- Lượt xem: 441
Chuyên mục: Blog

Cho dù là một thương hiệu mạnh như Apple, Gucci, Disney,… nếu bắt đầu từ những bước đầu tiên đặt chân đến tâm trí khách hàng. Làm thế nào để các thương hiệu có được vị trí nhất định trong lòng công chúng. Tiến trình xây dựng thương hiệu chính là quy trình từng bước từng bước để trở thành một cái tên thật “kêu” khi được nhắc đến. Một vòng đời của thương hiệu sẽ trải qua 5 bước sau đây.

Xem thêm: 

Top 9 mạng xã hội tốt nhất giúp xây dựng uy tín thương hiệu của bạn

Bài học về các chiêu trò Marketing mà bạn nên học hỏi từ các thương hiệu lớn

Ai đang là mãnh tướng trên đường đua giá trị thương hiệu số 1 thế giới?

Giai đoạn hình thành

Giai đoạn đầu tiên của tiến trình xây dựng thương hiệu đó là hình thành thương hiệu. Không đơn thuần chỉ là một sản phẩm hay một dịch vụ; thương hiệu rộng hơn, bao gồm tất cả mọi điểm chạm tương tác với khách hàng với doanh nghiệp. Thương hiệu được hình thành như một sự cam kết cho khách hàng về việc đảm bảo thực hiện nhu cầu của họ. Suy nghĩ về một lời cam kết thật ngắn gọn, dễ hiểu để truyền đạt đến khách hàng mục tiêu của mình trong giai đoạn đầu tiên này. Hãy nhớ, cam kết này chính là mục tiêu định vị mà bạn sẽ theo đuổi trong toàn bộ tiến trình.

Giai đoạn hình thành
Giai đoạn hình thành

Giai đoạn nhận biết

Trước khi muốn có một chỗ đứng trong tâm trí khách hàng, bạn cần bước chân vào trí nhớ của họ bằng việc tung các chiến lược thiết lập sự nhận biết. Có hai cách để xâm chiếm trí nhớ của khách hàng, lý trí và cảm xúc. Những khách hàng thiên hướng theo lý trí sẽ quan tâm nhiều hơn đến các tính năng của sản phẩm. Còn những khách hàng thiên hướng theo tình cảm thì sẽ khó hơn trong việc tiếp cận. Bởi vì bạn cần làm họ cảm thấy thích thương hiệu bằng nhiều điểm chạm khác nhau. Ví dụ, sản phẩm của bạn có khiến khách hàng cảm thấy đẹp hơn, sang hơn, đẳng cấp hơn hay không?

Giai đoạn nhận biết
Giai đoạn nhận biết

Khách hàng có thể biết đến thương hiệu của bạn ở hai mức. Mức thứ nhất là gợi nhớ thương hiệu, tức là họ chỉ biết đến tên thương hiệu; ngoài ra không biết về các sản phẩm của bạn. Thứ hai là ở mức nhận biết thương hiệu. Họ biết đến tên thương hiệu và kể ra được một vài sản phẩm của bạn.

Trải nghiệm trong mua hàng

Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm trong khi mua hàng của khách hàng. Ví dụ như tính năng sản phẩm, mức giá, tương tác của nhân viên bán hàng và cả quản lý. Nếu không phải là mua hàng trực tiếp, trải nghiệm trong mua hàng cũng được đánh giá bởi tiếp xúc thông qua các phương tiện như website, fanpage,… Trải nghiệm này khá quan trọng vì đây là giai đoạn quyết định khách hàng quyết định có sử dụng sản phẩm của bạn hay không. 

Giai đoạn nhận biết
Giai đoạn nhận biết

Trải nghiệm sau mua hàng

Sau mua hàng là giai đoạn sử dụng sản phẩm của khách hàng. Đây là thời điểm quan trọng để chứng minh lời cam kết lúc đầu của bạn là đúng. Cũng là giai đoạn quan trọng nhất để gắn kết mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp của bạn.

Trải nghiệm khi là khách hàng trung thành

Nếu khách hàng đã đi qua bước thứ 4 và trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu, họ cũng tiếp tục tiếp xúc và tương tác với thương hiệu. Vì thế tiến trình xây dựng thương hiệu chưa thể dừng lại được. Thương hiệu vẫn phải tiếp tục chia sẻ những lợi ích mà một thành viên, một khách hàng trung thành có thể nhận được. Không phải khách hàng nào cũng có thể trải qua các bước để đến cuối cùng này. Vì thế họ nên là những người được trân trọng nhất. 

Giai đoạn nhận biết
Giai đoạn nhận biết

Một tiến trình xây dựng thương hiệu rõ ràng giúp nhà quản trị thương hiệu xác định được mình đang ở đâu và mình cần phải đi đến đâu. Muốn trở thành một thương hiệu thành công, nhất định không thể bỏ qua được các bước của tiến trình này.

 


Chia sẻ: