- Lượt xem: 182

Khi các quán kinh doanh cafe mọc lên như “nấm” thì việc cạnh tranh để dành cho mình một nhóm khách hàng trung thành là rất khó. Chưa kể đến thời gian dịch bệnh COVID-19 còn khiến cho mọi hộ kinh doanh trở nên điêu đứng. Do đó, BOTA sẽ gợi ý 6 khó khăn dễ gặp phải nếu bạn đang mở mô hình kinh doanh cafe.

1. Không lập các mục chi phí cụ thể

Tự mình làm chủ một mô hình kinh doanh khá thú vị nhưng cũng đầy thử thách. Đừng tưởng 1 mô hình kinh doanh nhỏ như quán cafe là bạn có thể làm qua loa những bước chuẩn bị cơ bản mà nhảy ngay đến việc tính toán thu lãi. Hầu hết các chủ quán thường không liệt kê đủ hết các loại chi phí cần thiết để kinh doanh cafe. Họ thường chỉ tập trung vào các chi phí “hữu hình” như chi phí thuê mặt bằng, lương trả nhân viên. Ngoài ra còn có chi phí nguyên liệu và các dụng cụ như cốc, đĩa thìa, …

Thiết lập các chi phí cụ thể cho cửa hàng cafe của bạn (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, không mấy ai để ý đến những chi phí “vô hình”. Trong đó có chi phí cho việc marketing quảng bá tên tuổi của cửa hàng. Ngoài ra, số thời gian bạn dành ra để chăm sóc cho việc kinh doanh quán cafe cũng được tính là một chi phí ‘vô hình”.

Xem thêm: 6 mục chi phí cho các start-up khởi nghiệp

2. Chưa có chiến lược marketing

Các chủ hộ kinh doanh quán cafe nhỏ lẻ thường không dành nhiều thời gian để vạch ra cho mình một chiến lược marketing cụ thể. Họ không biết rằng chính những kế hoạch marketing này sẽ là kim chỉ nam cho công việc kinh doanh của họ. Nếu họ không tự “vẽ” ra trước cho mình con đường phát triển của cửa hàng mà cứ “thích gì làm nấy” thì doanh nghiệp sẽ sớm “phá sản”.

Xem thêm: 5 bước cơ bản để xác định chiến lược marketing

3. Thiếu các trang thiết bị cơ bản

Đối với mô hình kinh doanh cafe, các trang thiết bị tại cửa hàng như máy/ dụng cụ xay cafe, điều hòa, quạt, bàn ghế, … như những vật dụng không thể thiếu. Tuy nhiên, có một thiết bị khác mà đa số hộ kinh doanh nhỏ lẻ thường không để ý đến. Đó là bộ phần mềm bán hàng POS.

Phần mềm và máy quản lý bán hàng POS tại nhà hàng và quán cafe (Ảnh minh họa)

Việc tiếp nhận đơn hàng một cách thủ công sẽ tốn thời gian hơn nhiều. Chưa kể việc ghi chép đơn hàng thủ công sẽ dễ gây nhầm lẫn hơn. Do đó, đừng cố gắng tiết kiệm một phần chi phí ban đầu cho phần mềm quản lý bán hàng POS bởi nó sẽ mang lại lợi ích lâu dài đó.

Xem thêm: Top 5 lợi ích cực lớn khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng POS

4. Chọn nhầm “mặt bằng”

Thời kỳ dịch bệnh bùng phát cũng là lúc xu hướng tiêu dùng thay đổi. Không chỉ riêng mô hình kinh doanh cafe mà mọi lĩnh vực kinh doanh khác đều phải thay đổi để thích nghi với xu hướng này. Khách hàng sẽ hạn chế tiêu dùng sản phẩm nơi công cộng. Thay vào đó, họ sẽ ưu tiên việc giao hàng về nhà hơn. Do đó, nếu bạn có ý định dồn vốn vào để thuê nhiều mặt bằng thật “oai” trên phố thì hãy dừng lại ngay. Đó hẳn là một bước đi sai lầm trong thời gian này.

Đừng tập trung quá nhiều vốn vào việc thuê mặt bằng tại phố (Ảnh minh họa)

Thay vào đó, hãy chi tiền để mở cho mình nhiều cửa hàng “ảo” trên mạng. Chúng sẽ giúp bạn thu hút thêm nhiều khách hàng hơn do xu hướng tiêu dùng qua mạng tăng cao trong mùa dịch. Để kinh doanh thật hiệu quả trên mạng thì bạn cần phải thiết kế website chuẩn SEO kinh doanh cafe cùng phần mềm quản lý bán hàng đa kênh POS.

Hãy tham khảo thêm các giải pháp cụ thể cho 4 khó khăn dễ gặp phải khi kinh doanh quán cafe nhé.

Xem thêm: Dịch COVID-19 có thể mở ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp với xu hướng mua sắm qua mạng


Chia sẻ: