Bán hàng đa kênh cho siêu thị hiệu quả chỉ với 7 bí quyết Blog
- Lượt xem: 633

Ngày nay, cứ 2 trên 5 người tiêu dùng lại mua tạp hóa online ít nhất 3 tháng một lần. Những người mua sắm trên mạng đã tăng mạnh vào những năm gần đây, và được trông đợi là sẽ tiếp tục tăng vào các năm tiếp theo. Bởi những cư dân mạng – thế hệ Millennials và thế hệ sau họ – lớn lên và lập gia đình.

Hãng Nielsen dự đoán, đến năm 2025, mua hàng tạp hóa online sẽ chiếm 20% toàn bộ thị trường mặt hàng này.

Thách thức và cơ hội

Hiện nay nhiều lĩnh vực đã thành công trong việc thâm nhập vào thị trường thương mại điện tử, phải kể đến thời trang, du lịch, sách hoặc âm nhạc. Tuy nhiên ngành hàng tạp hóa vẫn đang bị bỏ lại ở phía sau.

Trong số các thách thức khiến doanh thu online của ngành hàng tạp hóa và tiêu dùng tăng chậm, điều đầu tiên phải nói tới chính là chất lượng. Rất nhiều người tiêu dùng vẫn thích đến tận cửa hàng để lựa chọn những mặt hàng tươi ngon, để đảm bảo rằng nó ở độ chín, ngon nhất và sau đó tự mang về nhà.

Mặt khác, nghiên cứu đã chỉ ra nhiều người cảm thấy cực kỳ chán ghét việc đi siêu thị mua đồ bởi họ thấy công việc này rất tốn thời gian, bất tiện và buồn chán. Ai cũng không muốn phải xếp hàng thanh toán sau cả một hàng dài người mua, đây chính là cơ hội để bán hàng đa kênh siêu thị và ngành hàng tạp hóa phát triển.

Mua thực phẩm hàng tuần qua các kênh online sẽ giải quyết các vấn đề của những khách hàng chóng chán, thiếu kiên nhẫn. Đây là một phương pháp tiện lợi và nhanh chóng, thêm vào đó khách hàng có thể mua đủ đồ họ cần mà không phải lái xe tới cửa hàng hay phải xếp hàng thanh toán.

Bán hàng đa kênh cho siêu thị hiệu quả chỉ với 7 bí quyết

Dưới đây là 7 bí quyết để các nhà kinh doanh có thể bán hàng đa kênh siêu thị hiệu quả và thu hút nhiều khách hàng hơn.

  1. Thiết kế website bán hàng đơn giản và hoạt động trơn tru

Khi xây dựng website bán hàng, hãy tập trung vào tính năng sử dụng. Website phải có thiết kế đơn giản và rõ ràng để người dùng dễ dàng đăng ký và tìm kiếm sản phẩm họ cần, thêm vào giỏ hàng và thanh toán.

Thêm vào những gợi ý đoán trước để giúp khách hàng tìm kiếm nhanh hơn. Điều này cũng rất quan trọng khi họ lướt web của bạn trên điện thoại bởi ai trong chúng ta cũng hiểu việc phải lướt hàng loạt món đồ trên màn hình nhỏ bé khó chịu như thế nào.

Hãy đảm bảo những thông tin liên quan đến sản phẩm có sẵn và dễ tìm. Đăng tải những bức ảnh chất lượng cao, thể hiện rõ nhãn mác, giá cả, thành phần và khối lượng sản phẩm.

Bạn nên tạo điều kiện cho khách hàng tạo lại đơn hàng cũ nhanh chóng: tạo danh sách mua hàng, cho phép các khách hàng đã đăng ký làm thành viên có thể xem lại lịch sử mua hàng và sao chép những sản phẩm từ các lần mua sắm trước.

Điều này rất tiện lợi với những vị khách muốn thêm chiếc dập ghim hay các món đồ ưa thích của gia đình họ vào giỏ hàng có sẵn. Hãy nhớ rằng, bạn phải mang đến cho khách hàng trả nghiệm mua sắm nhanh chóng và tiện lợi nhất có thể.

Bạn cũng phải đảm bảo thời gian tải trang ngắn. Nếu trang của bạn tải chậm, nhiều khách hàng sẽ bỏ mặc luôn giỏ hàng của họ khi mà chưa thanh toán.

  1. Hãy cân nhắc các nền tảng khác nhau

Theo báo cáo “Total Audience” mới nhất của Nielsen, trong vòng 2 năm trở lại đây, thời gian mọi người dành cho các thiết bị di động đã tăng lên gấp đôi và hơn thế. Ngày nay, nhiều người tiêu dùng truy cập vào website trên điện thoại và máy tính bảng nhiều hơn là máy tính. Mua sắm qua điện thoại đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Website của bạn có hoạt động tốt trên thiết bị di động hay không? Nếu trang thương mại điện tử không phản hồi tốt, bạn sẽ bỏ phí một khoản doanh thu tiềm năng khổng lồ. Theo một nghiên cứu của PayPal, chỉ tại nước Anh, các nhà bán lẻ đã mất 36 tỷ USD mỗi năm khi không đầu tư cho nền tảng trên điện thoại. Vì vậy hãy đảm bảo website của bạn hoạt động trơn tru trên tất cả các thiết bị và nền tảng.

  1. Chú trọng vào đúng sản phẩm

Trên trang thương mại điện tử, bạn có thể dễ dàng trưng bày nhiều mặt hàng hơn tại cửa hàng. Tuy nhiên, bạn cần phải lựa chọn đúng sản phẩm để giới thiệu cho khách hàng. Mặc dù các sản phẩm lý tưởng sẽ khác biệt theo vị trí địa lý, một số danh mục có tiềm năng bán chạy trên trang thương mại điện tử hơn.

Theo nghiên cứu của Nielsen, người tiêu dùng khi mua sắm online sẽ quan tâm hơn tới các sản phẩm có hạn sử dụng dài như thực phẩm đóng hộp, các loại chất tẩy rửa, sản phẩm làm đẹp và chăm sóc da,…

  1. Cung cấp dịch vụ giao hàng linh hoạt

Bạn sẽ không thể có nhiều đơn hàng từ trang thương mại điện tử của mình nếu các lựa chọn giao hàng quá cứng nhắc. Ngày nay người mua hàng không muốn chỉ ngồi ở nhà chờ hàng được giao tới; bởi suy cho cùng, họ mua hàng online bởi nó tiện lợi.

Hãy linh hoạt và chính xác trong dịch vụ giao hàng. Tốt nhất hãy để cho mọi người lựa chọn khung giờ giao hành chính xác mà dễ dàng phù hợp với thời gian biểu của họ.

Theo báo cáo “Global Connected Commerce” của Nielsen, đảm bảo rằng khách hàng sẽ nhận được hàng trong vòng 30 phút thuộc khung thời gian họ chọn sẽ thuyết phục được 50% người mua hàng chưa mua hàng online bao giờ sẽ thử ngay lập tức.

Bạn nên giao hàng như thế nào? Các nhà bán lẻ trên toàn thế giới đã thử nghiệm nhiều phương pháp giao hàng khác nhau. Lựa chọn phương pháp nào còn phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, tình hình thực tiễn ở địa phương và tình hình cạnh tranh.

Khách hàng của bạn muốn hàng hóa được vận chuyển tới tận nhà hay họ muốn sử dụng một trạm giao hàng trung gian? Hay họ muốn đặt hàng online và lấy hàng tại cửa hàng? Thậm chí bạn cũng có thể sắp xếp giao hàng trên đường cho khách.

Cung cấp các lựa chọn giao hàng là rất quan trọng. Nhưng nếu bạn không có cơ sở hạ tầng để quản lý việc giao hàng đúng thời điểm và phân phối hàng hóa? Khi đó bạn nên cân nhắc hợp tác với các đại lý phân phối. Đây là mô hình của những công ty khởi nghiệp (startup) như Instacart – nhiều siêu thị đã thành công khi áp dụng mô hình này.

  1. Đảm bảo chất lượng cao

Nghiên cứu của Nielsen đã chỉ ra hai thách thức chính ngăn cản hình thức mua sắm thực phẩm online mở rộng là những quan ngại về độ tươi ngon của sản phẩm và những lo lắng về rủi ro hỏng trong quá trình vận chuyển.

Với tư cách là một nhà bán lẻ, bạn sẽ làm thế nào để giải quyết những thắc mắc này của khách hàng?

Một giải pháp là đưa ra các lựa chọn giao hàng bảo quản chất lượng sản phẩm. Các nhà bán lẻ đã thử nghiệm với những tủ đông lạnh tại các bến xe, ga tàu. Giải pháp này giúp đảm bảo chất lượng cao của sản phẩm khi giao hàng mà vẫn đảm bảo sự linh hoạt khi cho phép khách hàng tự lấy hàng.

Thay vào đó, giao hàng trong vòng một giờ là một lựa chọn được nhiều nhà bán lẻ thực phẩm đang thử nghiệm.

Click và chọn sản phẩm đang ngày càng phổ biến hơn: người tiêu dùng có thể đặt hàng online, sau đó đến lấy hàng tại cửa hàng vào một khoảng thời gian cụ thể, với những sản phẩm tươi ngon được đóng gói cẩn thận.

Một giải pháp nữa để làm khách hàng an tâm vào chất lượng sản phẩm đó là cung cấp thông tin chi tiết về các mặt hàng tươi sống. Bạn không chỉ cung cấp mô tả trên website mà còn phải dán nhãn mức độ tươi ngon để khách hàng biết được sản phẩm này đã có mặt tại cửa hàng bao ngày khi họ nhận đồ. Đăng tải những nhận xét chi tiết, cụ thể về từng sản phẩm của khách hàng trên website sẽ giúp thuyết phục những khách hàng mới tin vào chất lượng sản phẩm và uy tín của bạn.

Cho đến này, chiến lược hiệu quả nhất để dẹp bỏ nỗi lo về chất lượng lại rất đơn giản: cho phép khách hàng đổi trả sản phẩm hoặc hoàn tiền nếu sản phẩm không đạt yêu cầu của họ.

6. Đồng bộ trải nghiệm mua sắm online và tại cửa hàng

Theo nghiên cứu của Nielsen, 59% những người mua hàng đều tìm kiếm các chương trình khuyến mãi hay phiếu giảm giá trên điện thoại trước khi đến cửa hàng; 53% khách hàng sử dụng ứng dụng của hãng để mua hàng khi họ đang có mặt tại cửa hàng.

Ngày nay người tiêu dùng không tách biệt các kênh mua hàng, vì thế nên bạn cũng phải lưu ý điều này.

Bạn nên tập trung vào việc đảm bảo trải nghiệm thương hiệu nhất quán, bất kể khách hàng tương tác và mua sắm tại kênh nào.

Liên kết trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng và online với các công cụ kỹ thuật số như áp dụng bán hàng đa kênh Omnichannel để tích điểm cho những khách hàng mua hàng online và offline. Hoặc sử dụng các thiết bị bán hàng di động để nhân viên của bạn có thể nhanh chóng tìm kiếm thông tin chi tiết, bao gồm thông tin sản phẩm và tình hình kho hàng tại các cửa hàng.

  1. Đảm bảo tất cả hoạt động trơn tru và hiệu quả

Khi bạn là một nhà bán lẻ Omnichannel, bạn sẽ không chỉ bị đánh giá bởi chất lượng: nếu website của bạn hỏng, nếu giao hàng chậm, nếu phần mô tả sản phẩm trên website cung cấp thông tin sai lệch hoặc nếu tủ đông giao hàng bị hỏng, khách hàng sẽ bắt bạn chịu trách nhiệm về trải nghiệm mua sắm tồi tệ của họ.

Sự tiện lợi là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng tới quyết định mua hàng online của người tiêu dùng; bất kỳ trục trặc nào trong quá trình này cũng có thể khiến bạn mất một vị khách mãi mãi. Để làm hài lòng những người mua thực phẩm online, hãy thiết kế lại chiến lược tập trung vào tương tác với khách hàng trên các kênh này và đảm bảo mọi bước trong quá trình mua hàng đều đơn giản, trơn tru và hiệu quả.

Mua hàng tạp hóa online đang trở thành điểm mấu chốt. Các nhà bán lẻ muốn định hình thị trường và vượt qua các đối thủ cần phải hành động nhanh chóng và táo bạo. Những bí quyết trong bài viết chắc hẳn sẽ giúp đỡ bạn nhiều khi bán hàng đa kênh siêu thị.

Học hỏi kinh nghiệm ngay từ 7 doanh nghiệp lớn quản lý bán hàng đa kênh tốt nhất thế giới.