- Lượt xem: 575

Vào cuối tháng 12 năm nay; Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ bắt đầu có hiệu lực sau khi Australia – thành viên thứ 6 trong số các quốc gia sáng lập phê chuẩn hiệp định này. CPTPP Hiệp định CPTPP mở ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên; mặt khác các doanh nghiệp Việt cũng phải đối mặt với những sức ép không thể tránh khỏi. Hãy cùng điểm mặt những sức ép của doanh nghiệp Việt trước khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực.

Hiệp định CPTPP sẽ có hiệu lực vào tháng 12 tới
Hiệp định CPTPP sẽ có hiệu lực vào tháng 12 tới

 


Khả năng cạnh tranh so với thành viên CPTPP

Hiệp định CPTPP có hiệu lực; đồng nghĩa với sức ép đặt lên vai doanh nghiệp ngày càng nặng. Không chỉ được tạo ra từ các đối thủ là các quốc gia thành viên; ngay bản thân những doanh nghiệp trong nước cũng phải lựa chọn đối đầu; nếu như không muốn sản phẩm của mình tụt hậu.

Mức thuế suất xuất nhập khẩu bình quân áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường CPTPP sẽ giảm từ 1,7% xuống 0,2%. Mặc dù đây là một ưu đãi hấp dẫn cho các doanh nghiệp Việt; nhưng vận dụng tối đa được nó hay không lại vẫn còn là một bài toán khó. Mặt khác, cùng với những thuận lợi về tài chính, trình độ quản trị, chuỗi phân phối toàn cầu thì các doanh nghiệp nước ngoài chắc chắn sẽ “nhanh chân” hơn doanh nghiệp Việt Nam trong việc hưởng lợi từ các ưu đãi thuế quan từ CPTPP.

CPTPP biến Việt Nam thành thị trường chung, tạo ra sức ép cạnh tranh cho doanh nghiệp
CPTPP biến Việt Nam thành thị trường chung, tạo ra sức ép cạnh tranh cho doanh nghiệp

Hơn nữa, tiềm lực của các doanh nghiệp Việt còn rất yếu; sự liên kết với nhau lỏng lẻo, thiếu tập trung càng khiến sức ép cạnh tranh trên thị trường nước ngoài biến thành một trở ngại lớn.

 


Thị trường trong nước “khó thở”

 

Khi hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực; thị trường sẽ không còn là của riêng quốc gia nào. Việt Nam sẽ phải mở cửa cho hàng hóa; dịch vụ của các nước đối tác tràn vào thị trường trong nước. Nghĩa là, doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt hơn tại chính “sân nhà”. Lợi thế duy nhất của doanh nghiệp Việt chỉ là với thị trường trong nước thì sẽ dễ nắm bắt các cơ hội và thị hiếu của khách hàng Việt hơn. Tuy vậy; khả năng thích nghi của doanh nghiệp Việt Nam với kinh tế thị trường còn chưa cao. Nguy cơ thất bại của các doanh nghiệp trên thị trường nội địa cũng vì thế tạo ra sức ép; buộc chúng ta phải nhanh chóng có những chiến lược cụ thể cho tương lai.

Phân tích ví dụ cụ thể để thấy rằng; thị trường trong nước sẽ ‘ngộp thở’ doanh nghiệp Việt. Trên lĩnh vực thực phẩm; áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng khi hiệp định CPTPP có hiệu lực. Bởi thuế nhập các mặt hàng như thực phẩm như: các loại thịt gia súc, gia cầm, trứng… sẽ giảm xuống 0%.

Rõ ràng, nhiều quốc gia đối tác trong CPTPP có hệ thống chăn nuôi phát triển, chất lượng sản phẩm cao, giá thành rẻ. Cùng với việc mức thuế chỉ còn 0% sẽ gây ra không ít lo ngại cho các doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam. Trong khi đó, hình thức chăn nuôi ở Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ; quy mô gia đình; giá thành cao; mức độ an toàn thực phẩm thấp. Đặt trong vị thế người tiêu dùng; chắn chắn dù muốn bạn vẫn khó lòng để ủng hộ doanh nghiệp Việt.

Áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng trên lĩnh vực thực phẩm khi hiệp định CPTPP có hiệu lực
Áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng trên lĩnh vực thực phẩm khi hiệp định CPTPP có hiệu lực

 

 


Hàng rào kỹ thuật khó vượt qua

Quá trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển luôn mang lại một kết quả hai mặt. Thông qua Hiệp định CPTPP, Việt Nam dễ để trở thành một trong những địa chỉ hấp dẫn về đầu tư nhờ đối tượng tiêu dùng lớn. Các doanh nghiệp cũng nhân đó mà thu hút được dòng vốn FDI. Ngoài ra, các tập đoàn lớn trong khối các nước hiệp định cũng sẽ có các chương trình chuyển giao công nghệ hiện đại.

Hàng rão kỹ thuật là thử thách lớn cho doanh nghiệp Việt khi CPTPP có hiệu lực
Hàng rão kỹ thuật là thử thách lớn cho doanh nghiệp Việt khi CPTPP có hiệu lực

Mặt khác, các mặt hàng là lợi thế xuất khẩu của doanh nghiệp Việt thì một số nước thành viên CPTPP cũng có thể sản xuất được. Chính vì vậy, để bảo toàn thị trường trong nước của các quốc gia này; họ sẽ tìm cách bảo hộ sản phẩm trong nước bằng cách tạo ra các rào cản kỹ thuật; gây khó khăn cho hàng hóa của Việt Nam.

Đồng thời, sự cạnh tranh cũng diễn ra khi hàng hóa nước họ cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa Việt Nam trên cùng một thị trường xuất khẩu là một nước thành viên khác của CPTPP… Chỉ có sự khác biệt trong sản phẩm mới làm nên được sức hút; doanh nghiệp Việt nếu không có sự cải tiến chất lượng và công nghê; thì CPTPP giống như một lời ‘khai tử’ hơn; thay vì giống một cánh cửa mở ra cơ hội.


Kết luận

Chủ động tìm hiểu về CPTPP để không bị bỏ lại trên chặng đua đầy sức ép
Chủ động tìm hiểu về CPTPP để không bị bỏ lại trên chặng đua đầy sức ép

Để không bị bỏ lại trong cuộc đua với các nước thành viên CPTPP, doanh nghiệp Việt cần chủ động tìm hiểu thông tin về CPTPP. Từ đó, nắm vững cam kết của Việt Nam và các thị trường đối tác. Ngoài ra, thay đổi tư duy kinh doanh, coi sức ép cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển. Xây dựng các website doanh nghiệp trên nền tảng phần mềm quản lý bán hàng hiện đại; sẵn sàng hội nhập kinh doanh 4.0. CPTPP chắc chắn sẽ mang lại lợi ích lớn cho các doanh nghiệp Việt nếu có hướng đi đúng đắn.