- Lượt xem: 576

Bán hàng đa kênh không phải là xu hướng quá mới mẻ trong giới kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng tốt giải pháp bán hàng toàn diện này. Facebook và Website là những cái tên được nhắc đến nhiều nhất, hãy cùng xem xem 2 kênh bán hàng này đã mang lại những dấu hiệu tích cực nào cho các doanh nghiệp kinh doanh nhé!

Tình trạng dậm chân tại chỗ của các doanh nghiệp kinh doanh online

Theo một cuộc khảo sát năm 2015, tỷ lệ tăng trưởng của các shop online ở ngưỡng dường như không thay đổi. Gần 40% các shop kinh doanh online được khảo sát cho biết, kết quả kinh doanh thấp hơn so với năm trước. Phần lớn hoạt động kinh doanh đều dậm chân tại chỗ với mức doanh thu hàng năm chỉ đạt mức dưới 200 triệu mỗi năm.

website

Đây là một cảnh báo mạnh mẽ cho các doanh nghiệp mới gia nhập kinh doanh online. Khi thị trường cạnh tranh khốc liệt, người người, nhà nhà kinh doanh online, nếu bạn còn đang e dè cho các khoản đầu tư làm thương hiệu và tiếp thị trực tuyến thì sẽ không có ai nhận ra bạn giữa vô vàn những thương hiệu khác nhau.

Hành vi tiêu dùng khách hàng trực tuyến

Mua sắm trực tuyến trở thành xu hướng khi đáp ứng được những nhu cầu chi tiêu của khách hàng một cách nhanh gọn và dễ dàng hơn mua sắm truyền thống. Chỉ cần có thiết bị kết nối internet là bạn đã có thể mua sắm mọi thứ mình muốn chỉ bằng một cú click chuột. Hàng đặt mua của bạn sẽ nhanh chóng được vận chuyển tận nơi mà bạn không hề tốn một giọt mồ hôi.

kinwebsite

Tuy vậy, có nhiều doanh nghiệp cùng cung cấp một loại mặt hàng, người mua được thỏa thích lựa chọn và so sánh. Trước khi có quyết định tiêu dùng, phần lớn người tiêu dùng trực tuyến đều sử dụng các công cụ tìm kiếm để tham khảo thông tin về sản phẩm định mua. Những so sánh của khách hàng chủ yếu về giá cả và phản hồi của những khách hàng cũ. Chính vì thế, giá cả và dịch vụ chăm sóc là những công cụ cạnh tranh hữu hiệu cho những doanh nghiệp kinh doanh online.

Người tiêu dùng online không phải ai cũng là người sẵn có nhu cầu. Có rất nhiều hành vi mua sắm không phải vì phục vụ nhu cầu mà chỉ để thỏa mãn bản thân lúc nhất thời. Cũng chính vì thế, những hành vi này không ổn định, vừa là cơ hội cũng là trở ngại cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến.

website

Người tiêu dùng trực tuyến Việt Nam đa số không có thói quen sử dụng thẻ khi thanh toán, các loại hình ví điện tử cũng khá mới mẻ. Nguyên nhân là bởi tư duy hàng đến tận tay mới an tâm giao tiền. Chính vì vậy, khâu thanh toán chủ yếu nhất là giao hàng rồi mới nhận tiền (COD) và chuyển khoản qua ngân hàng. Hai phương thức thanh toán chính này được sử dụng ở 80% doanh nghiệp kinh doanh online.

Facebook và Website dẫn đầu xu hướng bán hàng đa kênh

Xu hướng bán hàng đa kênh được các shop online sử dụng khá phổ biến, có 90 – 95% các shop đều sử dụng kết hợp Facebook và website cùng một số sàn giao dịch thương mại điện tử trong hoạt động của mình. Trong đó, hơn phân nửa các shop online đánh giá website và facebook là 2 kênh bán hàng hàng đầu, mang lại doanh thu tốt nhất.

website

Zalo cũng bắt đầu gia nhập vào thị trường các kênh bán hàng trực tuyến. Tuy mới nhưng cũng đã có đến 64% shop sử dụng Zalo và 26,2% số đó đánh giá Zalo mang lại hiệu quả tốt hơn các diễn đàn hay các trang rao vặt. (Theo số liệu thống kê năm 2015)

website

Groupon (mua theo nhóm) là một kênh bán hàng bùng nổ vào đầu những năm 2012 – 2013, tuy nhiên cơn sốt này nhanh chóng hạ nhiệt khi chỉ có khoảng 46% các shop online sử dụng, và hiệu quả được đánh giá là thấp nhất trong tất cả các kênh với 18.8% shop cho rằng kênh bán hàng này hiệu quả.

Các sàn thương mại điện tử thực sự là một cú nổ lớn cho giải pháp bán hàng đa kênh cho các shop online. Shopee, Lazada, Sendo,… trở thành những cái tên không ai không biết đến khi mua sắm online.

website

Mặc dù xu hướng kinh doanh online bùng nổ là thế, nhưng không phải chủ shop online nào cũng chi mạnh tay cho hoạt động tiếp thị và liên kết các kênh bán hàng online với nhau. Facebook và website đã thống trị xu hướng bán hàng đa kênh, không đồng nghĩa với việc các chủ shop online không có lý do để phát triển những kênh bán hàng mới.

Xu hướng bán hàng đa kênh giúp đồng bộ các kênh bán hàng để tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu đáng kể cho các hoạt động kinh doanh trực tuyến. Nếu chỉ loanh quanh vào các kênh bán hàng quen thuộc cũng không phải là một giải pháp hữu ích cho các shop online hiện nay.