- Lượt xem: 569

Ngày nay; cùng với sự phát triển của những công ty du lịch; người ta thường lựa ra một tour cảm thấy “có vẻ” hay ho; để lên kế hoạch du lịch. Nhưng đối với những người trẻ; họ không muốn bị bó buộc trong một hành trình đã được lên sẵn. Do vậy; du lịch tự túc thường là lựa chọn của những con người ham “xê dịch” này. Du lịch trong nước thì không thành vấn đề; nhưng nếu kỳ nghỉ này bạn lựa chọn châu Âu thì bạn sẽ phải chuẩn bị gì cho chuyến đi tự túc này? Hãy xem ngay những kinh nghiệm du lịch châu Âu tự túc dưới đây để sẵn sàng xách ba lô lên và vi vu châu Âu nhé.


Lập kế hoạch cho chuyến đi

Vì là du lịch tự túc; nên không có ai nghiên cứu về các điếm đến trong chuyến đi ngoại trừ bạn. Ở châu Âu; mỗi quốc gia đều có những nét đẹp riêng mà bất kỳ ai cũng muốn thưởng ngoạn. Nhưng đâu phải bạn có thể đi hết toàn bộ quốc gia ấy? Do đó; hãy chọn ra những địa điểm bạn thực sự mong muốn được đến. Đồng thời; cũng cần phù hợp với khoảng thời gian bạn lưu trú lại tại châu Âu để sắp xếp kế hoạch phù hợp.

Lên kế hoạch cho chuyến đi là bước đầu tiên cho du lịch châu Âu tự túc
Lên kế hoạch cho chuyến đi là bước đầu tiên cho du lịch châu Âu tự túc

Ngoài ra; bạn cũng nên tìm hiểu về văn hóa của các quốc gia bạn sẽ đến. Bởi có những nghi thức; quy tắc ở Việt Nam là bình thường. Nhưng khi sang châu Âu lại trở nên bất lịch sự. Đơn cử như việc chào hỏi; thông thường bạn sẽ bắt đầu câu chuyện bằng việc “Anh (chị) công việc dạo này thế nào rồi?” “Anh (chị) được mấy cháu rồi?”. Tuy nhiên; ở châu Âu những câu hỏi như vậy được cho là bất lịch sự; bởi động chạm đến đời sống cá nhân. Tốt nhất nếu muốn bắt đầu một câu chuyện ở châu Âu; hãy nói về thời tiết.

Xem thêm: Du lịch châu Âu, đi đâu mới được?


Visa Shengen – “1 cho 26”

Lợi thế của châu Âu là một cộng đồng các quốc gia gắn kết; do vậy; bạn chỉ cần xin 1 loại visa Shengen để di chuyển trong 26 quốc gia châu Âu đã ký Hiệp ước về đi lại tự do. Đối với những người yêu thích “xê dịch” thì tôi khuyên bạn nên lựa chọn loại visa này; vì nó cho phép bạn nhập cảnh tại nhiều quốc gia ở châu Âu. Đi châu Âu nếu chỉ xin visa 1 nước thì còn gì là “xê dịch” phải không nào?

Visa Shengen có thể nhập cảnh tự do trong 26 quốc gia châu Âu
Visa Shengen có thể nhập cảnh tự do trong 26 quốc gia châu Âu

Tuy nhiên; cùng với sự hữu ích này của visa Shengen; thủ tục để xin cấp phép đặt ra rất nhiều thách thức cho bạn. Để có thể hoàn thiện được thủ tục xin visa; bạn cần xác định địa điểm mình sẽ lưu trú lâu nhất; xác minh tài chính; vé máy bay;… Tốt nhất bạn nên xin visa trong khoảng thời gian 3 tháng trước khi đi; để chủ động khi có tình huống phát sinh.


Có gì trong hành lý khi đi châu Âu?

Đi du lịch tất nhiên bạn phải chuẩn bị hành lý; vậy so với đi trong nước; hành lý đi châu Âu có gì khác?


Quần áo

Tùy theo thời tiết châu Âu mà bạn có thể chuẩn bị quần áo phù hợp cho chuyến đi của mình. Đặc biệt mùa đông ở các quốc gia châu Âu rất lạnh; vì vậy; bạn nên chuẩn bị cả áo khoác dày dặn để chống rét nhé. Ngoài ra; những món đồ giữ ấm đi kèm như: Khăn quàng cổ; găng tay; túi giữ nhiệt;…

Gợi ý chuẩn bị quần áo cho mùa đông châu Âu của phái nữ
Gợi ý chuẩn bị quần áo cho mùa đông châu Âu của phái nữ
Gợi ý chuẩn bị quần áo cho mùa đông châu Âu của phái nam  
Gợi ý chuẩn bị quần áo cho mùa đông châu Âu của phái nam


Đồ điện tử

Chuyến bay từ Việt Nam sang châu Âu của bạn ít nhất sẽ kéo dài 12 tiếng; nhiều nhất có thể lên đến 24h. Như vậy; khoảng thời gian trên máy bay nếu không có những món đồ công nghệ giải trí thì hẳn bạn sẽ rất buồn chán. Chơi game hay nghe nhạc sẽ giúp thời gian trôi qua nhanh hơn đó.

Ngoài ra; sạc dự phòng cũng là thứ cần chuẩn bị. Vẻ đẹp của châu Âu không thể coi thường; chắc chắn bạn sẽ phải chụp ảnh đến khi điện thoại cạn sạch pin thôi. Do vậy; một chiếc sạc dự phòng full pin sẽ là người bạn đồng hành cần thiết của bạn. Ngoài ra; ổ điện của châu Âu thông thường là chấu tròn. Nếu thiết bị của bạn không phù hợp; hãy sắm ngay bộ chuyển đổi từ Việt Nam nhé.


Tiền mặt

Tiền mặt là thứ không thể thiếu trong mỗi chuyến đi. Tuy nhiên; khi mua tiền hãy lưu ý chọn tiền mệnh giá 50 Euro thay vì 100 Euro hay 500 Euro. Tâm lý chúng ta thường muốn lấy tiền mệnh giá lớn để đỡ phải cầm nhiều. Tuy nhiên ở Việt Nam người bán hàng sẽ rất thoải mái cho bạn khi bạn trả tiền mệnh giá lớn. Nhưng ở châu Âu; bạn sẽ phải đến các đại lý để đổi dang tiền mệnh giá thấp hơn. Đồng thời; cũng phải chịu mức phí từ 1-2%.

Nên chuẩn bị tiền mệnh giá thấp khi đi mua sắm ở châu Âu
Nên chuẩn bị tiền mệnh giá thấp khi đi mua sắm ở châu Âu


Tìm nơi lưu trú

Nếu bạn có người nhà ở châu Âu thì tốt rồi; bạn sẽ không phải lo chuyện lưu trú. Nhưng nếu không thì bạn sẽ phải tự mình tìm hiểu chỗ lưu trú khi du lịch châu Âu. Có nhiều cách thức để đặt phòng tại châu Âu. Bạn có thể liên hệ trực tiếp đến khách sạn mình lựa chọn để đặt phòng. Tuy nhiên; một cách dễ dàng và được nhiều người lựa chọn hơn đó là book qua các app đặt phòng online.

Một số app uy tín gợi ý cho bạn phải kể đến: Agoda; Booking.com, Hostelworld.com;… Hãy nghiên cứu thật kỹ và lựa chọn cho mình căn phòng phù hợp nhé.

Đặt phòng tại châu Âu cực nhanh với các website uy tín
Đặt phòng tại châu Âu cực nhanh với các website uy tín

Xem thêm: 3 website đặt phòng khách sạn nên lưu lại khi đi du lịch nước ngoài 

Du lịch châu Âu tự túc không hề đơn giản. Nhưng đã gọi là “xê dịch” hẳn bạn đã sẵn sàng đối diện với những thách thức đó phải không nào? Hi vọng những kinh nghiệm trên đây sẽ hữu ích với bạn khi bạn sang châu Âu. Hãy chia sẻ với chúng tôi những trải nghiệm châu Âu khi trở về nhé!