- Lượt xem: 3198

Để nhận định phương hướng và chiến lược kinh doanh cho bất kỳ thương hiệu nào, việc phân tích các đặc điểm, thời cơ là vô cùng quan trọng. Một trong những công cụ phân tích được ưa chuộng nhất chính là SWOT.

 

Bài viết trước đã phân tích 2 yếu tố SWOT đầu tiên của thương hiệu cà phê nổi tiếng nhất thế giới Starbucks Coffee. Đó là 2 yếu tố bên trong: điểm mạnh (Strength) và điểm yếu (Weakness).

Bài viết lần này sẽ tiếp tục phân tích 2 yếu tố còn lại là Cơ hội (Opportunity) và Thách thức (Threat) của thương hiệu Starbucks Coffee. Từ đó người đọc sẽ có những nhận định khách quan hơn về tình hình của thương hiệu này hiện nay.

 

  1. Những cơ hội cho Tập đoàn Starbucks (Nhân tố chiến lược bên ngoài)

 

Phần Cơ hội của mô hình phân tích SWOT tập trung vào các nhân tố bên ngoài đại diện cho các cơ hội xây dựng và phát triển của doanh nghiệp. Trong trường hợp của thương hiệu Starbucks Coffee, các cơ hội chính sẵn có là:

 

  • Mở rộng trên các thị trường đang phát triển
  • Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh
  • Hợp tác hoặc liên kết với các công ty khác

 

Tập đoàn Starbucks có thể tăng lợi nhuận qua việc mở rộng ở các thị trường đang phát triển. Cơ hội này nhằm đưa sự chú ý ra ngoài thị trường Hoa Kỳ, nơi mà công ty thu được nhiều lợi nhuận nhất.

Một điều quan trọng trong phần phân tích SWOT này là sự đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh. Điều này sẽ giúp cải thiện sự phát triển ổn định về lâu dài của Starbucks. Ví dụ, với sự đa dạng hóa cao hơn, công ty có thể giảm sự phụ thuộc vào các ngành công nghiệp hiện hành. Từ đó có thể cải thiện doanh thu tổng thể và tận dụng các cơ hội phát triển.

 

Đa dạng hóa hiện này là một chiến lược phát triển nhỏ trong các chiến lược cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ mà Tập đoàn Starbucks đề ra. Môi trường công nghiệp cũng mang đến cơ hội để củng cố vị trí của công ty và thị phần qua việc hợp tác hoặc liên kết với các công ty khác.

Ví dụ, liên kết với các nhà bán lẻ lớn sẽ cải thiện kênh phân phối và thị phần hàng tiêu dùng của công ty, chẳng hạn như sản phẩm cà phê pha sẵn. Các nhân tố chiến lược bên ngoài trong phần phân tích SWOT này đã chỉ ra rằng Starbucks có thể cải thiện vị trí của mình bằng cách phát triển hoạt động, khai thác các cơ hội trong môi trường công nghiệp toàn cầu.

 

  1. Thách thức mà Starbucks phải đối mặt (Nhân tố chiến lược bên ngoài)

 

Những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt sẽ được xác định trong phần này của phân tích SWOT. Các thách thức là những yếu tố ngoại cảnh tác động và làm giảm hiệu quả kinh doanh. Trong trường hợp cụ thể này, các thách thức đặt ra cho Starbucks Coffee là:

 

  • Cạnh tranh từ những công ty bán cà phê giá rẻ
  • Sự bắt chước
  • Các phong trào đòi tự chủ của các cửa hàng cà phê

 

Tập đoàn Starbucks phải cạnh tranh với rất nhiều công ty khác trên thị trường quốc tế. Ví dụ, công ty này phải cạnh tranh với các chuỗi cửa hàng nhà hàng lớn mà cung cấp các sản phẩm cà phê giá rẻ. Nhân tố chiến lược này đe dọa việc kinh doanh của Starbucks bởi các đối thủ đó có thể làm giảm thị phần của công ty bằng cách cạnh tranh dựa trên mức giá thấp.

 

Hơn nữa, phân tích SWOT này cũng xem sự bắt chước là một thách thức lớn cho việc kinh doanh cửa hàng cà phê. Dựa theo phần điểm yếu của công ty, sự đe dọa từ việc bắt chước liên quan tới việc các công ty cố bắt chước hương vị, bao bì và trải nghiệm của các sản phẩm Starbucks.

Thêm vào đó, môi trường của ngành công nghiệp cà phê đang gặp phải hiện tượng nổi lên của các phong trào đòi tự chủ của cửa hàng cà phê. Những phong trào này là những nỗ lực xã hội – văn hóa nhằm ủng hộ hoạt động của các cửa hàng cà phê nhỏ độc lập tại các địa phương. Phong trào này nhằm chống lại sự mở rộng của các chuỗi cửa hàng cà phê đa quốc gia.

Những xu hướng xã hội – văn hóa đó sẽ ảnh hưởng tới cái nhìn và hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Đây là lúc các chiến dịch marketing và chiến lược thương hiệu thành công cần can thiệp để đối phó với những hiệu ứng từ các xu hướng này.

 

Phần phân tích SWOT này của Starbucks Coffee đã xác định những nhân tố chiến lược bến ngoài mang tới các thách thức trong việc mở rộng quy mô quốc tế và thâm nhập thị trường.

 

Phân tích SWOT về Tập đoàn Starbucks – Những khuyến nghị

 

Môi trường công nghiệp của Công ty Starbucks Coffee có những thách thức khác nhau, đặc biệt bởi vì sự đa dạng hóa ôn hòa của công ty. Chuỗi kinh doanh cửa hàng cà phê này đang đối mặt với các vấn đề như cạnh tranh, sự bắt chước và các phong trào xã hội phản đối những công ty đa quốc gia tại các thị trường địa phương.

 

Dựa trên tình hình hiện tại của công ty, hầu hết những quan ngại về chiến lược quản lý được nhắc đến trong phân tích SWOT của Starbucks Coffee đó là sự sao chép sản phẩm và những hệ lụy từ đó, thách thức cạnh tranh từ những người bán cà phê giá rẻ, cùng với đó là các phong trào tự chủ của cửa hàng cà phê.

Một khuyến nghị để Starbucks có thể bảo vệ việc kinh doanh trước sự bắt chước, sao chép là đó là đổi mới mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển sản phẩm. Sự đổi mới sẽ khiến các sản phẩm của công ty khó bị bắt chước hơn.

 

Tập đoàn Starbucks cũng nên cân nhắc các chiến lược về giá để thu hút nhiều khách hàng hơn. Ví dụ, chiến lược giá combo có thế giúp giải quyết vấn đề cạnh tranh với các nhà bán hàng giá rẻ.

Hơn nữa, một khuyến nghị thích hợp trong trường hợp này đó là triển khai các chiến lược marketing và thương hiệu sáng tạo. Các chiến lược này nhằm xây dựng hình ảnh doanh nghiệp Starbucks cống hiến cho sự phát triển chung của cộng đồng. Hình ảnh như vậy sẽ giúp giảm đi những sự phản đối từ các phong trào văn hóa – xã hội chống lại công ty.

 

Những khuyến nghị này tập trung vào việc giảm nhẹ những ảnh hưởng tiêu cực của các nhân tố bên trong và bên ngoài được nêu ra trong phần phân tích SWOT của Starbucks Coffee.


Chia sẻ: