- Lượt xem: 541

Hầu hết các website bán hàng trực tuyến, kinh doanh online hiện nay đều có những sản phẩm chất lượng với những tính năng tuyệt vời nhưng doanh số thu về lại không như mong đợi. Có thể do một vài nguyên sau như: giá bán sản phẩm quá cao, đối tượng khách hàng mục tiêu nhắm tới chưa phù hợp hoặc website bài trí sản phẩm chưa thực sự hợp lý. Và cuối cùng là chúng bị xếp vào diện hàng tồn kho cần phải xóa bỏ khỏi doanh mục để nhường chỗ cho những sản phẩm mới. Nhưng vấn có một số website vẫn giữ lại với mong muốn có thể giải tỏa hết số hàng tồn đó.

Một ví dụ về thương hiệu Kohls.com, website chuyên kinh doanh quần áo online, họ thường xuyên cập nhật, bổ sung liên tục các sản phẩm mới khác nhau nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số sản phẩm tồn lại 3 tháng, thậm chí lâu hơn. Hầu hết các sản phẩm này chỉ còn những size kén người như XS hoặc XXXL chứ không đầy đủ size như các sản phẩm khác.

Vậy tại sao những mặt hàng này không bán chạy? chúng tôi xn đưa ra một số nguyên nhân sau:

  • Chúng không hiển thị nổi bật trong khi không phải là sản phẩm được tìm kiếm nhiều.
  • Gía bán quá cao, cao hơn cả đối thủ cạnh tranh
  • Gía bán thấp khiến khách hàng nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm
  • Thông tin của sản phẩm không đầy đủ khiến khách hàng không nắm được các ưu điểm của chúng- cũng là những điểm lớn thuyết phục khách mua hàng
  • Không có ý kiến đánh giá, phản hồi từ những khách hàng đã dùng trước đó

Vậy có cách nào để giải quyết được vấn đề tồn kho trong kinh doanh online không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 3 bí quyết hiệu quả dưới đây:

Bí quyết so sánh giá

Thay vì buộc người dùng phải vào nhiều tran sản phẩm cùng lúc để so sánh giá thì tại sao bạn không giúp họ đặt những sản phẩm tương tự cạnh nhau để giúp họ dễ theo dõi hơn. Một ví dụ tiêu biểu khi áp dụng cách thức này là một thương hiệu bánh mì do ông Williams-Sonoma lãnh đạo, ông đã thực hiện một nghiên cứu nhỏ về sản phẩm lò nướng bánh mì của mình về vấn đề này. Vào năm 1990 công ty cho ra mắt mẫu lò nướng giá 275$ nhưng nhận thấy lượng tiêu thụ về mặt hàng này tiềm năng lên tiếp tục cho ra mắt mẫu cao cấp hơn có giá 400$. Họ đặt 2 sản phẩm này cạnh nhau trên website và còn đưa ra những so sánh ưu điểm thiệt hơn giữa 2 máy và kết quả đã khiến họ bất ngờ, doanh số của mẫu sản phẩm giá bán thấp hơn tụt giảm nhanh chóng. Bởi khi đó sản phẩm được đặt cạnh nhau thì người dùng đã nhanh chóng nhận ra bên nào tốt hơn để mua.

Dựa vào điều này mà các nhà bán lẻ đã đưa ra một bí quyết cực kì tốt để thúc đẩy doanh số cho các sản phẩm khó bán. Họ đưa chúng vào so sánh với các sản phẩm kém hơn để khách hàng thấy được ưu điểm nổi bật của chúng, kích thích mua nhiều hơn. Ví dụ như cách mà Bracketing sử dụng cho các dịch vụ của họ dưới đây chẳng hạn.

Chiết khấu, giảm giá

Giảm giá không phải là chiến lượng chỉ được áp dụng với những mặt hàng đang bán chạy mà kể cả sản phẩm bị tồn kho, cần thanh ý thì phương pháp này cũng đem lại những hiệu quả đáng mong đợi. Chiến lược này đặc biệt sử dụng tốt với các sản phẩm thời trang có tính mùa vụ, hoặc đồ ăn thức uống. Dưới đây là một vài ví dụ mà Amazon đã làm để thúc đẩy doanh số cà phê khó bán của họ:

Ta có thể thấy Amazon đưa ra 2 lựa chọn, thứ nhất là giá mua lần 1 và thứ 2 là giá mua cho 5 lần tiếp theo. Với lựa chọn thứ 2 giá thành giảm 15%. Đây là một dạng chiết khấu đặc biệt được các website bán hàng áp dụng với các mặt hàng tiêu dùng hiện nay.

Tạo sự khan hiếm

Tâm lý con người luôn bị kích thích bởi những yếu tố như sự khan hiếm, thời gian ngược. Vì thế mà nhiều người thường mua 2 sản phẩm cùng lúc của Groupon là bởi vì nhận thấy sự khan hiếm của sản phẩm này, nếu không nhanh thì sẽ hết hàng. Vậy sẽ tuyệt vời hơn nếu chiến lược đó kết hợp với một chương trình giảm giá, nó sẽ kích thích nhu cầu của người dùng rất tốt.

Như trong ảnh, các bạn có thể thấy trước khi được tẩu tán hàng nghìn sản phẩm một lúc thì sản phẩm này đã tồn hơn 18 tháng. Nguyên nhân khiến sản phẩm được bán ra nhanh như vậy là do họ vừa giới hạn số lượng bán ra. Ngoài tạo sự khan hiếm bằng cách giới hạn số lượng bạn cũng có thể giới hạn thời gian bán, thời gian khuyến mãi.

Nếu bạn đang muốn thanh lý một số mặt hàng tồn kho trên website kinh doanh online của mình thì hãy thử áp dụng 3 chiến lược đơn giản này nhé.

Đọc thêm: Cải thiện doanh số bán hàng online hiệu quả với 8 chiến lược tiếp thị