Những nhà kinh doanh không chân chính đang lan tràn mỹ phẩm giả trên khắp các sàn thương mại điện tử. Đó là bởi việc mở cửa hàng trên các trang này quá dễ dàng.
Sàn thương mại điện tử đang trở thành một trong những kênh bán hàng chủ chốt của các nhà kinh doanh Việt Nam hiện nay. Với những cái tên nổi bật như Shopee, Lazada, Sendo, Adayroi,… kinh doanh mỹ phẩm Online đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Điều này cũng tạo điều kiện cho những kẻ xấu lợi dụng, trà trộn bán mỹ phẩm giả gây nguy hiểm tới người tiêu dùng.
Chính sách “4 không” khi mở tài khoản bán hàng trên sàn thương mại điện tử
“Không mất phí, không cần giấy phép kinh doanh, không bị kiểm duyệt và không mất thời gian”. Đây chính là chính sách “4 không” nổi tiếng của các sàn thương mại điện tử. Bạn muốn kinh doanh mỹ phẩm nhưng không có cửa hàng, quy mô nhỏ lẻ manh mún? Hãy mở tài khoản trên các sàn thương mại điện tử vì nó không đòi hỏi gì bạn hết!
Có thể nói, chưa bao giờ kinh doanh mỹ phẩm online tại dễ dàng và thuận tiện như bây giờ. Chỉ vài cái click chuột, bạn sẽ có gian hàng của riêng mình trên một số sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Shopee, Sendo,…
Bạn không cần có cửa hàng. Chỉ cần có nguồn cung cấp hàng hóa ổn định, bạn chỉ việc chọn các sản phẩm bán chạy, mẫu mã đẹp để nhập về. Sau đó thêm bước chụp ảnh sản phẩm và đăng lên gian hàng của mình là bạn đã sẵn sàng để kinh doanh mỹ phẩm Online.
Điểm đặc biệt nhất của sàn thương mại điện tử là bạn thoải mái quảng cáo sản phẩm của mình bằng bất cứ lời lẽ, phương pháp nào, miễn là thu hút khách. Bạn có thể giới thiệu sản phẩm mình bán là hàng nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc, là hàng chính hãng của các thương hiệu nổi tiếng như 3CE, Innisfree, The Face Shop,…
Không ai đánh thuế bạn những lời quảng cáo đó nên về cơ bản, bạn có thể vô tư, thoải mái nói những gì mình muốn. Các sàn thương mại điện tử đã tạo điều kiện tối đa để các nhà kinh doanh bán hàng trong môi trường dễ dàng nhất.
Nực cười là đôi khi chính người bán cũng không rõ nguồn gốc hàng hóa
Các nhà kinh doanh mỹ phẩm Online cho biết sau khi mở tài khoản bán hàng trên Shopee hay Sendo khoảng 1 năm, họ hoàn toàn không hề bị các sàn này kiểm duyệt chất lượng hay nguồn hàng. Bất kỳ sản phẩm nào mà chủ cửa hàng đăng lên sẽ lập tức xuất hiện ngay trên trang và sẵn sàng để bán.
Một số chủ cửa hàng còn tiết lộ rằng khi mở shop trên Sendo, trang này có một bước yêu cầu cam kết không bán hàng giả, hàng nhái, mình chỉ cần chọn “đồng ý” là xong. Trong khi đó sàn thương mại điện tử Shopee thậm chí còn không có bước đó. Điều đáng buồn là Sendo dù có yêu cầu cam kết nhưng không kiểm duyệt. Thế nên người bán thích bán gì thì bán.
Chính bản thân các nhà kinh doanh còn phải bất ngờ về sự “thoải mái” khi đi bán hàng trên các sàn thương mại điện tử. Họ có thể nhập mỹ phẩm từ một số mối ở Hà Nội, TP HCM hay các tỉnh thành khác mà chính họ cũng không rõ nguồn gốc.
Tâm lý người bán trên các sàn thương mại điện tử là chỉ cần thấy sản phẩm nào sẽ bán chạy là nhập về để bán chứ không quan tâm tới nguồn gốc hàng hóa. Nếu khách hàng sử dụng mà không có phản ánh tiêu cực gì, thì những nhà kinh doanh mỹ phẩm online cứ thế mà bán tiếp.
Khi khách hàng mua hàng trên các sàn thương mại điện tử, chủ cửa hàng sẽ được thông báo và tự gói hàng cho khách. Hàng đã gói cẩn thận sẽ được giao cho một đơn vị vận chuyển mà sàn hợp tác để chuyển đến tận nơi cho khách hàng. Tuy nhiên, đơn vị vận chuyển hàng hóa chuyển hàng nhanh hay chậm, chủ cửa hàng cũng không được biết.
Việc kiểm soát, quản lý như không của các sàn thương mại điện tử khiến người tiêu gặp không ít vấn đề khi mua sắm, họ như “lạc trôi” giữa một rừng hàng hóa không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn những nguy cơ cho sức khỏe.
Một ví dụ tuy không liên quan tới ngành hàng mỹ phẩm nhưng thể hiện được hậu quả nghiêm trọng của việc quản lý lỏng lẻo của các sàn thương mại điện tử: một cửa hàng bán đồ chơi online tại Hà Nội đã bán những đồ chơi cho trẻ em có bản đồ đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc.
Cửa hàng này được mở trên Shopee và không hề gặp vấn đề gì cho đến khi phụ huynh mua hàng về phản ánh. Sau đó sàn thương mại điện tử Shopee mới xử phạt chủ cửa hàng và nhanh chóng gỡ sản phẩm. Tuy nhiên đã có 17 bộ bản đồ được bán thành công, khiến suy nghĩ của trẻ em có nhiều nguy cơ bị lệch lạc.
Các sàn thương mại điện tử có phần thoải mái trong việc cho đăng ký bán hàng và kiểm duyệt là vì một mục đích. Đó là thu hút được nhiều chủ cửa hàng online đăng ký bán hàng, giúp sàn thương mại điện tử có lượng hàng hóa đa dạng với số lượng lớn.
Một sàn thương mại điện tử có nhiều mặt hàng với các mức giá cạnh tranh sẽ hấp dẫn người tiêu dùng. Ngoài ra các sàn này cũng xây dựng chiến lược tập trung vào tập khách hàng có thu nhập thấp, tiêu dùng không quá cầu kỳ để thu hút những người bán loại hàng tương ứng.
Xem thêm: Bí kíp kinh doanh mỹ phẩm Online trên Lazada