- Lượt xem: 953

Chắc hẳn thương hiệu Boo – Bò Sữa đã không còn lạ lẫm gì đối với giới trẻ Việt Nam. Đây là một thương hiệu hoàn toàn Việt và đã khẳng định được tên tuổi của mình. Xuất phát điểm từ  cửa hàng chỉ rộng 20m2  tại Hà Nội, làm thế nào để trở thành một thương hiệu Bò Sữa như hiện nay? Đó là câu hỏi đặt ra với bất cứ ai đang muốn khởi nghiệp tạo sự nghiệp kinh doanh riêng của mình. Hãy cùng học hỏi kinh nghiệm khởi nghiệp từ thương hiệu thời trang độc đáo này nhé!

Xem thêm:

Ưu, nhược điểm của phần mềm quản lý shop thời trang miễn phí online và offline

Bài học khởi nghiệp từ thương hiệu “ Made in Việt Nam” – Boo – Bò Sữa

Bật mí kinh nghiệm bán quần áo online trên facebook sao cho hút khách nhất

Gắn liền với đam mê

Theo anh Đỗ Việt Anh; giám đốc, người sáng lập Boo – Bò Sữa chia sẻ: “Từ 2003 đến giờ tôi đã chứng kiến nhiều thương hiệu nổi lên rồi vụt tắt. Tôi nghĩ yếu tố quan trọng để chạy một con đường dài là niềm đam mê, khái niệm tưởng như nhắc nhiều đến nhàm chán rồi”.

Đam mê với công việc của mình, đó là chìa khóa thành công. Tuy đam mê không phải là yếu tố quyết định thành công; nhưng đó là điểm mấu chốt duy trì bản thân với công việc của mình. Boo – Bò Sữa được tạo lập dựa trên đam mê của cặp anh em sinh đôi mê trượt ván. Đỗ Việt Anh và Đỗ Việt Hùng sau khi về Việt Nam nhận thấy trào lưu graffiti phát triển lớn mạnh trên khắp thế giới và cả trong nước. Điều đó đã làm nảy sinh ý định bán đồ cho dân trượt ván. Trước mắt là phục vụ nhu cầu nhóm trượt ván mà cả hai tham gia ở Hà Nội.

Thương hiệu Bò Sữa với sự bắt nguồn từ đam mê
Thương hiệu Bò Sữa với sự bắt nguồn từ đam mê

Sau đó cả hai nhận ra đây sẽ là thị trường tiềm năng phục vụ giới trẻ và bắt đầu tìm kiếm địa điểm kinh doanh. Nhờ một người bạn giới thiệu, Việt Anh – Việt Hùng thuê được một cửa hàng nhỏ chỉ khoảng 20m2 ở ngay gần trường Hà Nội-Amsterdam.

Có thể thấy đam mê là một trong những yếu tố cho ta ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh; đồng thời cũng là yếu tố cho sự theo đuổi ước mơ kinh doanh của mình.

Thích nghi thị trường

Đối với sự biến đổi không ngừng của nền kinh tế; nhất là một nền kinh tế đang vươn mình phát triển như Việt Nam; thì sự thích nghi là điều thiết yếu.  “Việt Nam là một một đất nước đang trong thời kỳ phát triển; sự biến đổi trong xã hội; trong nhận thức của người dùng hay chính sách nhà nước diễn ra rất nhanh. Thích nghi là bài toán sống còn của các thương hiệu đi từ nhỏ lên vừa”, anh Việt Anh chia sẻ.

Ban đầu Boo – Bò Sữa tập trung bán sản phẩm Thái Lan, hàng Việt Nam xuất khẩu… Nhưng nhận thấy  một đối thủ khác ngày ấy có sản phẩm hay hơn độc đáo hơn, anh cũng tìm cách học hỏi và nhận ra họ bán cả sản phẩm Trung Quốc.

Sản phẩm Bò Sữa đa dạng về mẫu mã
Sản phẩm Bò Sữa đa dạng về mẫu mã

Lúc ấy, dù không có kinh nghiệm gì, không tìm hiểu trước về thị trường, anh vẫn sang Quảng Châu, tìm đến các khu chợ bán quần áo và may mắn chọn được nhiều sản phẩm phù hợp.

Việc thường xuyên bỏ công tìm nguồn cho quần áo đã thể hiện sự linh hoạt và nhạy bén.

Tạo ra được sản phẩm khác biệt

Những chiếc áo phông của Boo luôn tạo được nét độc đáo riêng của mình. Boo đưa vào áo phông những hình ảnh hết sức đời thường nhưng gây ấn tượng không kém. Những bó rau muống; quạt con cóc; chùa Một Cột; Tôi yêu nước…đã được đưa vào in trên những chiếc áo phông của Boo.

“Tôi đi buôn bán 5-6 năm trời nhưng không thấy chiếc áo phông nào in hình họa tiết của Việt Nam, trong khi Mỹ, Trung Quốc có những hình lặp đi lặp lại nhưng họ vẫn làm được”.

Cho đến nay, áo phông in hình ảnh sáng tạo, phong cách đường phố vẫn là sản phẩm hàng đầu của Bò Sữa.

Sản phẩm Bò Sữa thu hút giới trẻ
Sản phẩm Bò Sữa thu hút giới trẻ

Hay nhận thấy mỗi mặt hàng áo phông cũng sẽ chán; năm 2013, thương hiệu Boo đã làm mới mình bằng cách bán thêm nhiều dòng sản phẩm mới cho các bạn trẻ như phụ kiện, giày , túi xách, balo…

Đi lên từ những khó khăn

Cũng như nhiều thương hiệu khác, Boo của Việt Anh rơi vào bài toán tăng trưởng nóng. Đây là lưu ý để các startup chú ý không để mắc phải.

Sự phát triển và mở rộng quá nhanh khiến cho Boo gặp phải nhiều vấn đề. Những năm 2015, Boo phát triển theo hướng bùng nổ. Mỗi tháng có thêm một hoặc thâm chí hai cửa hàng mới. Chuỗi mở không tính toán khiến quy mô tăng lên nhanh chóng nhưng lợi nhuận lại không đạt được yêu cầu. điều này bắt buộc Boo phải đóng bớt cửa hàng để hoạt động hiệu quả hơn.

Trước đây mọi giao dịch, chỉ đạo trong trong công ty chỉ được thực hiện bằng miệng; làm việc theo cảm hứng thì đến năm 2012, Boo đã phải sắp xếp lại toàn bộ; phân chia phòng ban rõ ràng; hoàn thiện quy trình làm việc và dần dần ổn định hệ thống kế toán. Giám đốc Việt Anh “thú nhận”, đến nay anh vẫn còn khá mập mờ về kế toán; cần phải học hỏi nhiều hơn nữa. Không chỉ anh mà tất cả những người khởi nghiệp đều cần học nếu muốn thực sự đi đường dài.

Chia sẻ từ CEO

Việt Anh chia sẻ thêm: “Tôi và nhiều người chủ thường khá tự tin vào bản thân. Dù đã được cảnh báo nhưng tôi nghĩ mình sẽ vượt qua nó không rơi vào bẫy; và sự thật không phải thế. Chúng tôi đã từng phát triển quá nóng. Nguy hiểm nhất là khi công ty đã lên được tầm mà mình không nhận thức được nó đã ở tầm mới thì đã rơi vào cái bẫy”

Với những kinh nghiệm đi lên từ những đam mê và vượt qua bao khó khăn;  đây sẽ thực sự trở thành kim chỉ hướng cho những nhà startup tương lai.Một cái đầu ngập ý tưởng và một trái tim nhiệt huyết sẽ làm nên những điều tưởng như không thể.