- Lượt xem: 499

Bán hàng đa kênh đa là một xu hướng được nhiều cửa hàng cũng như doanh nghiệp sử dụng. Bán hàng online là một phương tiện gần như là phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, dịp cận Tết, lượng đơn hàng tăng đột biến, để quản lý tập trung đơn hàng online từ nhiều kênh khác nhau lại là một bài toán khó cho các nhà kinh doanh.

Xem thêm:

Quản lý bán hàng tạp hóa, hướng đi nào trong thời công nghệ số

Quản lý thành công trong bán lẻ – Quản lý tồn kho tập trung

Xu hướng bán hàng online chiếm sóng thị trường

Nếu như bán hàng tại cửa hàng chỉ có thể giúp bạn tiếp cận với những khách hàng trong một phạm vi khu vực nhất định hoặc những khách vãng lai không trung thành. Bán hàng online đã giải quyết vấn đề tiếp cận khách hàng một cách nhanh gọn. Bán hàng online phát triển bởi nó có nhiều kênh. Tiếp cận đến gần với khách hàng như mạng xã hội, website, các trang thương mại điện tử,.. .

So với bán hàng truyền thống, bán hàng online dường như chiếm hẳn ưu thế. Người chủ kinh doanh không cần phải bỏ vốn đầu tư cơ sở vật chất cho cửa hàng. Lại có thể làm việc và kết nối khách hàng mọi lúc mọi nơi.

Với một mặt hàng sản phẩm, người chủ kinh doanh có thể đăng tin bán hàng trên nhiều phương tiện khác nhau. Chính vì thế, thay vì chỉ nhận doanh thu từ một mặt bằng cửa hàng thì bây giờ bạn đã có thể sở hữu 3 – 4 “mặt bằng” trực tuyến thật đơn giản.

Chính vì những lợi ích mà bán hàng online mang lại nên người trẻ hiện nay có xu hướng bán hàng online ồ ập. Người người nhà nhà đều bán hàng online khiến sức nóng cạnh tranh ngày càng tăng cao. Đó cũng là lý do khiến những người chủ kinh doanh ngày càng phải mở rộng thị trường trực tuyến cho sản phẩm của mình. Điều này dẫn đến bài toán quản lý tập trung bão đơn online đổ về.

Khó khăn khi bán hàng online

Bán hàng online tuy chỉ cần làm việc tại nhà không cần đến cửa hàng. Nhưng những khó khăn mà người chủ kinh doanh phải đối mặt cũng không hề nhỏ.

Cướp giật thông tin

Chắc chắn bạn đã không ít lần nghe đến trường hợp cướp giật thông tin trên các trang bán hàng online. Đặc biệt là mạng xã hội facebook hoặc website. Khi khách hàng để lại thông tin của mình trên facebook hay website. Luôn có những “con mắt” chầu chực của biết bao đối thủ khác. Bởi sự đánh cắp thông tin đó mà những đối thủ cạnh tranh không lành mạnh có thể giao sản phẩm không chính hãng đến với khách hàng. Khiến sản phẩm của bạn mất uy tín trầm trọng. Các đơn hàng của bạn không được kiểm duyệt, sao lưu chi tiết và quản lý tập trung sẽ khiến nhiều bất cập không mong muốn xảy ra.

Cạnh tranh cao, lợi nhuận thấp

Như đã nêu ở trên, bởi những lợi thế vượt trội hơn so với phương thức bán hàng truyền thống. Bán hàng online trở nên phổ biến hơn. Mật độ cạnh tranh cao và gay gắt, một người mua nhưng có tới 10 người bán. Vì thế để cạnh tranh được là vô cùng khó khăn đòi hỏi sự thay đổi về sản phẩm lớn.

Cạnh tranh trực tuyến chủ yếu đánh vào mức giá mà nhà bán lẻ đưa ra. Với cùng một mặt hàng đó nhưng mức giá bán ra thấp khiến lợi nhuận thu về không đáng kể. Chính vì thế những người chủ kinh doanh cần tìm cách để tăng số lượng hàng bán ra. Bù lại chi phí giảm giá để cạnh tranh.

Bán hàng trên nhiều phương tiện là điều bạn nên cân nhắc. Có thêm một công cụ bán hàng tức bạn đang có thêm một công cụ để tiếp cận khách hàng. Cạnh tranh với đối thủ và để tăng doanh thu cho hoạt động kinh doanh của mình. Nếu bạn đã có một kênh facebook với hàng trăm ngàn lượt theo dõi. Hãy nghĩ đến việc mở rộng gian hàng sang một trang web thương mại. Một website chuẩn SEO sẽ giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy bạn chỉ bằng một thao tác đơn giản thông qua các công cụ tìm kiếm của Google.

Đơn hàng riêng lẻ

Nếu bạn có nhiều “mặt bằng” kinh doanh trực tuyến. Mỗi một “mặt bằng” đó bạn cần có một nhân viên riêng để quản lý thông tin dữ liệu sau đó được tập trung về một trụ sở duy nhất. Do mỗi “mặt bằng” có một cách quản lý thông tin khác nhau. Điển hình là các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee hay Sendo.

Thông tin khách hàng không đồng bộ. Khiến việc tổng hợp và quản lý tập trung thông tin khách hàng trở nên vô cùng phức tạp. Do đó, những sai sót trong quá trình kiểm kê đơn hàng, tồn kho hay quản lý vận chuyển đơn là không thể tránh khỏi. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của hoạt động kinh doanh nên những người làm chủ cực kỳ lo lắng.

Quản lý tập trung dễ như ăn bánh

Hiện tại, những chủ kinh doanh hầu như chưa thể quản lý tập trung được đơn hàng và kho hàng của các kênh bán hàng online và offline của mình. Chính vì thế, giải pháp quản lý bán hàng đa kênh được ra đời. Chủ kinh doanh người tiết kiệm được 50 – 70% chi phí cho việc quản lý tập trung các kênh bán hàng online.

Với giải pháp công nghệ này, các quy trình xử lý đơn hàng trên các kênh khác nhau được đồng bộ hóa. Và tự động hóa trên một nền tảng duy nhất về sản phẩm, đơn hàng, tồn kho và thông tin khách hàng. Đây chính là các những người trẻ hiện đại đang thực hiện để quản lý tập trung bão đơn online “ồ ập”. Giảm chi phí, bứt phá doanh thu dịp cuối năm này đấy. Còn chần chừ gì mà chưa thử ngay thôi.