- Lượt xem: 520

Trong kinh doanh, định giá sản phẩm luôn là vấn đề khiến bạn phải đau đầu, nhất là trong giai đoạn mới ra mắt một sản phẩm mới. Làm thế nào để đặt được một mức giá sản phẩm phù hợp vừa đảm bảo thu được lợi nhuận cao mà khách hàng không phàn nàn giá quá “chát”? Giá như thế nào mới là hợp lý nhất?

 

Đừng lo, với bài viết này chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu công thức định giá sản phẩm chỉ với 5 bước đơn giản. Với công thức này bạn có thể áp dụng đặt giá cho giá bán lẻ sản phẩm.

Bước 1: Tính giá vốn sản phẩm

 

Gía vốn (giá gốc) của sản phẩm hay còn được gọi là Cost of goods sold – COGS, là tổng chi chí bao gồm chi phí sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm (còn được gọi là giá thành của sản phẩm) và các chi phí có liên quan như: chi phí nhân công, chi phí vận chuyển, marketing,…để hàng được sẵn sàng bán. Nói một cách đơn giản thì giá vốn(giá gốc) của sản phẩm được xác định bằng công thức

 

Giá gốc (giá vốn) = Giá thành sản phẩm (Chi phí sản xuất/nhập sản phẩm) + Chi phí phát sinh khác nếu có (chi phí nhân công, đóng gói, vận chuyển, marketing,…)

 

Bước 2: Nghiên cứu thị trường, khách hàng của bạn

 

Trước khi định giá bán cho bất kỳ sản phẩm bán lẻ nào bạn phải đảm bảo rằng đã hiểu rõ về phân khúc khách hàng mà mình muốn hướng tới, phân khúc thị trường mà bạn đang nhắm đến.

 

Nếu hàng của bạn là sản phẩm cao cấp hướng đến đối tượng khách hàng giàu có, thu nhập cao? Hay hàng của bạn là hàng bình dân phù hợp với đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình – khá?

 

Hãy luôn nhớ rằng, chỉ khi nắm bắt được cụ thể khách hàng tiền năng cụ thể thì bạn mới có thể dựa vào đó để đưa ra mức giá phù hợp, vẫn có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

 

Tùy vào hành vi mua của khách tiêu dùng ra sao? Họ quan tâm đến chất lượng hay giá cả? Ngân sách chỉ trả của họ cho việc mua sắm là bao nhiêu? Chỉ khi tổng kết tất cả những dữ liệu đó lại bạn mới có thể đưa ra mức giá phù hợp nhất, nhắm trúng tâm lý khách hàng.

 

Bước 3: Xác định mức lợi nhuận mong muốn

Có một cách đơn giản và được nhiều người lựa chọn để định giá sản phẩm là lấy giá gốc sau đó nhân gấp đôi lên để ra giá bán. Nếu làm theo cách này thì mức lợi nhuận bán hàng của bạn đảm bảo luôn thu về tối thiểu là 50%. Tuy nhiên trong bán lẻ, còn tùy vào từng ngành hàng và mô hình kinh doanh của bạn mà tùy chỉnh giá bán sao cho thu về mức lợi nhuận phù hợp nhất.

 

Với các nhà sản xuất trực tiếp hay các thương hiệu lớn mức lợi nhuận mong muốn của họ sẽ rơi từ 30 – 50%, họ có thể chấp nhận mức lợi nhuận thấp để đạt được những mục tiêu khác. Trong khi các nhà bán lẻ trực tiếp cho người dùng lại nhắm vào mức lợi nhuận từ 55 – 70%. Vì thế, để có được giá bán sau cùng cho một sản phẩm dù là bán lẻ hay bán sỉ thì bạn cũng cần xác định mức lợi nhuận mong muốn thu về

 

Bước 4: Đặt giá bán lẻ

 

Sau khi đã xác đinh được lợi nhuận bạn mong muốn, kỳ vọng thì chỉ cần áp theo công thức sau là bạn có thể tính ra giá bán:

 

Giá bán lẻ = [(Giá gốc/vốn) / (100 – % lợi nhuận mong muốn)] x 100

 

Ví dụ: sản phẩm có giá gốc là 50.000 đồng, lợi nhuận mong muốn của bạn là 50%, vậy thì bạn sẽ có giá bán là [(50.000 / (100 – 50)] x 100 = 100.000 VND

 

Hãy lưu ý, đừng nhầm lẫn giữa giá gốc (giá vốn) với giá thành để tính ra giá bán. Với công thức trên chúng ta định giá sản phẩm để được ra giá bán sau cùng theo mức lợi nhuận mà bạn kỳ vọng.

 

Nếu như chỉ đơn thuần là bán lẻ, mua đi bán lại và giá bán sau cùng bạn đưa ra là hợp lý, và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thì bạn có thể bắt đầu bán hàng rồi đấy.

 

Để chắc chắn nhất, bạn nên nghiên cứu xem các đối thủ, các nhà bán lẻ khác đang bán sản phẩm đó với mức giá bao nhiêu. Từ đó mà bạn có thể so sánh và xem lại giá bán sản phẩm sau cung của mình có khả thi hay không. Nếu mức giá quá cao hoặc có thấp sẽ có phương án thay đổi kịp thời.

 

Trên đây là công thức định giá sản phẩm cơ bản và đơn giản nhất, dành riêng cho những người mới bắt đầu kinh doanh chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Ngoài ra hiện nay có rất nhiều phương pháp định giá khác bạn có thể sử dụng như là định giá xuất phát từ chi phí, định giá dựa trên sự cạnh tranh, định giá theo Marketing,…

 

Có người nói định giá sản phẩm là cả một nghệ thuật trong bán hàng, đây không phải là việc quá khó khăn nhưng để làm tốt thì nó cũng không hề đơn giản. Nó có tầm quan trọng rất lớn vì ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh sau này. Dù sao thì khi mới bắt đầu, chúng ta nên đi từ những bước đơn giản nhất, sau đó tích lũy dần cà về kinh nghiệm lẫn kỹ thuật ngày càng hoàn thiện hơn. Chúc bạn thành công.

 

Đọc thêm: 6 cách tăng giá qua mặt khách hàng mà vẫn vui như tết