao hơn nữa. Adidas ngạo mạn nói; : “Ai có thể hợp tác cùng một anh chàng cao 1m98 đây?”. 

Tuy nhiên, Nike đánh giá rất cao Jordan. Năm 1984, Nike mời chào anh chàng này; và tạo ra kỷ nguyên Air Jordan hùng mạnh khiến Adidas phải khiếp sợ.

Cuộc chiến 2 thương hiệu thời trang thể thao
Cuộc chiến 2 thương hiệu thời trang thể thao

Kết luận

Cuộc chiến giữa Nike và Adidas là một cuộc cạnh tranh khốc liệt; không hồi kết. Nhưng dù hai bên có dùng mọi cách để chiếm lĩnh thị trường; thì người được lợi nhất vẫn là khách hàng. Bởi cạnh tranh sẽ tạo nên những sản phẩm ưu việt cả về mẫu mã; lẫn chất lượng. Điều đó sẽ đem đến cho khách hàng được sở hữu sản phẩm ưu tú hơn.


Chia sẻ: