Xu hướng bán hàng đa kênh đã dần trở thành những bước phát triển thiết yếu cần có cho ngành công nghiệp bán lẻ. Ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống nếu không nhanh chóng thích nghi có thể sớm trở nên lạc hậu và bị bỏ lại phía sau. Việc xây dựng một hệ thống bán hàng đa kênh là không hề đơn giản, một trang web thương mại kết hợp với điểm bán hàng trực tiếp là chưa đủ. Nếu đang kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, đây sẽ là danh sách những công việc bạn cần làm để xây dựng một chiến lược bán hàng đa kênh của riêng mình.
Sự nhất quán giữa các kênh
Sự liền mạch và đồng bộ giữa các kênh là điều mà khách hàng của bạn luôn mong chờ. Sẽ không có khách hàng nào cảm thấy thoải mái khi phải liên tục lặp đi lặp lại việc cung cấp cho bạn thông tin cá nhân từ website, ứng dụng điện thoại hay tại chính điểm bán chính thức của cửa hàng.
Thứ nữa, nếu nhà hàng của bạn mang phong cách thanh lịch nhẹ nhàng, nhưng website lại được thiết kế theo một phong cách nghệ thuật sống động, khách hàng rất dễ bị nhầm lẫn và cảm thấy khó khăn trong việc ghi nhớ thương hiệu của bạn.
Một biểu hiện rõ rệt của sự nhất quán giữa các kênh đó là khách hàng có thể đặt thực đơn trên ứng dụng di động và dùng nó tại cửa hàng. Ứng dụng di động đó cho phép đầy đủ các tính năng thêm bớt menu y hệt như đang order tại quầy nhà hàng. Điều đó chắc chắn khiến khách hàng của bạn hài lòng và mong muốn quay lại thêm một lần nữa.
Đơn giản hóa nền tảng quản lý
Bán hàng đa kênh là việc sử dụng nhiều kênh bán hàng hơn nhưng đơn giản hóa hơn trong quản lý chúng. Nếu như bạn sử dụng từng giải pháp phần mềm cho từng kênh bán hàng riêng biệt, điều đó sẽ càng trở nên phức tạp và không thể tiết kiệm chi phí quản lý. Và hãy thử nghĩ xem, mỗi lần bạn muốn cập nhật thông tin về giá, thành phần hay ưu đãi cho sản phẩm, bạn chỉ cần cập nhật một lần cho tất cả, hơn là việc phải thực hiện nhiều lần. Đó là ưu điểm mà giải pháp bán hàng đa kênh có thể mang lại cho những ông chủ kinh doanh.
Đơn giản hóa nền tảng quản lý tập trung bằng giải pháp bán hàng đa kênh Bota omni channel, bạn vừa tiết kiệm được thời gian cho việc xây dựng hệ thống bán hàng đa kênh, vừa tối ưu hóa chi phí cho hoạt động quản lý.
Khách hàng của bạn cần gì?
Đối với ngành dịch vụ nhà hàng, trải nghiệm của khách hàng vô cùng nhạy cảm. Chỉ cần một lần không vừa ý, họ có thể từ bỏ bạn để đến với các đối thủ khác, bởi họ có quá nhiều sự lựa chọn và họ phải chi trả một khoản tiền nào đó cho những sự lựa chọn đó. Điều bạn có thể làm là theo dõi hành trình mua của khách hàng từ lúc chọn thực đơn, order, nhận order cho đến khi thanh toán thành công. Hãy tập trung vào những điều khiến công việc của họ trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.
Khi khách hàng order tại quầy của nhà hàng, họ thường có những yêu cầu như thêm sốt hay giảm bớt cay cho đồ ăn. Tuy nhiên, những điều này sẽ khó thực hiện nếu thực khách đặt hàng trên website hay thông qua các app điện thoại. Vậy nên, nếu bạn có thể thực hiện nó trực tuyến, chắc chắn khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng gấp đôi.
Đừng quên bổ sung cho khách hàng những hình thức thanh toán nhanh bằng thẻ hay bằng ví điện tử nhé.
Cá nhân hóa khách hàng
Cá nhân hóa khách hàng nên được sử dụng trong mọi loại dịch vụ, bởi khách hàng sẽ cảm thấy được phục vụ nhiều hơn, được quan tâm hơn và hài lòng với nhà hàng của bạn hơn. Để cá nhân hóa khách hàng trong bán hàng đa kênh thực tế dễ dàng hơn so với hình thức kinh doanh truyền thống bởi bạn có nhiều kênh, nhiều tương tác với khách hàng để thu thập những dữ liệu về họ.
Thiếu tầm nhìn về việc thu thập thông tin khách hàng là một sai lầm có thể khiến chuỗi kinh doanh nhà hàng của bạn thất bại thảm hại. Đơn giản là việc chúc mừng sinh nhật và một món quà nho nhỏ có thể khiến khách hàng đánh giá cao hơn về bạn và có xu hướng trung thành hơn với nhà hàng.
Thế nên, đừng bỏ sót bất kỳ thông tin nào về khách hàng bởi đó chính là công cụ cạnh tranh trực tiếp trên thương trường của bạn.
Đặt hàng và thanh toán bằng công nghệ
Để đáp ứng với số lượng thực khách càng ngày càng tăng của nhà hàng, việc đặt hàng và thanh toán tại quầy cũng cần giảm thiểu thời gian tối đa có thể. Hãy trang bị những thiết bị di động để có thể đặt hàng và thanh toán ngay tại bàn. Điều này vừa giảm thiểu áp lực tập trung tại một quầy thanh toán. Ngoài ra, điều này cũng giúp cho khách hàng cảm thấy tiện lợi hơn rất nhiều so với việc phải chờ đợi nhân viên order.
Bạn biết đấy, khi những nhu cầu về trải nghiệm ăn uống trở nên khắt khe hơn tức khách hàng của bạn đang khó tính hơn và bạn cần nỗ lực hơn. Với việc xây dựng chiến lược bán hàng đa kênh, bạn cũng có thể tạo ra cho khách hàng một trải nghiệm đa kênh toàn diện để tăng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng.