- Lượt xem: 535

Những năm gần đây là thời điểm các startup trong nước và quốc tế có những bước tiến vượt bậc. Sự thành công không đến từ may mắn mà bởi những nỗ lực hết mình và tích lũy kinh nghiệm sau nhiều lần thất bại. Vậy, những startup tỉ đô của Đông Nam Á đã mang đến bài học gì cho những người trẻ đang có xu hướng tìm kiếm một lối đi cho riêng mình.

Xem thêm:

Mở quầy thuốc tây tư nhân: Để thành công, cần phải có sự chuẩn bị chu đáo

Câu chuyện thành công của các ông lớn ship COD

Kinh doanh văn phòng phẩm thành công với 4 kinh nghiệm sau

Grab

Nhắc đến startup tỉ USD, không thể bỏ qua được những chiếc xe màu xanh lá đã phủ sóng đường phố trong một vài năm trở lại đây. Hình ảnh Grab không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước Đông Nam Á khác nữa đã quá quen thuộc. Grab được biết đến lần đầu tiên với tên Grabtaxi, là một công ty vận chuyển công nghệ có trụ sở chính đặt tại Singapore.

startup tỷ USD
Hãng vận chuyển công nghệ Grab

Thành lập từ năm 2012, Grab là thương hiệu nổi lên sau Uber nhưng lại có sự tăng trưởng vượt xa đàn anh đi trước. Đến năm 2017, Grab công bố sở hữu hơn 1 triệu tài xế; trở thành hãng vận chuyển công nghệ có thị phần lớn nhất trên thế giới; chiếm 95%. Hiện tại, Grab đã có mặt tại 8 quốc gia, hơn 190 thành phố Đông Nam Á. Năm 2018, Grab thực hiện thương vụ thâu tóm Uber tại thị trường Đông Nam Á, đánh dấu một con đường thẳng tiến trở thành thương hiệu độc quyền kinh doanh vận chuyển công nghệ. Giá trị định giá của Grab đang xấp xỉ ở mức 14 tỷ đô; xứng đáng ở vị trí ngôi vương cho danh hiệu startup tỷ USD.

Sự thành công của Grab đã trở thành nguồn cảm hứng cho không ít những nhà kinh doanh mới, những thương hiệu nhỏ bé với các lĩnh vực thị trường chưa có người đi trước dẫn đường. Vậy, thực tế, Grab đã mang đến bài học gì cho chúng ta.

Xây dựng mục tiêu cụ thể, chính xác

Quyết định mục tiêu, định hướng phát triển là một trong những cách giúp công ty có thể phát triển bền vững và hướng các hoạt động đều đi theo một quỹ đạo nhất định. Ngay từ đầu, Grab đã tìm đến những cộng sự vừa có tâm, vừa có tầm để cùng nhau bàn bạc về một định hướng ban đầu của công ty.

startup tỷ USD
Grab

Lựa chọn phát triển một thị trường mạnh mẽ ở một quốc gia hay cùng lúc đẩy mạnh xây dựng thương hiệu ở nhiều đất nước là một sự lựa chọn khó khăn của Grab. Nếu không thể đưa ra một quyết định duy nhất, rất có thể Grab sẽ không có được sự hưng thịnh như ngày hôm nay.

Người xuất sắc không hẳn là người phù hợp

Nhắc đi nhắc lại một chân lý rằng, nhân lực chính là yếu tố cốt lõi đối với sự thành bại của một startup tỷ USD. Như đã nói, mỗi một doanh nghiệp, nói chính xác là Grab, sẽ có những định hướng, mục tiêu định hướng của mình. Định hướng này đã được xác định rõ ràng từ trước. Sau đó, việc của công ty là tuyển vào những nhân sự phù hợp với những nếp văn hóa và định hướng và công ty đang phát triển.

Tan Hooi Ling, nhà đồng sáng lập của Grab đã từng kể về các ứng viên của mình. Có rất nhiều tài năng sáng giá tuy nhiên lại không thực sự là mảnh ghép phù hợp nhất với Grab. Từ chối những ứng viên đó là một điều khó khăn nhưng lại là quyết định đúng đắn. Grab có nhiều nhân viên tài giỏi hơn cả những nhà điều hành; và những nhân viên đó chính là nhân tố quan trọng cho ngôi vị startup tỷ USD của của Grab hiện tại.

Thất bại là kinh nghiệm quý báu nhất

Cái giá để đánh đổi cho sự khác biệt với đối thủ đó là chấp nhận thất bại. Cái giá phải trả cho sự thất bại lại không hề nhỏ nên hãy biến những thất bại đó trở thành kinh nghiệm quý báu nhất. Lựa chọn hướng đi an toàn là điều mà Grab hoàn toàn có thể làm được, những liệu đi theo lối mòn có phải là cách để thành công?

startup tỷ USD
Phủ xanh mọi ngóc ngách

Khi mới ra đời, các nhà sáng lập đã bỏ không ít công sức để tạo nên sự khác biệt cho Grab, thế nhưng thất bại liên tiếp xảy ra đã giúp họ trưởng thành và dần chạm tới những quyết định đúng đắn hơn.

Học hỏi mỗi ngày

Liệu một startup tỷ USD có cần học hỏi gì thêm? Cho dù bạn là người dẫn đầu thị trường thì những kiến thức bạn cần học hỏi thêm vẫn còn vô vàn. Khiêm tốn, học hỏi mỗi ngày đã khiến Grab có những sự cải tiến mỗi ngày.

Mỗi cải tiến từ nhỏ nhất như phương thức cài đặt hay thanh toán cũng có thể khiến cho trải nghiệm khách hàng trở nên hoàn hảo hơn. Sự hài lòng của khách hàng chính là thành công của doanh nghiệp. Đó cũng chính là cách mà Grab đã làm để trở thành startup giá trị số 1 Đông Nam Á.

Go-Jek

Với giá trị định giá tương đương 10 tỷ USD. Go-Jek là startup đầu tiên đến từ Indonesia và Đông Nam Á được Fortune công nhận thuộc top 50 những công ty làm thay đổi thế giới năm 2017. Makarim, nhà sáng lập Go-Jek đã có ý tưởng về dịch vụ gọi xe máy dành cho thị trường nước nhà khi nhìn thấy nhiều sự bất cập của thực tế đang diễn ra tại địa phương mình.

startup tỷ USD
Go-Jek

Ban đầu, Go-Jek chỉ được kỳ vọng là một dịch vụ mới cải thiện ngành gọi xe máy tại Indonesia. Tuy nhiên, vượt xa sự mong đợi, sau 6 năm ra mắt Go-Jek đã đi vào lịch sử startup Indonesia khi trở thành một trong những startup tỷ USD của Đông Nam Á. Makarim cũng chính thức trở thành ông chủ của khối tài sản ước tính 5 tỷ USD ở tuổi 34.

Lựa chọn đúng thời điểm

Makarim từng chia sẻ rằng, Go-Jek đã chọn đúng thời điểm khi nắm bắt được xu hướng sẻ chia và liên kết đang thịnh hành. Nếu như ở một thời điểm khác, Go-Jek chỉ có thể phát triển ở một hay cùng lắm là 2 lĩnh vực. Thế nhưng nhờ sự nắm bắt đó đã đưa Go-Jek trở thành startup tỷ USD với sự phủ sóng ở nhiều lĩnh vực từ gọi xe, giao đồ ăn, đặt vé sự kiện, mát xa tại nhà, thanh toán di động.

khởi nghiệp
Phủ sóng thị trường Indonesia

Bài học rút ra cho những ai muốn bắt đầu một hệ sinh thái mới thi việc bắt kịp thị trường là điều tuyệt đối cần đạt được. Nghiên cứu và theo sát thị trường sẽ là cách để nhà quản trị lựa chọn được thời điểm chính xác để tung ra sản phẩm.

Cạnh tranh là tất yếu để thành công

Nếu bạn sợ đối mặt với cạnh tranh thì bạn chẳng bao giờ có thể biết được thị trường ngoài kia đang diễn biến như thế nào. Nép mình trong một không gian bó hẹp sẽ không phải là một cách thông minh vì trước sau gì những đối thủ mạnh hơn cũng sẽ len lỏi vào góc thị trường đó. Chẳng còn cách nào khác đó là trực tiếp đối diện với đối thủ.

khởi nghiệp
Go-Jek

Khi có động thái thâm nhập vào thị trường Việt Nam, Thái Lan hay Singapore để lấp đầy chỗ trống cho sự rút lui của Uber; Go-Jek đã biết được rằng mình cần đối mặt với đối thủ vô cùng mạnh đó là Grab. Tuy nhiên cạnh tranh với Grab không khiến Go-Jek chùn bước. Makarim từng nói rằng, cạnh tranh là khó khăn nhưng lại là yếu tố cần thiết nếu muốn mở rộng quy mô. Nếu bạn muốn công ty mình dậm chân tại chỗ thì cứ mãi gặm nhấm một miếng bánh. Tuy nhiên miếng bánh đó cũng sẽ dần cạn kiệt, lúc đó có muốn cạnh tranh cũng không còn cơ hội.

Tham vọng của Makarim là đưa Go-Jek trở thành một hình mẫu cho một công ty công nghệ dẫn đầu sự khai phá nền kinh tế mới. Và cho dù đã là một startup tỷ USD thì tham vọng đó vẫn chưa dừng lại.

Tokopedia

Tiếp tục là một startup đến từ Indonesia, Tokopedia là sàn thương mại điện tử lớn nhất Indonesia hiện tại. Được thành lập vào năm 2009, khi mà xu hướng sử dụng smartphone và mua sắm trực tuyến bắt đầu trỗi dậy. Hiện tại, Tokopedia được định giá 7 tỷ đô la, lọt top những startup tỷ USD của Đông Nam Á.

Nhà sáng lập Tokopedia
Nhà sáng lập Tokopedia

Khi huy động thành công nguồn vốn trị giá 1 tỷ USD từ các nhà đầu tư lớn bao gồm cả tập đoạn SoftBank hồi cuối năm 2018, Tokopedia đã chính thức trở thành một trong những công ty đánh giá nhất Indonesia. Hiện tại, Tokopedia là đối thủ lớn nhất của sàn Lazada (thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba), Shopee (thuộc sở hữu của Sea Ltd). Tính tại thị trường Indonesia, Tokopedia vẫn đang là sàn thương mại điện tử có lượng truy cập lớn nhất, bỏ xa đối thủ nội địa là Bukalapak hay Shopee và Lazada.

Nhà sáng lập Tokopedia
Nhân viên nhiệt tình, thân thiện

Sự thành công của Tokopedia là tất cả những nỗ lực mà cậu sinh viên nghèo William Tanuwijaya đã bỏ ra.

Hơn 10 năm trước, William Tanuwijaya đã xây dựng nên sàn thương mại này nhờ vào mắt nhìn thị trường về sự tăng trưởng mạnh mẽ của xu hướng mua sắm trực tuyến. Indonesia là quốc gia có nền Internet phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Đó là điều kiện vô cùng tuyệt vời để các ngành thương mại điện tử có điều kiện để chuyển mình mạnh mẽ.

Trụ sở Tokopedia
Trụ sở Tokopedia

Tiền thân của Tokopedia được ra đời vào trước đó 2 năm, tức là năm 2007. Mục tiêu hướng đến của William lúc này là thay đổi nhận thức và cách mua sắm online của người tiêu dùng. Để có được vốn đầu tư cho đứa con của mình, William đã đích thân tìm đến các nhà đầu tư nhưng đều bị từ chối vì bị nghi ngờ về năng lực của bản thân.

