- Lượt xem: 546
Chuyên mục: Blog

APEC 2018 vừa kết thúc mà không ra được tuyên bố chung. Những bất đồng sâu sắc giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, xung quanh các vấn đề về thương mại và đầu tư, được xem là nguyên nhân dẫn tới sự thất bại lịch sử.

Sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương cũng được xem là một trong những vấn đề khiến sự chia rẽ trở nên sâu sắc. Mỹ và các đồng minh phương Tây đang nỗ lực phản ứng với cái gọi là chương trình Vành đai Con đường mà Bắc Kinh đang theo đuổi.

Bức ảnh được cho là bằng mặt nhưng không bằng lòng của các vị lãnh đạo
Bức ảnh được cho là bằng mặt nhưng không bằng lòng của các vị lãnh đạo

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Hội nghị cấp cao APEC không thể đưa ra được một tuyên bố chung chính thức.

Trong bài phát biểu tại hội nghị ngày khai mạc 17/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra lời cảnh báo đầy ẩn ý nhắm đến chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Donald Trump, cho rằng các quốc gia đang theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ “chắc chắn sẽ thất bại”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong hội nghị cấp cao APEC 2018
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong hội nghị cấp cao APEC 2018

Trước sự leo thang căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa hai nước, Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố: “Lịch sử đã cho thấy các cuộc đối đầu, dù dưới hình thức chiến tranh lạnh, chiến tranh nóng hay chiến tranh thương mại, sẽ không tạo ra người chiến thắng. Những nỗ lực để xây dựng các rào cản và cắt bỏ các mối quan hệ kinh tế là chống lại các quy luật kinh tế và xu hướng của lịch sử”.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence – người đã phát biểu tại diễn đàn ngay sau Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đã thẳng thừng chỉ trích: “Trung Quốc đã lợi dụng Mỹ nhiều năm rồi và những ngày đó không còn nữa”. Ông Pence khẳng định Mỹ sẽ không xuống thang chiến tranh thương mại với Trung Quốc trừ khi nước này thay đổi.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence - người thay thế Tổng thống Donal Trump tại APEC 2018
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence – người thay thế Tổng thống Donal Trump tại APEC 2018

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khiến cho cộng đồng quốc tế không thể quyết định một số vấn đề kinh tế, thương mại quan trọng nhất thời đại. Diễn đàn APEC năm nay được kỳ vọng có thể là nơi tháo ngòi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, dù cho kỳ vọng này là quá cao. Thế nhưng, không những không làm giảm, dù chỉ một chút căng thẳng, mà mọi thứ giữa hai nước còn tồi tệ hơn khi APEC tổ chức tại thủ đô Port Moresby trở thành “đấu trường” của quan chức Mỹ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, giới quan sát nhận định việc tham gia CPTPP có thể giúp Trung Quốc đối phó với chính sách bảo hộ “Nước Mỹ trước tiên”. Hiệp định với 11 quốc gia, trong đó có Nhật Bản, Việt Nam, Malaysia, Canada, Mexico và Australia, sẽ giúp Trung Quốc mở rộng quan hệ thương mại và giải phóng tiềm năng tăng trưởng trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ.

Trung tâm hội nghị quốc tế thủ đô Port Moresby của Papua New Guinea – nơi diễn ra các hoạt động của Tuần lễ Cấp cao APEC 2018

APEC bao gồm 21 nền kinh tế thành viên là Australia, Brunei, Canada, Chile, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Nga, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Mỹ và Việt Nam.