Chỉ sau một đêm, rồng Pikachu Hải Phòng nổi lên như một “biểu tượng” của thành phố này trong dịp Tết 2017. Sở dĩ gọi đây là biểu tượng vì tại thời điểm đó, nếu nhắc đến Hải Phòng, người ta nghĩ ngay tới chú Pikachu bên giải phân cách đường Lê Hồng Phong, Ngô Quyền. Đó có phải là thành công của một thương hiệu mà giới kinh doanh cây cảnh nên học hỏi để chào dịp Tết nguyên đán 2019 sắp tới?
Cận cảnh rồng Pikachu Hải Phòng
Rồng là một biểu tượng linh thiêng của người dân Việt Nam hàng ngàn năm nay. Nhắc đến rồng, người ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh oai phong, mạnh mẽ. Nhìn qua thôi người ta sẽ tin rằng rồng có thể bay một cách nhẹ nhàng, uốn lượn nhưng không mất đi sự dũng mãnh.
Thế nhưng, con rồng được chính quyền Hải Phòng xây dựng lại mang hết vẻ đối lập với một “con rồng bình thường”. Dân mạng còn thích thú suy đoán nguồn gốc của “chú rồng” có hình dạng khác biệt này. Rồi từ đó ưu ái gọi tên linh vật biểu tượng của Hải Phòng là Pikalong – sự kết hợp hoàn hảo giữa rồng và Pikachu.
Người dân đã tỏ ra một thái độ “không thể chấp nhận được” trên mạng xã hội đối với một sản phẩm nghệ thuật như thế này. Người không liên quan thì chê bai một cách hài hước, người “một chút liên quan” như nhân dân Hải Phòng thì coi đây như một “sự xúc phạm”. Không ai có thể hiểu được thẩm mỹ của những người đứng đầu trách nhiệm về cảnh quan thành phố như thế này.
Tuy nhiên, đã có hàng loạt những bài viết và dự án kinh doanh “ăn theo” rồng Pikachu Hải Phòng. Tiêu biểu là Thăng Fly Comics với 1,1 triệu lượt like Fanpage Facebook sáng tạo dựa trên hình ảnh Pikalong. Nhiều người đã đứng trên quan điểm của nhà kinh doanh để phán đoán. Liệu có phải pikalong chỉ là một hình thức truyền thông để thu hút truyền thông và quảng cáo du lịch thành phố của các ông lớn hay không?
Tác giả rồng Pikachu nói gì?
Chủ nhân của ý tưởng rồng Pikachu Hải Phòng là công ty cổ phần công viên cây xanh Hà Nội. Sau khi hình ảnh rồng Pikachu được lan tỏa rộng rãi trên mạng xã hội với nhiều bình luận tiêu cực, các nhà báo đã có cuộc nói chuyện với ông Nguyễn Xuân Bình, Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng.
Ông khẳng định, mô hình hai con rồng đó đã có nhiều năm nay. Hằng năm, vào dịp Tết âm lịch, công ty sẽ có hình thức trang trí trên mô hình có sẵn đó để tăng vẻ đẹp cho hình ảnh thành phố. Và năm 2017, họ quyết định gán hoa cúc lên 2 linh vật trên.
Thế là, rồng Pikachu Hải Phòng ra đời chỉ là một sự “xấu vô tình”, không vì chủ đích truyền thông bẩn để thu hút chú ý. Vấn đề của chú rồng này vốn hoàn toàn xuất phát từ thẩm mỹ những người liên quan. Đó là một thất bại mà người kinh doanh cây cảnh tết 2019 nên chú ý.
Bài học về kinh doanh cây cảnh
Với áp lực dư luận quá lớn, chú rồng Pikachu bị chỉnh sửa ngay sau đó mấy hôm. Nhưng lỗi lại hoàn lỗi, sản phẩm giường như không thể cứu vãn được. Trách nhiệm thuộc về ai? Người ta chỉ có thể hiểu chung là công ty cổ phẩn cây xanh Hải Phòng, cùng với đó là quan chức cao cấp trong thành phố. Một sự kiện này diễn ra, họ có thể chỉ bị khiển trách mà thôi.
Nhưng các thương hiệu kinh doanh cây cảnh thì không có sức mạnh thị trường lớn như thế. Cây cảnh là một sản phẩm liên quan trực tiếp tới thẩm mỹ. Vì vậy, nếu mẫu mã sản phẩm không được ưa thích, ngay lập tức thương hiệu sẽ hoàn toàn thất bại. Nhất là trong thế giới truyền thông online như bây giờ, một con sâu có thể làm rầu nồi canh. Huống hồ, đây là cả một con rồng.
Đã có nhiều người tự hỏi, tại sao rồng Pikachu Hải Phòng đã từng là một chú rồng “đẹp chuẩn” tại năm 2012, người ta lại đầu tư thay đổi hình dạng nó như thế để làm gì? Thực ra, việc đổi mới sản phẩm trên nền tảng có sẵn là yêu cầu tất yếu của tất cả sản phẩm.
Tuy nhiên, khâu chuẩn bị của cửa hàng trước khi tự tin tung mẫu mã mới lên thị trường là vô cùng quan trọng. Không dám chắc rằng chủ đầu tư cho rồng Pikachu Hải Phòng có một thiết kế chuẩn xác như sản phẩm trước đó. Hoặc là, sản phẩm này chưa được hỏi ý kiến nhiều người để đánh giá về mặt thẩm mỹ.
Thêm vào đó, một dự án công cộng như xây dựng Pikachu Hải Phòng chưa liên quan trực tiếp tới doanh thu. Nhiều bài báo giật tít chi phí xây dựng công trình này lên tới 6 tỷ đồng. Nhưng thực chất, con số đó chỉ là 100 triệu theo như lãnh đạo cung cấp. Sự thật không thể được kiểm chứng bằng giấy tờ, nhưng con số đó cũng đủ để làm các cửa hàng kinh doanh cây cảnh thất thoát.
Trưng cầu tiếp thu ý kiến của dân hay lắng nghe nhu cầu khách hàng, đó là những công việc thiết yếu cần hoàn thành trước khi tạo ra sản phẩm. Công ty cổ phần cây xanh Hà Nội đã quá muộn màng khi thụ động tiếp nhận feedback từ cộng đồng, để rồi tất cả những sửa chữa hay phát ngôn sau đó đều bị xem là bào chữa.
Đó là một bài học cho tất cả các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh nói chung và kinh doanh cây cảnh nói riêng. Tết Nguyên đán 2019 sắp đến, hàng loạt những ý tưởng kinh doanh cây cảnh đang được triển khai, liệu có một con rồng Pikachu Hải Phòng thứ hai trên thị trường cây cảnh Tết 2019?