Hé lộ bí kíp đàm phán kinh doanh chắc chắn thành công
- Lượt xem: 454

Đàm phán kinh doanh là một khâu cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành công của hầu hết những doanh nghiệp kinh doanh hiện nay. Đàm phán kinh doanh là quá trình trao đổi giữa các bên đối tác nhằm đưa ra một quyết định về một hợp đồng hợp tác có lợi cho cả đôi bên. Để mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp của mình, những nhà đàm phán cần phải có kỹ năng  và cách thức để thuyết phục đối tác. Kỹ năng giao tiếp là một công cụ cực kỳ quan trọng trong đàm phán kinh doanh, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh. Hãy chú ý những lưu ý sau đây để có một cuộc đàm phán kinh doanh hoàn hảo.

 

Chuẩn bị vẻ bề ngoài kỹ càng

 

Vẻ bề ngoài của bạn bao gồm trang phục mà bạn mặc, phong thái đi đứng, cách nói chuyện của bạn,… đó đều là những yếu tố tạo nên ấn tượng đầu tiên cho người đối diện. Ấn tượng đầu tiên vô cùng quan trọng vì đó sẽ là ấn tượng sâu đậm nhất và giúp người khác đánh giá tổng quan về con người bạn. Không chỉ thể hiện tính chuyên nghiệp của bản thân, một phong cách ăn mặc chỉn chu cũng thể hiện được sự tôn trọng của bạn dành cho đối tác. Nếu bạn đến gặp đối tác với một vẻ ngoài xuề xòa, đầu tóc bối rối chắc chắn bạn sẽ khiến cho đối tác của bạn cảm thấy khó chịu và không được hài lòng trong suốt buổi đàm phán.

 

Bạn không cần quá đẹp trai hay xinh gái, bạn chỉ cần chỉn chu trong trang phục cũng như đầu tóc và make up của mình. Như vậy đối tác của bạn sẽ đánh giá rất cao về việc bạn đã chuẩn bị kỹ càng cho cuộc gặp mặt.

 

Chuẩn bị nội dung

 

Trong một cuộc đàm phán kinh doanh, những người chủ động thường là những người chiếm được ưu thế tốt hơn và mang về nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp. Để làm một người chủ động, bạn cần phải chuẩn bị nội dung cực kỳ kỹ càng cho buổi nói chuyện của mình với đối tác, khách hàng. Không giống như những cuộc giao tiếp thông thường, những cuộc đàm phán kinh doanh cần có sự chính xác trong thông tin và tập trung vào vào những lợi ích mà đôi bên nhận được. Bạn sẽ không có thời gian để để nói về những chuyện không liên quan. Và hơn hết cần phải tập trung vào cuộc đàm phán.

 

Đàm phán kinh doanh

 

Trước khi đến với cuộc đàm phán kinh doanh hãy chuẩn bị cho mình tất cả mọi nội dung liên quan đến lĩnh vực và bạn sẽ trao đổi với đối tác của mình. Chuẩn bị những câu hỏi, những phản hồi mà bạn nghĩ đối tác có thể đưa ra cho bạn, trả lời trước những câu hỏi đó và thuyết phục bản thân mình thì bạn mới có thể thuyết phục được đối tác của mình. Thể hiện là một người chủ động giúp đối tác của bạn nhận thấy bạn là một người am hiểu và tự tin như thế nào, họ sẽ đánh giá bạn cực kỳ cao đấy.

Xem thêm: Top 5 cách viết content Facebook cực thu hút cho người mới vào nghề

Đừng nói về bản thân quá nhiều

 

Sẽ không có một ai trong cuộc nói chuyện muốn chỉ là nghe về bản thân của bạn. Họ cũng có xu hướng muốn chia sẻ cho bạn biết về câu chuyện của họ. Giao tiếp hay B là một cuộc trao đổi giữa các bên với nhau, vì thế bạn cần dành thời gian để tất cả mọi người đều có thể nói chuyện và chia sẻ.

 

Cho dù bạn là người chủ trì buổi đàm phán kinh doanh đấy thì cũng đừng biến nó thành một buổi diễn thuyết của riêng mình mà hãy lắng nghe những người xung quanh nhiều hơn.   Lắng nghe ý kiến của mọi người sẽ giúp cho bạn thấu hiểu được vấn đề theo nhiều khía cạnh, đồng những người tham gia sẽ cảm nhận được sự tôn trọng mà bạn dành cho họ.

 

Đi vào thẳng vấn đề

 

Các cuộc đàm phán kinh doanh thường với chủ đề liên quan đến công việc kinh doanh và hai bên hợp tác với nhau. Khác với những cuộc trao đổi giao tiếp thông thường thì những cuộc đàm phán kinh doanh nên sử dụng ngôn ngữ rõ ràng súc tích. Bạn không nên sử dụng những từ ngữ mang nghĩa ám chỉ, nói bóng nói gió. Như thế rất có thể đối tác của bạn sẽ hiểu sai ý mà bạn muốn truyền đạt, ảnh hưởng đến kết quả của cuộc đàm phán.

 

Đàm phán kinh doanh

 

Hãy nói cho họ biết về những điều mà bạn mong muốn một cách rõ ràng và chi tiết nhất. Thuyết phục họ bằng những ngôn từ sắc bén và những thông tin chính xác. Đồng thời bạn cũng cần yêu cầu đối tác của mình nói rõ thông điệp mà đối tác muốn trao đổi, nếu có bất kỳ một sự thắc mắc hay khó hiểu nào trong thông điệp của họ, bạn cần phải hỏi lại ngay lập tức.  

 

Trên đây đều là những nguyên tắc vàng trong đàm phán kinh doanh mà bất kể người làm kinh doanh nào cũng cần phải lưu tâm. Đừng chỉ vì một hành vi giao tiếp nhỏ nhặt mà phá hoại cả một cuộc giao dịch thành công nhé.