3 doanh nghiệp bán hàng đa kênh thành công nhất Canada Blog
- Lượt xem: 784

Tại DX3, sự kiện bán lẻ và marketing kỹ thuật số hàng đầu tại Canada, các chuyên gia đã thảo luận về cách thành công tại thị trường bán lẻ ngày nay. Với các thương hiệu Canada đang có dấu hiệu đi xuống, những hãng thành công gần đây đều nhờ bán hàng đa kênh hay chính là Omnichannel.

 

Các thương hiệu này đều có của riêng mình một chiến lược Omnichannel toàn diện. Ba thương hiệu được sinh ra tại Canada dưới đây đều đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở mọi điểm, mọi kênh, từ đó họ có doanh thu lớn hơn và khách hàng trở nên thân thiết hơn.

 

Tại sao Omnichannel lại quan trọng? Một báo cáo của Business Insider đã chỉ ra những khách hàng tương tác với các thương hiệu tại nhiều địa điểm khác nhau sẽ mua hàng từ thương hiệu đó thường xuyên hơn, từ đó doanh thu tăng và ổn định hơn.

 

Xem thêm: Nâng cao hình ảnh thương hiệu của bạn với thiết kế website chuẩn SEO

 

  1. David’s Tea – Thúc đẩy khách hàng ngay tại cửa hàng

 

David’s Tea, có trụ sở tại Montreal, là một công ty lớn với 200 cửa hàng khắp Canada và Mỹ. Bên cạnh công ty vật lý, sự hiện diện online của thương hiệu này cũng rất được chú trọng. Họ đã làm thế nào để thành công trên nhiều kênh? Bằng cách tạo ra một cộng đồng rộng rãi.

Công ty đã cho ra mắt một chương trình tích điểm mang tên “Frequent Steeper” mà cho phép khách hàng tích điểm bằng nhau tại cửa hàng và online. Công ty còn có một chiến lược xuyên kênh để thu thập thông tin khách hàng, những người đã đăng ký tài khoản online đều được tặng một ly trà miễn phí tại cửa hàng.

 

Kênh bán hàng online của David’s Tea còn giới thiệu rất nhiều chương trình khuyến mại cho những thành viên qua email, nhưng có rất nhiều chương trình này chỉ có thể áp dụng tại cửa hàng. Điều này lôi kéo khách hàng quay trở lại để trải nghiệm cửa hàng vật lý, nơi mà họ thường sẽ mua nhiều sản phẩm hơn.

 

Cuối cùng, các cuộc thi, khuyến mãi và chương trình “Trà ngon của tuần” tại cửa hàng (chương trình pha trà sẵn tại cửa hàng để khách hàng có thể đến lấy và mang đi) đều được đăng tải thường xuyên trên các kênh xã hội, như một lời nhắc nhở thường xuyên khuyến khích khách hàng ghé qua cửa hàng.

 

  1. Lululemon – Xây dựng lòng trung thành với thương hiệu qua các sự kiện

 

Một thương hiệu Canada khác thành công với Omnichannel là Lululemon. Với một lượng người hâm mộ yêu thích những chiếc quần tập yoga màu đen của họ trên khắp thế giới, nhưng với xu hướng tập thể thao không hề giảm sút, Lulu không thể để mất khách hàng vào tay các thương hiệu thể thao khác.

 

Một cách khôn ngoan để duy trì sự kết nối với khách hàng đó là qua các lớp tập thể thao tại cửa hàng và những sự kiện quy mô lớn. Các lớp học được tổ chức hoặc giao lưu tại các cửa hàng vật lý hoàn toàn miễn phí và được điều hành bởi các “đại sứ” của Lululemon.

Các lớp học dạy các bộ môn rất phong phú từ những lớp yoga cho người mới bắt đầu tới các câu lạc bộ điền kinh,… Tại một số địa điểm, các thành viên lớp học còn đi uống bia tại các quán bar sau giờ học, từ đó tạo nên mối quan hệ lâu dài giữa thương hiệu và khách hàng.

 

Tất cả các lớp học có đặt lịch trên mạng, kết nối trải nghiệm online và offline. Trong khi đó, các bức ảnh sự kiện đều được chia sẻ trên các kênh mạng xã hội với hashtag #thesweatlife để lôi kéo thêm nhiều khách hàng tiềm năng.

 

Với các khách hàng không sống gần một cửa hàng vật lý, Lululemon mới đây đã cho ra mắt các lớp học yoga online, để bạn có thể vừa lướt web, mua hàng và tìm cảm hứng.

 

Xem thêm: Tại sao cửa hàng thời trang thành công phải có phần mềm quản lý bán hàng?

 

  1. Mountain Equipment Co-Op – Trực tuyến qua ứng dụng MEC

 

Thương hiệu thiết bị ngoài trời MEC đang dẫn đầu tại Canada với việc các sản phẩm có thể được quay trực tuyến. Ứng dụng khôn ngoan này cho phép khách hàng xem sản phẩm, đọc những đánh giá cụ thể – bước mua hàng quan trọng đặc biệt cho các khách hàng nam – sau đó kiểm tra xem liệu cửa hàng gần nhất có sẵn sản phẩm đó hay không.

Họ còn cung cấp hướng đi nếu bạn chưa từng tới thăm cửa hàng, điều này rất hữu dụng nếu bạn mới chuyển tới nơi ở mới và còn chưa quen đường.

 

Ứng dụng này cũng mang hiệu quả khác. Bạn có thể sử dụng máy quét mã vạch tại cửa hàng để xem được đặc điểm và đánh giá cụ thể về sản phẩm, giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định hơn.

 

Để mua bất kỳ sản phẩm nào tại Mountain Equipment Co-Op, bạn cần trở thành thành viên lâu dài chỉ với mức phí 5 USD. Mức giá này chưa hề thay đổi từ khi công ty thành lập vào năm 1971.

 

Khi công ty này được cơ cấu thành một tập đoàn co-op, mỗi khách hàng đều trở thành một người chủ nhỏ của thương hiệu, tạo nên một cộng đồng gắn kết. Qua các năm, cộng động này thường xuyên tương tác để trao đổi thiết bị, tổ chức các buổi hội thảo miễn phí và sử dụng hashtag #mecstaffer trên mạng xã hội, thể hiện sự đoàn kết của các khách hàng MEC.

 

Xem thêm: Kho truyền thống và Kho OmniChannel – giải pháp nào cho chúng ta ?