- Lượt xem: 547

4.Tối ưu hoá thẻ heading định dạng nội dung

 

seo onpage

 

-Thẻ H1 là “ thẻ tiêu đề ’’ của bạn.Một bài viết cần định dạng nội dung thật đúng. Cần có tiêu đề chính ( h1) và các tiêu đề phụ ( h2 , h3) :

– Thẻ H1 : Có chứa từ khoá ngay phía đầu và chỉ sử dụng duy nhất 1 thẻ H1 cho mỗi bài bao gồm nội dung bài viết. Nếu bạn sử dụng WordPress thì theo mặc định tiêu đề của một bài viết cũng là thẻ H1.

– Thẻ H2 h3 : Nội dung tổ chức thành các mục và mỗi thẻ h2 h3 thể hiện những điểm chính của từng đoạn trong bài viết.

Có một số lưu ý khi tối ưu heading 2 3 :

  • Ngắn gọn thể hiện nội dung của đoạn văn sắp tới bạn đang đề cập.
  • Triển khai nhiều sub-heading nhiều nhất có thể
  • Heading chứa một số từ khoá liên quan. Ko nhồi nhét từ khoá, phải ưu tiên ngắn gọn thể hiện nội dung của đoạn

Định dạng nội dung

Phải đảm bảo được rằng người dùng có thể dễ dàng đọc và hiểu nội dung bài viết.

Sử dụng chữ in đậm, gạch chân hoặc in nghiêng để làm nổi bật các phần quan trọng của bài viết

Sử dụng phông chữ có kích thước vừa dùng với người đọc

Tách văn bản thành các đoạn nhỏ ( thường thì 3- 4 dòng cho 1 đoạn bài viết)

Sử dụng khoảng cách giữa các đoạn văn để làm cho văn bản dễ đọc hơn.

Sử dụng CSS để tạo phần nổi bật và chia nhỏ văn bản thành các phần nhỏ dễ quản lý hơn.

 

5.Tối ưu image onpage( hình ảnh )

 

Công cụ tìm kiếm không hiểu thông tin hình ảnh vì thế bạn cần tối ưu hoá hình ảnh

  • Hình ảnh rất quan trọng trong mục đích trình bày làm cho trang thú vị hơn và dễ hiểu hơn.
  • Sử dụng hình ảnh gốc.Nếu sử dụng hình ảnh hiện có từ web khác bạn cần để nguồn tham khảo
  • Tối ưu hình ảnh trước khi upload : Resize , Compression.
  • Chọn định dạng file : GIF , JPG , PNG
  • Đặt tên không dấu phân tách các từ bởi ký tự gạch ngang
  • Dung lượng không quá 100k cho ảnh lớn , 50k trung bình , 30k ảnh nhỏ
  • Sử dụng thẻ ALT để mô tả hình ảnh – Điều này giúp công cụ tìm kiếm hiểu được hình ảnh đó là gì.
  • Sử dụng tên tệp mô tả – Không chỉ đặt tên cho hình ảnh của bạn là ‘’ image1.jpg’’ phải cố gắng sử dụng tên tệp mô tả.Ví dụ : thiet-ke-web-chuan-seo.jpg.

 

6.Liên kết nội bộ trong seo onpage ( internal links )

 

seo onpage

 

Internal link giúp việc điều hướng người dùng, các liên kết trỏ tới các trang khác trong cùng domain của site, hỗ trợ Google thu thập dữ liệu dễ dàng hơn.Người dùng thêm nhiều thông tin giá trị từ đó cải thiện thứ hạng SEO của website.

 

  • Phần quan trọng trong xây dụng website chuẩn seo : đầu tiên khi mà spider của công cụ tìm kiếm bắt đầu thu thập vào một trang hay một bài viết đó là đi theo các liên kết mà nó tìm thấy trên trang hay bài viết đó ( internal link và external link )
  • Liên kết nội bộ hữu ích nhất cho việc thiết lập kiến trúc trang web và quảng bá liên kết có nội dung chất lượng. Nếu liên kết nội bộ được tối ưu hoá tốt thì bạn có thể giữ khách truy cập lâu hơn trên website. Sẽ giảm được tỷ lệ out web.
  • Nếu trang web của bạn phong phú với đầy đủ các nội dung. Sau đó bạn nên đặt tối thiểu 3 và tối đa là 10 liên kết nội bộ trong một trang tuỳ thuộc độ dài của nội dung. Nhưng điều quan trọng là dẫn theo ngữ cảnh tới các trang liên quan.
  • Không liên kết tới một trang quá 2 lần vì Google chỉ tính đầu tiên nên việc làm thêm chỉ là lãng phí.
  • Đó là cách để công cụ tìm kiếm biết về các bài viết khác. Nó sẽ làm tăng thời gian của người dùng trên website- người dùng đọc bài viết sẽ có nhiều khả năng nhấp vào liên kết để đọc thêm về một chủ đề liên quan và đó là cách giúp tăng thời gian trên website.

 

Một số phương pháp hay khi xây dựng liên kết nội bộ:

 

  • Sử dụng đa dạng anchor text không nên tập trung quá nhiều vào từ khoá.
  • Thêm liên kết nội bộ khi chúng hữu ích cho người đọc.
  • Không quá 15 liên kết nội bộ trên mỗi bài viết.
  • Khi có thể hãy thêm các liên kết vào nội dung của bài viết.

 

7.Sử dụng Outbound Links trong SEO onpage

 

seo onpage

 

  • Outbound link là link của trang mình đến các trang khác. Số lượng Outbound link của website bạn đến website khác càng lớn thì SE đánh giá web bạn thấp hơn. Ngược lại, nếu bên website đối tác cũng xuất hiện đến trang backlink của bạn. Đó gọi là Inbound link, nghĩa là SEO thấy web bạn và đối tác là link 2 chiều (2-way link) . Như thế web bạn sẽ bị Google phạt.
  • Trong nhiều trường hợp chính là các outbound link giúp cho website có được PR tốt. Vấn đề mấu chốt là, những link đó phải phù hợp với nội dung thông tin trên website của bạn. Một bài viết theo sau bởi một danh sách dài dăng dẳng các link sẽ không mang lại lợi ích gì nhiều cho website của bạn.
  • Outbound links tới các site có nội dung chất lượng cao và tương đồng với thông tin trên website của bạn ; hầu như không tác động hoặc có thì cũng mang tính tích cực đến việc PR của website.

 

 

Chúc các bạn thành công .

Bánh Đa Cua.


Chia sẻ: