- Lượt xem: 703

Howard Schultz, người đã biến chuỗi cửa hàng cà phê này trở thành một thương hiệu toàn cầu khổng lồ, đã lấy lại hào quang cho thương hiệu này. Ông đã giảm tốc độ mở rộng chuỗi nhanh chóng mắt và thiết kế lại các cửa hàng cho phù hợp với các cộng đồng địa phương.

Đó là một buổi sáng thứ Tư lạnh và âm u ở Đông London và Howard Schultz, Giám đốc điều hành của Starbucks, đang ngồi giữa một vòng tròn, kể lại câu chuyện của ông cho một nhóm những người trẻ. Những người này đã vượt qua những quá khứ kinh khủng như lạm dụng chất kích thích, ma túy, bố mẹ bạo hành hay thậm chí đi tù. Và họ đã hoàn toàn cuốn theo Howard Schultz.

Howard Schultz đã gia nhập Starbucks từ khi nó mới chỉ ba cửa hàng cà phê tại Seattle. Ông đã mua lại công ty này và xây dựng nên một chuỗi cửa hàng cà phê thành công nhất mọi thời đại.

Ông đã được nuôi lớn trong khu nhà ở dự án cho người thu nhập thấp tại Brooklyn, một nơi tồi tàn, cùng với bố ông. Bố của Howard Schultz là một người đàn ông kiêu hãnh nhưng lại không được học hành, làm hết từ công việc này tới công việc khác. Một trong những việc kinh khủng nhất là giao hàng và nhận các loại tã giấy đã qua sử dụng. Howard Schultz đã kể nhiều câu chuyện rất nhiều lần trước đây, nhưng việc kể lại với cảm xúc khiến người ta có cảm giác sự việc vừa mới xảy ra với ông vậy.

Howard Schultz năm nay đã 56 tuổi, từng vào đại học với học bổng bóng bầu dục và sau khi ông gặp phải chấn thương, Howard Schultz thậm chí phải bán máu để có tiền trang trải học phí và hoàn thành việc học. Ông đã mang đến một thông điệp gần gũi về làm việc chăm chỉ và tin tưởng vào bản thân. Ông dám mơ lớn và có thể mỗi đêm nhìn vào gương và cảm thấy tự hào vì sự mạnh mẽ của bản thân.

Về các điều khoản tài chính đơn thuần, thành công của ông là rất đáng kinh ngạc, thậm chí đã đạt tới hàng các tỷ phú khi thị phần của Starbucks Coffee đã đạt đỉnh cao. Ông vẫn chỉ lấy 5%.

Howard Schultz hiện đang có mặt tại London để trình bày các thông số về quý đầu tiên của công ty. Đây là lần đầu tiên Starbucks Coffee tổ chức họp công bố kết quả tài chính ở bên ngoài lãnh thổ nước Mỹ. Đây cũng được coi là một nỗ lực nhằm sửa chữa những hậu quả mà Howard Schultz khẳng định trên sóng truyền hình Mỹ vào năm ngoái rằng nền kinh tế Anh đang trong tình trạng lạm phát tăng cao, kéo theo lời phản hồi gay gắt từ Ngài Mandelson. Howard Schultz cho biết lúc đó ông chỉ đang tỏ ra thẳng thắn mà thôi.

Những con số đã chỉ ra tăng trưởng 4% từ doanh thu và lợi nhuận từ cùng một cửa hàng, với giá trị là 353 triệu USD, tăng 200%. Đây là một thành tựu chào mừng sự trở về của Howard Schultz, người đã lại trở thành CEO của thương hiệu Starbucks Coffee vào đầu năm 2008, sau khi ông đã lui về đằng sau và trở thành một thành viên của hội đồng quản trị vào 08 năm trước.

Ông đã quay lại cương vị CEO sau khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng lên tới 10% trong doanh thu của cùng một cửa hàng tại Mỹ. Ông cảm thấy rằng khi này Starbucks Coffee đã đánh mất đi định hướng đúng đắn trong cuộc cạnh tranh gay gắt. Howard Schultz chia sẻ rằng ông và cả hội đồng đã thống nhất cần có một sự thay đổi. Ông không có dự định quay trở lại vị trí này nhưng ông cảm thấy thật may mắn vì đã làm điều ấy.

