Tại phiên họp chiều ngày 12/11; Quốc hội đã biểu quyết thông qua tờ trình của Chủ tịch nước về việc phê chuẩnHiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cùng các văn kiện liên quan. Theo đó, Việt Nam đã sẵn sàng quá trình hội nhập vào CPTPP. Bên cạnh những thuận lợi mà CPTPP mang lại; Việt Nam xác định sẽ phải đối đầu với nhiều thách thức. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những tin chính về vấn đề phê chuẩn Hiệp định CPTPP tại bài viết này nhé.
Cơ hội, thách thức nào khi tham gia CPTPP?
Để đi đến được phiên làm việc ngày hôm nay; trước đó; vào sáng ngày 2/11; Quốc hội đã nghe qua tờ trình của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP. Đi theo chương trình dự kiến; ngày 5/11; Quốc hội đã có phiên họp để thảo luận về việc tham gia CPTPP. Các Đại biểu Quốc hội cũng đề xuất các phương án nhằm kêu gọi Chính phủ tận dụng tốt những ưu điểm và hạn chế những thách thức mà Hiệp định mang đến cho Việt Nam.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy: Tham gia CPTPP; đồng nghĩa với việc đem Việt Nam đến một ‘sân chơi’ lớn hơn. Tại đó, cơ hội sẽ mở ra với những ưu đãi về thuế, thị trường; gia tăng cơ hội phát triển, hội nhập; là nền tảng để duy trì tình hình hòa bình trong khu vực. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cũng chỉ ra một thực tế rằng; thách thức kèm theo CPTPP sẽ không hề ít. Báo cáo thuyết minh Hiệp định CPTPP do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trình bày đã xác định 6 thách thức lớn trước mắt khi tham gia CPTPP. Bao gồm: kinh tế; pháp luật, thể chế; xã hội; ngân sách; lao động; an toàn, an ninh thông tin.
Ngoài ra, nội dung tờ trình cũng đề cập đến nội dung Hiệp định CPTPP. Theo đó, CPTPP sẽ giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP cũ; nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nội dung nghĩa vụ; do Mỹ đã rút khỏi TPP.
100% đại biểu tán thành tham gia CPTPP
Mặc dù, đứng trước nhiều thách thức khi tham dự CPTPP; nhưng kết quả 100% đại biểu tán thành là kết quả có thể dự đoán trước. Phiên họp ngày 12/11 có sự tham gia của 469 đại biểu Quốc hội; đạt 96,70% số đại biểu tham gia. Và toàn bộ 469 đại biểu đều biểu quyết tán thành quyết định Việt Nam tham gia CPTPP. Theo ông Nguyễn Văn Giàu – chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại; hầu hết các đại biểu Quốc hội đều cho rằng việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP và đánh giá đây là một quyết định quan trọng về lĩnh vực chính trị. Điều này cũng thể hiện; nước ta đang chủ động hơn trong hội nhập quốc tế; thể hiện tiềm lực quốc gia không hề nhỏ; đồng thời, làm cơ sở tiến đến ký kết các hiệp định thương mại tự do khác.
Phê chuẩn nhanh chóng
Việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP diễn ra nhanh chóng là bởi; CPTPP có kế thừa những nội dung của Hiệp định cũ TPP. Mặt khác; sự chuẩn bị của nước ta cho TPP suốt 8 năm đàm phán vừa rồi là hoàn toàn kỹ lưỡng và đầy đủ. Do vậy, việc phê chuẩn này diễn ra nhanh và thu được số phiếu tán thành là 100%; cũng là điều dễ giải thích.
Tính đến thời điển hiện tại, đã có 6 quốc gia phê chuẩn tham gia Hiệp định. Theo quy định về hiệu lực mới của CPTPP; sau khi quốc gia thứ 6 phê chuẩn thì Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày phê chuẩn. Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhấn mạnh về thời điểm Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14 là thời điểm phù hợp. Theo đó; Việt Nam cũng cam kết chủ động; tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, khẳng định vai trò; vị trí của nước ta trong khu vực và thế giới.
Hướng đi cho doanh nghiệp Việt khi tham gia CPTPP
Trước tình hình Việt Nam tham gia vào CPTPP; các doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu thông tin về Hiệp định. Ngoài ra nắm vững những cam kết của Việt Nam với các thị trường đối tác cũng là một trong những yếu tố chính quyết định thành công của doanh nghiệp. Hiệp định mở ra nhiều cơ hội về vấn đề thuế quan; do vậy, doanh nghiệp cũng không thể bỏ qua thông tin về vấn đề này. Hơn nữa, không chỉ tìm hiểu về lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; mà ở các lĩnh vực khác cũng nên tìm hiểu để có thể dễ dàng đưa ra các nhận xét; đánh giá tình hình chung.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chủ động thay đổi tư duy trong kinh doanh. Trong thời đại 4.0 hiện này, nếu chỉ dừng lại ở kinh doanh truyền thống; chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ khó tiếp cận đến các thị trường ngoài nước nhiều hơn. Hiện nay; trong Hiệp định cũng quy định rõ một chương về thương mại điện tử. Để có thể nắm bắt được lĩnh vực này; thì ngay bây giờ; doanh nghiệp nên tìm hiểu các phương thức bán hàng đa kênh hiệu quả; cùng những phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp. Từ đó, làm tiền đề để bùng nổ thương mại điện tử.
Ngoài ra sắp tới, các thể chế, pháp luật của nhà nước về kinh tế sẽ có nhiều điều chỉnh. Để không bỏ lỡ cơ hội của mình; doanh nghiệp nên chủ động cập nhật những diễn biến, tình hình mới nhất.
Kết luận
Như vậy, CPTPP có hiệu lực sẽ đồng nghĩa với rất nhiều thay đổi trong cơ chế, chính sách của Việt Nam. Hướng đến một CPTPP hội nhập, quan điểm của bạn như thế nào về vấn đề này? Hãy chia sẻ ngay cho chúng tôi để cùng thảo luận và đánh giá về vấn đề này nhé.