Mãi năm 2009, Tokopedia mới huy động được vốn đầu tư ban đầu từ tập đoàn PT Indonusa Dwitama, Tokopedia được ra mắt. Trải qua nhiều nỗ lực thuyết phục của nhà sáng lập, qua nhiều vòng gọi vốn sau đó, Tokopedia dần được các công ty, tập đoàn lớn rót vốn vào. Đó chính là cột mốc quan trọng cho hành trình trở thành startup tỷ USD.

Theo như lời của William, mục tiêu sau cùng của Tokopedia là giúp đỡ các doanh nghiệp phục vụ khách hàng một cách hoàn hảo nhất. Nếu làm được điều đó có nghĩa là Tokopedia đang đến gần hơn với sứ mệnh đại chúng hóa thương mại, kết nối thương mại truyền thống với thương mại điện tử trực tuyến; đưa công nghệ vào với đời sống người tiêu dùng.

Traveloka

Traveloka là ứng dụng booking trực tuyến đến từ Indonesia. Hơn nửa cái tên trong top đầu những startup tỷ USD đến từ Indonesia, chứng tỏ được rằng đây là quốc gia đứng đầu trong hệ sinh thái khởi nghiệp của Đông Nam Á. Ngay sau khi Traveloka ra đời đã thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư, đặc biệt là quỹ East Venture. Cho đến năm 2013, Traveloka trở thành dự án startup đầu tiên của châu Á nhận được sự đầu tư từ quỹ Series A từ Global Founders Capital.

Traveloka
Traveloka

Tháng 9/2016, Traveloka tham dự giải thưởng Thương hiệu hàng đầu và xuất sắc giành chiến thắng ở 2 hạng mục “Đặt vé khách sạn trực tuyến” và “ Đại lý du lịch trực tuyến” với số điểm Top Brand Index ấn tượng lần lượt là 74.8% và 59.6%. Cùng năm đó, Traveloka còn được vinh danh là Thương hiệu nổi bật 2016 tại nước nhà trong lễ trao giải BrandZ.

Sử dụng nền tảng công nghệ cao cùng lượng nhân sự kỹ thuật cao, Traveloka đã đưa sản phẩm của mình đến hầu hết các quốc gia châu Á. Ứng dụng cho phép người dùng internet tìm kiếm, đặt vé di chuyển, đặt phòng khách sạn nhanh chóng, đơn giản và giá cả cạnh tranh nhất thị trường. Đối với những tín đồ du lịch thì đây thực sự là một bước tiến hoàn toàn mới, tiện nghi hoàn toàn mới để có một chuyến hành trình hoàn hảo.

Traveloka
Du lịch dễ dàng hơn với Traveloka

Tính đến hiện tại, Traveloka đã phủ sóng toàn bộ Đông Nam Á, đến những quốc gia du lịch như Singapore, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam. Liên kết với hơn 120.000 khách sạn, 100.000 đường bay trên quy mô toàn thế giới. Traveloka đã thâu tóm một thị trường du lịch trực tuyến vô cùng rộng lớn và đầy tiềm năng phát triển.

Lợi thế mà Traveloka nắm giữ đó là giá rẻ, mạng lưới rộng lớn, nhiều chính sách khuyến mãi thường xuyên. Không những thế mà Traveloka còn sở hữu đội ngũ kỹ sư hàng đầu, luôn cập nhật những tính năng mới nhất cho người dùng. Với giá trị định giá tương đương 2 tỷ USD, hiện tại Traveloka đang đứng thứ 4 danh sách startup tỷ USD của Đông Nam Á.

Có thể nhìn thấy điểm chung của những startup tỷ USD đó là sự nỗ lực nắm bắt theo những xu hướng thị trường thịnh hành; ứng dụng công nghệ điện tử trong thương mại và phát triển thương hiệu. Đây xứng đáng là những thương hiệu mới nổi, những động lực cho nhiều startup tại Đông Nam Á nói riêng và trên toàn châu Á và thế giới nói chung.


Chia sẻ: