- Lượt xem: 125

Nghề nào cũng đều có thể gặp những tình huống khó khăn khác nhau, đôi lúc còn có những tình huống éo le mà không thể lường trước được. Bán hàng là nghề cần quan hệ với nhiều đối tượng lại càng dễ gặp những tình huống như vậy hơn. Tuy nhiên, nếu có thể biến khó khăn thành cơ hội thì lại có thể có được thứ gọi là “trong cái rủi có cái may”.

1. Khách hàng khó tính, chửi bới, than phiền

Tình huống này hầu như cửa hàng nào cũng phải gặp ít nhất vài ba lần. Khách có thể phàn nàn vì lý do này nọ, thậm chí đôi khi cũng có thể không vì lý do gì hay lý do không chính đáng. Điều bạn cần làm nhất không phải là đi đôi co giải thích dài dòng với khách hàng, mà đầu tiên là phải xin lỗi họ. Đấy là quy tắc chưa bao giờ sai trong giải quyết khủng hoảng. Chưa cần biết bạn đúng hay sai, bạn cũng nên xin lỗi vì khách hàng đã có những điều chưa hài lòng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Nhân viên phải thật sự khéo léo để lắng nghe và thấu hiểu khách hàng. Hãy khiến cho họ cảm thấy mình quan trọng và được tôn trọng, họ sẽ dần nguôi ngoai và chấp nhận lời giải thích của bạn.

2. Khách hàng chậm trả nợ

Tình huống này không dễ để giải quyết. Có những khách hàng “lười” trả nợ cho dù bị thúc giục như thế nào. Để giải quyết vấn đề này, bạn không nên nóng vội. Kiếm được khách hàng đã khó, chiều chuộng và giữ chân họ còn khó hơn. Thay vì dùng những biện pháp mạnh, bạn nên áp dụng những chính sách mềm dẻo mà khôn ngoan hơn để thu hồi nợ.

Luôn mềm mỏng, nhẹ nhàng với khách hàng để thể hiện mức độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

– Chỉ cho nợ tiếp khi đã trả hết nợ cũ

– Khuyến khích trả nợ bằng những đợt khuyến mại để thúc đẩy mua hàng

– Hỗ trợ trả nợ nhiều đợt cho những khách hàng không có khả năng trả tất cả một lúc

Những cách này sẽ giúp cho cả bên bạn và bên khách hàng đều cảm thấy thoải mái. Bạn vừa thu hồi được nợ sớm mà khách hàng lại không cảm thấy “bị đòi nợ”.

3. Nhân viên làm thất thoát hàng

Đây là một trong những rủi ro mà cửa hàng nào cũng dễ gặp phải. Tình huống này có thể đến từ nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan của nhân viên. Tuy nhiên dù ở tình huống nào thì bạn đều phải giải quyết khéo léo. Bạn nên khuyến khích nhân viên thành thật khai báo và chấp nhận hình phạt theo quy định. Ngoài ra, bạn cũng không nên quá gay gắt trong tình huống này tránh tạo áp lực khiến nhân viên nghỉ việc, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải mất thời gian tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. Cách giải quyết tránh rủi ro nhiều nhất đó là sử dụng phần mềm quản lý hàng hóa sẽ giúp bạn quản lý được sản phẩm của mình một cách chặt chẽ hơn.

Còn tiếp…


Chia sẻ: