- Lượt xem: 204

Cuộc chiến của các đối thủ trong ngành bán lẻ mỹ phẩm đang diễn ra rất sôi động. Trong nhiều năm qua, hoạt động mua sắm đã có một sự thay đổi mạnh mẽ từ việc chủ yếu giao dịch tại cửa hàng truyền thống sang mua hàng quan mạng. Qua bài viết này, BOTA sẽ phân tích cho bạn những ưu điểm và nhược điểm của 2 loại hình kinh doanh bán lẻ mỹ phẩm: online và offline. Phần 1: cửa hàng truyền thống.

1. Cửa hàng truyền thống

Các quầy hoặc cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm làm đẹp từ lâu đã trở thành mặt hàng thu hút nhiều lượt tương tác của các khách hàng. Bởi lẽ thói quen mua hàng của các khách hàng trong ngành kinh doanh mỹ phẩm là thường hay so sánh kỹ các sản phầm. Đó là lý do tại sao các cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm thường sắp xếp cá gian sản phẩm của mình sao cho thu hút mắt khách nhất có thể.

Cửa hàng mỹ phẩm truyền thống cần đầu tư cửa hàng (Ảnh minh họa)

Trong hơn nhiều năm qua, ngành công nghiệp làm đẹp đã phát triển theo cấp số nhân. Đặc biệt là ở Việt Nam khi như cầu làm đẹp ngày càng tăng theo mức thu nhập. Một khi ngành bán lẻ mỹ phẩm tại Việt Nam tiếp tục phát triển và trở thành một mảnh đất màu mỡ thì các chủ cửa hàng bán lẻ hải sẵn sàng chi vốn để đầu tư cho mô hình kinh doanh này. Một trong những ví dụ điển hình là rất nhiều cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm tại Việt Nam thậm chí còn mở một chuỗi nhiều cơ sở để thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.

Ưu điểm

Một trải nghiệm đặc biệt với khách hàng

Nó không nhất thiết phải là một trải nghiệm lớn và quá khác biệt. Song, việc mua mỹ phẩm trực tiếp tại các cửa hàng bán lẻ giúp kết nối người mua tiêu dùng với thương hiệu bán lẻ nhờ những tư vấn và hỗ trợ trực tiếp từ nhân viên bán hàng.

Đem lại cho khách hàng khoảng thời gian “xả stress” cho khách hàng

Một số người tận dụng khoảng thời gian mua sắm như một dịp để gắn kết với gia đình và bạn bè. Hoặc đơn giản họ chọn mua sắm tại cửa hàng chỉ như một cái cớ để thoát ra khỏi “cuộc sống số” quá căng thẳng.

Khách hàng chọn mua sắm tại cửa hàng để xả stress (Ảnh minh họa)

Khách hàng có thể mua sản phẩm mình thích ngay lập tức

Đây là một ưu điểm hoàn hảo cho khách hàng cần sản phẩm ngay lập tức. Thay vì chờ đợi thời gian xác nhận đơn hàng, thời gian gói hàng, thời gian ship hàng khi mua hàng online thì giờ đây khách hàng có thể đến tận cửa hàng và chọn mua ngay sản phẩm mà họ ưng ý.

Ngoài ra, đa số các cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm tại Việt Nam đều sử dụng phần mềm quản lý bán hàng POS, giúp cho các bước trong quá trình thanh toán được tiện lợi và chính xác hơn bao giờ hết.

Khách hàng được “thử” sản phẩm

Đa số mọi khách hàng đều muốn dùng thử sản phẩm trước khi mua hàng. Đặc biệt là với ngành bán lẻ mỹ phẩm thì nhu cầu này còn cao hơn. Bởi lẽ đặc tính của việc chọn mua mỹ phẩm là mỗi khách hàng sẽ có màu da, tình trạng da, … khác nhau nên việc thử trước sản phẩm là rất quan trọng để họ có những trải nghiệm sản phẩm thật ưng ý.

Khách hàng có thể test trực tiếp mỹ phẩm tại cửa hàng (Ảnh minh họa)

Nhược điểm

Không có review từ các khách hàng trước

Thiếu các đánh giả sản phẩm từ những người mua hàng trước là một điểm trừ lớn cho ca cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm truyền thống. Khách hàng sẽ đặt niềm tin vào những trải nghiệm trước đó của những người tiêu dùng khác, hơn là việc nghe tư vấn từ nhân viên bán hàng.

Khách hàng không thích bị nhân viên “soi”

Rất nhiều khách hàng phản hòi về việc mình bị nhân viên “kè kè” bên cạnh trong khi bản thân khách hàng không muốn nhận được sự tư vấn. Họ muốn có một không gian riêng để tự mình chọn lựa sản phẩm.

Các cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm có thể lắp đặt nhiều camera để tránh tình trạng trộm cắp trong cửa hàng mà không cần nhân viên bán hàng phải luôn luôn quan sát mọi khách hàng.

Giá thuê mặt bằng cao

Đây không chỉ là một khó khăn của ngành bán lẻ mỹ phẩm mà hầu như các lĩnh vực bán lẻ khác đều gặp phải. Khách hàng có thể chỉ ghé cửa hàng của bạn để xem sản phẩm nhưng rồi họ sẽ quay lại mua hàng online để được hưởng nhiều ưu đãi hơn.

Giới hạn thời gian mua hàng

Tất cả mọi cửa hàng đều có giờ mở và đóng cửa. Khách hàng của bạn sẽ bị giới hạn mua sắm trong giờ mở cửa và không thể mua sản phẩm sau khi cửa hàng đóng cửa. Do đó, nếu khách hàng của bạn có nhu cầu mua hàng trong khoảng thời gian khi cửa hàng bạn đóng cửa thì khả năng cao là họ sẽ tìm đến những đối thủ của bạn.

Cửa hàng truyền thống có giới hạn về thời gian mở cửa (Ảnh minh họa)

Đó là lý do vì sao đa số các cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam đều mở thêm cho mình một kênh bán hàng online mở cửa 24/7 để luôn tiếp đón khách hàng mọi lúc, mọi nơi.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn có một mô hình kinh doanh mỹ phẩm thành công thì bạn nên có ít nhất là một cửa hàng truyền thống để đón trực tiếp các khách hàng. Muốn vậy, bạn chỉ cần đầu tư cho mình một bộ phần mềm quản lý bán mỹ phẩm POS. Nó sẽ giúp bạn quản lý các công việc hành chính ở cửa hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện thay vì phải thuê hàng tá nhân viên tại cửa hàng.

Xem thêm: Ngành bán lẻ mỹ phẩm: bán hàng online hay cửa hàng truyền thống (P2: cửa hàng online)


Chia sẻ: