- Lượt xem: 5062

Tập đoàn Starbucks Coffee vẫn giữ vững vị trí là chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất thế giới nhờ vào các chiến lược mới mẻ có khả năng tối ưu hóa mọi điểm mạnh kinh doanh, khắc phục các điểm yếu.

Từ đó thương hiệu này khai thác các cơ hội và vượt qua các rào cản như sự đe dọa từ trong chính môi trường ngành công nghiệp cà phê. Bài viết này sẽ phân tích SWOT của thương hiệu Starbucks một cách rõ ràng.

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ quản lý chiến lược mà đánh giá các điểm mạnh (Strength), điểm yếu (Weakness), cơ hội (Opportunity) và thách thức (Threat) liên quan tới doanh nghiệp trong môi trường nội và ngoại của nó.

Trong trường hợp phân tích doanh nghiệp lần này, phân tích SWOT của thương hiệu Starbucks Coffee cân nhắc tới các điểm mạnh và điểm yếu (nhân tố chiến lược bên trong) xuất hiện trong quá trình vận hành sản phẩm cà phê, cửa hàng cà phê và các ngành nghề có liên quan.

Bài phân tích này cũng đề cập tới các cơ hội và thách thức (nhân tố chiến lược bên ngoài) liên quan tới môi trường cạnh tranh. Một môi trường đầy cạnh tranh như ngành công nghiệp cà phê sẽ đòi hỏi công ty phải liên tục cải thiện các thế mạnh kinh doanh để tối ưu hoạt động tài chính và phát triển bền vững.

Thương hiệu Starbucks Coffee hoạt động trên khá nhiều lĩnh vực. Điều này đã tạo ra những thách thức khác nhau dành cho doanh nghiệp. Sự đa dạng của các ngành công nghiệp gia tăng bởi công ty đang phát triển nhiều sản phẩm hơn để phục vụ cho việc kinh doanh chính là chuỗi cửa hàng cà phê.

Ví dụ, chiến lược marketing hỗn hợp của Tập đoàn Starbucks đẩy mạnh vào việc công ty mở rộng các sản phẩm như trà, đồ ăn và nhượng quyền bên cạnh sản phẩm chính là cà phê. Trong mô hình phân tích SWOT, điều kiện này đã tạo ra môi trường kinh doanh đầy thách thức. Công ty được đòi hỏi phải sử dụng những chiến lược cạnh tranh khác nhau thích hợp với từng ngành công nghiệp.

Các nhân tố chiến lược nội và ngoại thể hiện trong phân tích SWOT này có thể giúp thương hiệu Starbucks Coffee thành công hơn trong việc cạnh tranh với hàng loạt các công ty cửa hàng cà phê và các dịch vụ ăn uống khác như Dunkin’ Donuts, McDonald’s, Burger King,…

  1. Điểm mạnh (Strength)

Cấu thành nên mô hình phân tích SWOT là các nhân tố chiến lược bên trong mà công ty có thể sử dụng như là thế mạnh để khắc phục điểm yếu và bảo vệ doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh. Trong trường hợp này, các điểm mạnh chính của Starbucks Coffee là:

  • Hình ảnh thương hiệu mạnh
  • Chuỗi cung cấp toàn cầu rộng lớn
  • Sự đa dạng hóa ôn hòa thông qua các cửa hàng chi nhánh

Starbucks Coffee là một những thương hiệu mạnh và nổi tiếng nhất thế giới. Công ty này có một lượng lớn khách hàng thân thiết và vẫn đang phát triển thêm, giúp cho việc kinh doanh cửa hàng cà phê ổn định hơn.

Trong mô hình phân tích SWOT, chuỗi cung cấp toàn cầu rộng lớn của Starbucks đã trở thành một điểm mạnh trong việc hỗ trợ vận hành. Ví dụ, công ty này có một mạng lưới nhà cung cấp trên toàn cầu mà đã được tuyển chọn kỹ lượng dựa trên các tiêu chí chất lượng, chẳng hạn như chất lượng của hạt cà phê Arabica.

Hơn nữa, công ty này cũng đang ngày càng đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh. Chẳng hạn như các thương vụ sáp nhập hoặc phát triển các chi nhánh như Ethos Water, Seattle’s Best Coffee, và Teavana. Sự đa dạng hóa đã làm giảm ảnh hưởng xấu từ các rủi ro thị trường và ngành công nghiệp.

Các nhân tố chiến lược nội được xác định trong phần này của phân tích SWOT về thương hiệu Starbucks Coffee đã chỉ ra rằng: công ty có các thế mạnh trong việc quảng bá về khả năng biến hóa thông qua sự đa dạng hóa và một chuỗi nhà cung cấp toàn cầu.

  1. Điểm yếu (Weakness)

Điểm yếu của doanh nghiệp là một thành phần cấu thành nên phân tích SWOT. Đây là những nhân tố bên trong mà làm giảm năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Điểm yếu của thương hiệu Starbucks Coffee bao gồm:

  • Mức giá cao
  • Tiêu chuẩn được khái quát hóa cho hầu hết các sản phẩm
  • Các sản phẩm có thể bị bắt chước

Starbucks đưa ra mức giá bán hàng khá cao để tối đa hóa lợi nhuận nhưng điều này lại khiến sản phẩm khó bán hơn. Nhân tố chiến lược bên trong này là một điểm yếu bởi nó giới hạn thị phần của công ty, đặc biệt với những người tiêu dùng có mức thu nhập tương đối thấp.

Thêm vào đó, phân tích SWOT này đã xem xét các tiêu chuẩn chung chung đã bó hẹp sự linh hoạt của chuỗi kinh doanh cà phê và cửa hàng cà phê. Chẳng hạn, công ty đã đưa ra những tiêu chuẩn chung cho các loại đồ uống thủ công. Điều này vô hình chung đã khiến sản phẩm thiếu liên kết tới nền văn hóa của các thị trường mục tiêu tại địa phương và không gợi cảm tình với người tiêu dùng trong khu vực đó.

Hơn nữa, các sản phẩm của Starbucks rất dễ bị bắt chước. Ví dụ, những đối thủ nhỏ hơn tại địa phương có thể phát triển các loại đồ uống không giống hệt nhưng lại khá tương đồng với sản phẩm của công ty. Thậm chí đến cả thiết kế nội thất và không gian tại các cửa hàng của Starbucks rất dễ bị mô phỏng lại. Điều kiện về môi trường kinh doanh này đã tăng sức mạnh cho các đối thủ.

Các nhân tố bên trong tại phần này của bài phân tích SWOT về công ty Starbucks Coffee đã chỉ ra rằng công ty phải phát triển các điểm mạnh để giảm ảnh hưởng tiêu cực từ việc bắt chước và ảnh hưởng của giá thành cao lên thị phần của công ty trong nền công nghiệp toàn cầu.

Hãy đón đọc bài viết tiếp theo để hiểu sâu hơn thêm về cơ hội và thách thức của Starbucks Coffee trên thị trường toàn cầu.

Nếu bạn đang có dự định kinh doanh cửa hàng cà phê, hãy dùng ngay phần mềm quản lý quán cafe chuyên nghiệp để việc kinh doanh được thuận lợi. Dễ dàng quản lý dữ liệu khách hàng, kho hàng, từ đó cải thiện và hướng tới mở một chuỗi cửa hàng cà phê thành công.


Chia sẻ: