- Lượt xem: 553

Với sự bứt phá ngoài sức tưởng tượng, đánh bật Cocacola ra khỏi vị trí đầu bảng giá trị thương hiệu hàng chục năm trời; Apple, Google hay Amazon mới chính là những đối thủ đáng gờm nhất trên đường đua danh giá này.

Xem thêm:

Bí mật về bài học từ những chiến lược truyền thông thương hiệu đỉnh cao 

Bí Quyết Thành Công Trong Xây Dựng Thương Hiệu

Làm Thế Nào Để Xây Dựng Thương Hiệu Trực Tuyến Cho Doanh Nghiệp?

Quay ngược thị trường 1 thập kỷ về trước

Nhìn lại tổng quan thị trường cách đây hơn một thập kỷ. Năm 2008, Cocacola với giá trị thương hiệu tương đương với 65386 triệu đô; đứng đầu bảng tổng sắp về những thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu. Bỏ cách xa đối thủ đứng thứ 2 là Microsoft; đang là thương hiệu công nghệ nắm toàn thị trường lúc bấy giờ.

Ở thời điểm đó, những cái tên như Apple, Google vẫn chưa xuất hiện trong top 15. Từ đó cũng có thể nhận thấy rằng để vươn lên được thứ hạng như hiện tại; các thương hiệu mạnh đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ như thế nào.  Cùng nhìn lại hành trình 10 năm bứt phá giá trị thương hiệu của vị trí top 3 hiện tại Apple, Google và Amazon.

Dấu chân của những mãnh tướng

Apple

Xuất hiện trong top 15 kể từ năm 2011, đến năm 2013 Apple đã thống trị ngôi vương của bảng tổng sắp và giữ vững vị trí đứng đầu cho đến hiện tại. Có mặt trên thị trường hơn 40 năm; trải qua không ít những thăng trầm, thất bại tưởng chừng ở tận đáy vực sâu và khó có thể nhìn thấy một tia sáng hy vọng nào. Apple tưởng chừng như đã từng bị xóa sổ khỏi thị trường; thế nhưng với một sức mạnh vô hình nào đó lại khiến Apple vực dậy như một vị thần. Điểm qua những điểm sáng trong hành trình chinh phục đỉnh cao danh vọng của Apple:

giá trị thương hiệu số 1
Apple

Từ công ty thiết bị máy tính đến ông lớn công nghệ số 1

  • Thành lập năm 1976 dưới tên Apple Computer bởi Steve Jobs và các cộng sự; là công ty chuyên kinh doanh thiết bị máy tính.
  • Năm 1985, Apple chia tay với Steve Jobs do mâu thuẫn nội bộ
  • Năm 1997, sau khi bất lực với những đối thủ mạnh, Apple đã chiêu mộ lại huyền thoại Steve Jobs bằng cách mua lại công ty mới của ông với giá 429 triệu đô.
  • Năm 2001, iPod ra mắt đánh dấu cột mốc cho những bước tiến mới cho Apple
  • Năm 2003, kho ứng dụng nhạc iTunes được công bố
  • Năm 2007, chiếc iphone đầu tiên trên thế giới được xuất xưởng. Ánh sáng mới trên con đường phát triển của Apple được mở ra.
  • Năm 2010, máy tính bảng iPad được trình làng công nghệ. Đây là chiếc máy tính bảng quyền lực nhất từ thời điểm đó đến nay.
  • Năm 2011, Steve Jobs qua đời, nhường lại vị trí CEO cho Tim Cook
  • Năm 2014, đồng hồ công nghệ Apple Watch tiếp tục là sản phẩm gây được tiếng vang lớn trong ngành công nghệ số.
  • Năm 2015, sau nhiều phiên bản iPhone trước đó; iphone 6 ra mắt với sự thay đổi gần như hoàn toàn. Đây là một cột mốc quan trọng trong chiến lược sản phẩm của Apple; cho đến hiện tại vẫn đang cho thấy sự thành công nhất định.
  • Năm 2017, Apple kỷ niệm 10 năm ra mắt iPhone với sản phẩm iPhone X
  • Năm 2018, Apple ghi dấu ấn lịch sử quan trọng trong làng công nghệ thế giới với giá trị công ty tương đương 1000 tỉ USD đầu tiên; cũng là công ty có giá trị thương hiệu lớn nhất thế giới tương đương 214,39 tỷ USD.

Google

Thành lập với vỏn vẹn 4 thiết bị máy tính và 100.000 USD; Google đã trở thành công cụ tìm kiếm số 1 toàn cầu, thậm chí là công cụ thay đổi toàn thế giới. Chỉ đứng sau Apple, sau 20 năm ra đời, tháng 7/2018 giá trị công ty Google đạt 876,65 triệu USD; giá trị thương hiệu là 155,46 tỷ USD.

giá trị thương hiệu hàng đầu
Google

Từ garage đến văn phòng triệu đô

  • Năm 1996, Google được thành lập với tên gọi BackRub bởi 2 sinh viên công nghệ Larry Page và Sergey Brin; cùng khoản vốn đầu tư ban đầu 100.000 USD.
  • Năm 1998, trụ sở đầu tiên của Google được đặt tại garage của một căn nhà tại Menlo Park. Một sự kiện thú vị đó là toàn bộ căn nhà này đã được google mua lại sau khi đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường vào năm 2006 với mục đích làm kỷ niệm.
  • Năm 1999, Google đứng giữa ranh giới lựa chọn bán mình cho Excite; tuy nhiên do nhiều lý do nên Google vẫn giữ vững lập trường trên con đường phát triển riêng của mình.
  • Năm 2000, Google AdWords ra đời, đánh dấu cột mốc quan trọng trong con đường sự nghiệp của mình; đưa Google trở thành cỗ máy kiếm tiền đích thực.
  • Năm 2001, Schmitd được tuyển dụng vào Google thay thế vị trí CEO của Page.
  • Công cuộc thâu tóm những hãng công nghệ nhỏ hơn khiến Google ngày càng mạnh mẽ hơn; tiêu điểm là sự mua lại Android vào năm 2005 và Youtube năm 2006.
  • Năm 2008, smartphone Android sử dụng trình duyệt web Chrome được ra mắt; nhờ vào trình duyệt web này, lượng người sử dụng Google đã tăng lên đáng kể.
  • Năm 2012, Google thay đổi cơ cấu tổ chức, công ty mẹ Alphabet được hình thành; vị trí CEO của hãng chính thức thay đổi từ Schmidt sang Sundar Pichai.
  • Năm 2018 là một năm không mấy hay ho với Google vì phải nhận án phạt 5 tỷ USD từ EU nhưng Google vẫn chứng tỏ sức mạnh của mình bằng việc tung ra con số doanh thu quý 2 đạt 32,7 tỷ USD.

Amazon

Là một thương hiệu không hề trẻ nhưng lại là một cái tên khá mới trong danh sách giá trị thương hiệu hàng đầu thế giới. Amazon bắt đầu lọt top 15 hãng có giá trị thương hiệu hàng đầu vào năm 2015. Sự tăng trưởng mạnh mẽ và đột phá khiến Amazon nhanh chong bứt phá, vượt qua hàng chục đối thủ mạnh để vươn tới vị trí top 3.

giá trị thương hiệu xếp hạng
Amazon

Từ hiệu sách trực tuyến đến gã khổng lồ không đối thủ

  • Năm 1995, Amazon được biết đến là hiệu sách lớn nhất toàn cầu với 1 triệu đầu sách khác nhau.
  • Năm 1999, sau 4 năm ra đời, Amazon không chỉ dừng lại ở công việc bán sách mà mở rộng ra những lĩnh vực bán lẻ khác như các thiết bị điện tử.
  • Năm 2000, là một trong những thương hiệu đi đầu trong việc đầu tư cho website; Amazon đã thay đổi toàn bộ giao diện trang web của mình để phù hợp với việc kinh doanh đa ngành hàng bao gồm đồ dùng gia đình, chăm sóc sắc đẹp hay mỹ phẩm.
  • Năm 2004, ra mắt công cụ tìm kiếm của riêng mình mang tên A9; với tính năng Block View không hề kém cạnh Street View của Google.
  • Năm 2008, máy đọc sách Kindle được giới thiệu, đây là công cụ làm thay đổi hoàn toàn cục diện về đọc sách và công nghệ điện tử.
  • Năm 2012, Kindle tiếp tục là sản phẩm cốt lõi với các phiên bản khác nhau. Vẫn với chính sách tập trung mạnh mẽ cho website; Amazon đã chính thức trở thành nhà bán lẻ đa ngành hàng khổng lồ.
  • Năm 2018, theo đánh giá từ bảng xếp hạng TheRanking của Interbrand; Amazon đang chiếm giữ vị trí thứ 3 về giá trị thương hiệu với trị giá 100,66 tỷ USD cùng mức tăng trưởng 29%.

Những số liệu này có thể cho thấy, những thương hiệu mạnh lâu đời có thể bị đánh bật bất cứ lúc nào bởi những con sóng ngầm. Chiến lược xây dựng giá trị thương hiệu cần có một lối đi riêng và bền vững mới có thể giúp các thương hiệu chạm đến thành công.