- Lượt xem: 349

Thời gian gần đây, chúng ta không còn quá xa lạ với các cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm handmade. Mô hình kinh doanh này không chỉ có những lợi ích trước mắt mà còn có cả những khó khăn ẩn sau đó. BOTA sẽ giúp bạn khám phá những điểm mạnh và khó khăn khi kinh doanh mỹ phẩm handmade qua series bài viết này. Phần 2: những khó khăn khi kinh doanh mỹ phẩm handmade.

1. Niềm tin của khách hàng

Nếu bạn đã đọc phần 1 của series bài viết này: Những điểm mạnh và khó khăn khi kinh doanh mỹ phẩm handmade (P1: điểm mạnh) thì bạn sẽ nhận thấy đây cũng chính là một điểm mạnh của ngành kinh doanh mỹ phẩm handmade.

Khách hàng luôn có nhu cầu muốn sử dụng mỹ phẩm handmade, được làm từ nguyên liệu thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe. Chính vì vậy, họ lại càng khó tính trong việc lựa chọn mỹ phẩm handmade với nguồn nguyên liệu rõ ràng. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn luôn ghi rõ ràng nguồn nguyên liệu sản phẩm cũng như quy trình làm đảm bảo an toàn vệ sinh để khách hàng có thể yên tâm sử dụng.

Khách hàng thường chọn mua mỹ phẩm handmade nếu chúng đủ tiêu chí an toàn vệ sinh (Ảnh minh họa)

2. Sản phầm nhanh hết hạn sử dụng

Đây là một điều tất yếu khi khách hàng lựa chọn sử dụng mỹ phẩm handmade. Các chủ cửa hàng mỹ phẩm handmade cũng bắt buộc phải đánh đổi điều này. Nếu bạn muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm an toàn từ thiên nhiên, không có chất bảo quản thì bắt buộc sản phẩm của bạn chỉ có thể sử dụng được trong một khoảng thời gian ngắn.

Mỹ phẩm handmade thường có hạn sử dụng ngắn (Ảnh minh họa)

Do đó, khi điền thông tin sản phẩm, hãy ghi rõ những nguyên liệu đã sử dụng và giải thích lý do vì sao sản phẩm không thể bảo quản lâu dài. Thậm chí, một vào sản phẩm chỉ có thể sử dụng được nếu khách hàng bảo quản trong một môi trường nhất định.

3. Yêu cầu kiến thức chuyên sâu

Đây là một khó khăn lớn nhất nếu bạn muốn bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm handmade. Bởi lẽ đây là sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sứu khỏe người dùng. Nếu như bạn không có kiến thức chuyên sâu, cũng như khoảng thời gian đủ dài để thử nghiệm sản phẩm thì khách hàng của bạn sẽ là người chịu hậu quả.

Kinh doanh mỹ phẩm handmade luôn yêu cầu có kiến thư chuyên sâu (Ảnh minh họa)

Còn nếu bạn đã có những kiến thứ chuyên sâu trong việc nghiên cứu làm mỹ phẩm handmade cũng như quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn thì hãy “khoe” chúng cho khách hàng. Bao bì sản phẩm sẽ không thể chứa hết tất cả các thông tin về kiến thức chuyên ngành mỹ phẩm handmade cũng như quy trình làm. Bạn cần tạo cho mình một website để có thể chia sẻ mọi thông tin lên đó.

Mọi người thường đơn giản nghĩ tạo website chỉ là tạo nơi bán hàng. Nhưng trên thực tế, website còn có thể làm được nhiều hơn thế. Nó đóng vai trò như một kênh thông tin cho các cửa hàng buôn bán mỹ phẩm handmade. Từ thông tin cửa hàng, thông tin sản phẩm, cho đến các trang giới thiệu doanh nghiệp, câu chuyện vì sao chủ cửa hàng lại đủ kiến thức để sáng tạo ra mỹ phẩm handmade, PR cho chính chủ cửa hàng, …

Xem thêm: Vì sao thiết kế website luôn là những bước đầu tiên trong chiến dịch marketing

Tóm lại, nếu bạn muốn gia nhập thị trường mỹ phẩm handmade sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, BOTA có thể cung cấp cho bạn những giải pháp kinh doanh với tiêu chí luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp.


Chia sẻ: