Kinh doanh homestay hay kinh doanh bất kỳ dịch vụ gì chưa bao giờ là dễ. Thậm chí nó còn khó hơn nữa đối với những người dân tộc không biết chữ như A Hờ. Nhưng cuối cùng bằng cái duyên và sự ham học hỏi cái mới; A Hờ đã thành công với việc đưa mô hình này về với bản làng Y Tý.
Hãy cùng chúng tôi đến với câu chuyện của chàng trai này; kể từ khi A Hờ chưa có tiền lấy vợ cho đến chặng đường thành công như ngày hôm nay nhé!
Từ chàng trai người Mông không tiền lấy vợ
Cuộc sống của những người dân tộc vùng núi chưa bao giờ là dễ dàng và A Hờ cũng chẳng phải ngoại lệ. Trong điều kiện khó khăn như vậy; nếu không có nghị lực sống tốt; chắc A Hờ đã nản lòng từ rất lâu rồi.
Không có điều kiện học hành
A Hờ sinh năm 1985; gia đình lại có đến 8 anh chị em. Gia cảnh vốn đã khó khăn; nay lại đông con nên việc nghĩ đến bữa ăn trong ngày cũng trở nên khổ sở. Theo lời kể A Hờ; cả gia đình anh để kiếm cái ăn qua ngày đều chỉ nhìn lên số lúa; ngô ít ỏi từ trên nương rẫy. Cuộc sống khó khăn mà đến chữ “ổn định” cũng không bao giờ dám mơ đến. Chưa kể ngày mất mùa; cả gia đình A Hờ còn phải ăn củ khoai; củ sắn thay cơm.
Trong gia đình A Hờ; không ai biết chữ. Vì kiếm miếng ăn còn khó; chứ đừng nói đến chuyện mua sách vở để đi học. Hơn nữa; các gia đình dân tộc thường coi việc có lao động để làm lụng quan trọng hơn việc đi học. Do vậy; cơ hội tiếp cận đến con chữ của A Hờ là con số 0 tròn trĩnh.
Nghèo chẳng có tiền lấy vợ
Từ câu chuyện không có điều kiện học hành; người ta không khó để suy ra viễn cảnh không có điều kiện để lập gia đình. Như bao chàng trai khác; A Hờ đến tuổi cũng muốn dựng vợ. Nhưng nhà nghèo quá; lại thêm phong tục lấy vợ của người dân tộc tốn kém; nên khó khăn cứ chồng chất khó khăn.
Cuối cùng để lập được gia đình; anh phải chạy vạy khắp nơi vay mượn bạn bè. Vốn dĩ chẳng có nguồn thu nhập ổn định; khoản vay ấy như đè nặng thêm lên vai cặp vợ chồng này. A Hờ thậm chí còn phải đi làm thuê bên Trung Quốc để kiếm tiền gửi về cho gia đình mua gạo.
Cuộc sống của A Hờ sẽ mãi còn khó khăn như vậy nếu cái duyên với nghiệp kinh doanh homestay không đến một cách chẳng ai ngờ đến.
Cơ duyên kinh doanh homestay
Đối với người dân tộc; thông tin và những mô hình kinh doanh mới mẻ như homestay đều rất khó được tiếp cận; chứ đừng nói đến chuyện đứng ra mạo hiểm kinh doanh. Nhưng A Hờ đã viết nên một câu chuyện thành công về người Mông mà bất kỳ ai cũng đều phải khâm phục.
Bắt đầu từ tiềm năng du lịch của Y Tý
Những năm gần đây; Y Tý nổi lên là một địa điểm thu hút dân du lịch ưa mạo hiểm với loại hình: chinh phục đỉnh cao. Được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những thắng cảnh đẹp; cũng với đó là những ngọn núi cao hùng vĩ với thảm thực vật phong phú; Y Tý không chỉ là điểm đến lý tưởng cho hội ưa mạo hiểm; mà cả những người say mê cảnh đẹp tự nhiên và yêu thích chụp ảnh cũng lũ lượt đổ về đây.
Chính nhờ Y Tý nổi lên trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch mà A Hờ đã có cơ hội gặp gỡ du khách tên Ngô Huy Hòa. Anh Hòa theo nghiệp nhiếp ảnh; đến Y Tý để săn những bức hình đẹp.
Chính anh Hòa đã gieo vào A Hờ ý tưởng kinh doanh homestay. Anh Hòa giải thích cho A Hờ về tiềm năng du lịch to lớn của Y Tý. Từ cảnh quan hút mắt cho đến những phong tục tập quán độc đáo của người dân nơi đây. Tuy nhiên dịch vụ lưu trú lại không hề có.
Từ đó; A Hờ nhận ra; nếu muốn thoát khỏi cái nghèo đeo bám; chỉ còn cách thử sức mình với loại hình kinh doanh này. Muốn thay đổi nhận thức và cách sống của dân bản; anh phải tiên phong đầu tiên.
Homestay… là gì?
Quả thực; đây là một khái niệm hoàn toàn mới; không chỉ với A Hờ mà còn đối với người dân tại Y Tý. Kinh doanh về homestay mà chẳng biết gì về homestay thì ngay từ những bước đầu đã rất khó khăn cho A Hờ rồi. Tuy nhiên; nhờ sự hướng dẫn của bạn bè và anh Hòa; A Hờ đã dần nhận thức được hoạt động kinh doanh này.
A Hờ bắt đầu từ việc cùng vợ sửa sang lại căn nhà; bố trí lại nội thất homestay. Để có tiền kinh doanh mô hình này; A Hờ lại một lần nữa phải vay mượn bạn bè và người thân. Bước đầu kinh doanh homestay đầy rẫy những khó khăn và thử thách. Nếu bạn đặt mình vào vị trí của A Hờ sẽ thấy đây là quyết định rất mạo hiểm. Tuy nhiên; bằng sự ham học hỏi; không sợ khó; A Hờ vẫn quyết tâm đi theo định hướng này.
Tạm kết
Cơ duyên là một chuyện nhưng kinh doanh có thành công hay không lại là một chuyện khách. Xin mời các bạn hãy đón đọc phần tiếp theo của câu chuyện này trong bài viết sau của chúng tôi.
Nếu bạn đang có dự định kinh doanh homestay, tham khảo ngay bài viết này để tránh gặp thất bại trong lĩnh vực này.