Qua hai thập kỷ, Starbucks đã thành công không ngừng với 16,000 cửa hàng trên toàn thế giới. Howard Schultz thì được ca tụng là anh hùng phố Wall.

Vậy điều gì đã đi sai hướng? Ông cho rằng công ty không phản hồi kịp thời với sự thay đổi của nền kinh tế. Thương hiệu Starbucks Coffee đã trở thành nỗi thất vọng và đánh mất niềm tin của người tiêu dùng. Nó cũng có những vấn đề riêng, chỉ yếu là từ sự mở rộng quá nhanh.

Vấn đề lớn ở đây đó là phát triển không được coi là một chiến lược, mà chỉ là một chiến thuật. Và nếu phát triển là một chiến lược thì cũng không phải là một chiến lược lâu dài. Howard Schultz cho rằng phát triển sẽ che lấp đi những lỗi lầm.

Một trong những lỗi lầm đó là Starbucks đã đánh mất đi tình yêu và sự cẩn trọng trong cách làm cà phê. Bởi Howard Schultz đã từng được truyền cảm hứng để xây dựng nên chuỗi cửa hàng này sau chuyến đi đầu tiên tới Italy vào năm 1983.

Khi Howard Schultz trở lại làm CEO, ông đã kiểm tra sự mở rộng của công ty, cắt giảm gần 600 triệu USD các chi phí, đóng cửa gần 1,000 cửa hàng, chủ yếu ở Mỹ và đóng cửa hàng một ngày để xốc lại tinh thần làm việc cho nhân viên. Những vật đánh lạc hướng, như ngành sản xuất âm nhạc và các vật “rác” như gấu bông đã biến mất. Thay vào đó là những món ăn lành mạnh xuất hiện.

Ông chống đối lại những chính sách bán cửa hàng hay cắt giảm chi phí chăm sóc sức khỏe cho những người lao động Mỹ. Và lần đầu tiên, Starbucks Coffee tiến hành chạy quảng cáo.

Một phần quan trọng của chiến lược này đã được thể hiện tại cửa hàng Starbucks mới mở ở phố Conduit, West End, London. Cửa hàng được bài trí lại với đồ gỗ màu vàng, các tủ kệ và những đồ nội thất hiện đại. Điều này đã tạo nên sự khác biệt và ấn tượng cho diện mạo của Starbucks.

Ý tưởng ở đây chính là thiết kế mỗi cửa hàng phù hợp với khu vực của nó. Không có cửa hàng Starbucks nào giống hệt nhau cả. Đây là một nỗ lực định hình lại của một công ty đã quá quen thuộc với phong cách công nghiệp đã để lại ấn tượng không tốt trên đường phố.

Perfectly timed for Canada Day, Starbucks barista, Jessica Roberts serves a cup of new Starbucks True North Blend™ Blonde Roast coffee in St. John’s, Nfld. – the first Starbucks coffee in the world named by customers. (CNW Group/Starbucks Coffee Company)

Howard Schultz sau khi đã định hình thị trường cho các cửa hàng cà phê trong suốt 20 năm, đã cho rằng đã đến lúc công ty cần phải định hình lại. Cửa hàng mới là một sự phản ánh mối quan hệ chúng tôi muốn xây dựng với khách hàng, muốn liên kết với cộng đồng trong khu vực.

Cuộc cách mạng này đã giúp thương hiệu Starbucks Coffee tìm lại vinh quang của mình sau một thời gian dài sa ngã trong việc phát triển quá nhanh chóng.

Nếu bạn có dự định kinh doanh các quán cà phê, cần chú ý các chiến lược kinh doanh hiệu quả để đảm bảo phát triển toàn diện và lâu dài. Một trong những công cụ hỗ trợ tuyệt vời nhất chính là phần mềm quản lý quán cà phê chuyên nghiệp, được tối ưu cho các hoạt động kinh doanh của quán cà phê từ quản lý đơn hàng, kho hàng, cửa hàng, quản lý nhân viên, chăm sóc khách hàng,…

Hãy tranh thủ dịp lễ hội cuối năm này để tăng doanh thu “khủng” cho nhà hàng của bạn với 5 cách quảng bá cực hay ho tại đây.


Chia sẻ: