Ba ý tưởng kinh doanh tiềm năng từ các lĩnh vực khác nhau
- Lượt xem: 398

Các ý tưởng kinh doanh phải thực tế mới mang lại hiệu quả. Do đó, trước khi quyết định khởi nghiệp, chúng ta cần tìm hiểu kỹ càng. Bota giới thiệu đến độc giả 3 ý tưởng kinh doanh từ các ngành nghề khác nhau.

Xem thêm:

Ý tưởng kinh doanh dịp noel 2019 dành cho các bạn trẻ

Ý tưởng kinh doanh Halloween 2019: Cơ hội kinh doanh mùa vụ “béo bở”

Ý tưởng kinh doanh mùa Halloween: Kiếm bộn tiền với ba ý tưởng kinh doanh này

1. Trồng Hoa- Làm giàu từ ngành cây cảnh

Hoa Lan, Hoa Loa kèn, Hoa Hồng, Hoa Cẩm Tú…, là những loại hoa hay được trồng để kinh doanh, vừa có giá trị kinh tế cao, vừa phù hợp với thị hiếu chơi hoa của người tiêu dùng. Trồng hoa đòi hỏi người trồng phải có những kỹ thuật sinh học tốt, biết cách áp dụng công nghệ vào quá trình kinh doanh, canh tác.

Hoa là mặt hàng thiên về cái đẹp nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần trong cuộc sống hiện đại. Nhu cầu thưởng ngoạn hoa ngày càng cao. Hơn nữa, quá trình canh tác cũng không vất vả so với một số nghề khác. Bởi vậy, ý tưởng đầu tư này được nhiều người thực hiện.

 Nhu cầu thưởng ngoạn hoa ngày càng cao (Ảnh minh họa)
Nhu cầu thưởng ngoạn hoa ngày càng cao (Ảnh minh họa)

Mách nhỏ một số kỹ thuật trồng Phong Lan

Với mục đích trồng Lan để buôn bán nên khi chọn giống, bạn phải chọn loại có sức chống chọi với môi trường tốt, khả năng sinh trưởng và năng suất cao. Bạn có thể chọn giống Lan Vanda. Để tiết kiệm thời gian cũng như rủi ro môi trường khi ươm giống, bạn nên mua cây giống mô được tách ra từ cây mẹ.

Làm vườn và chuẩn bị vật dụng để chứa Lan. Sau khi trồng Lan vào chậu thì phải treo lên cao để rễ Lan được thông thoáng và không úng nước. Bón phân phải rõ quy trình với từng loại Hoa Lan khác nhau. Tuy nhiên, không được cho nhiều đạm. Nếu không thì hoa không nở, gây ảnh hưởng tới năng suất. Cần tưới nước thường xuyên 1-2 lần mỗi ngày, Hoa Lan không đủ nước sẽ làm cây không tăng trưởng.

Ngoài ra bạn còn phải thực hiện các biện pháp để ngừa bệnh cho Lan khỏi vi khuẩn, sâu bọ…Khi muốn tách, ghép Lan nên chờ đến mùa lạnh vì lúc này tách Lan rất dễ , không làm xây xước tới thân Lan.

 Bạn phải chọn loại có sức chống chọi với môi trường tốt (Ảnh minh họa)
Bạn phải chọn loại có sức chống chọi với môi trường tốt (Ảnh minh họa)

2. Xưởng Sản Xuất Đồ Kim Khí – Làm giàu từ cơ khí

Các doanh nghiệp chế tạo máy, chế tạo sản phẩm điện, đồ điện luôn cần các sản phẩm kim khí làm đồ dùng. Thực hiện ý tưởng này, mục đích là tạo ra sản phẩm và bán cho những công ty trên thành phố bởi họ không có diện tích đất, tài chính để thuê nhà xưởng chế tạo đồ kim khí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cho nên họ cần 1 cơ sở sản xuất đồ kim khí, giao hàng đều đặn theo tuần, tháng. Nếu làm tốt, bạn có thể sẽ được các công ty này ký hợp đồng lâu dài và có thêm nhiều doanh nghiệp khác cũng tới thuê bạn làm sản xuất phụ tùng, linh kiện, đồ kim khí.

Nếu muốn thực hiện ý tưởng kinh doanh này, bạn phải có kiến thức và sự thích thú với máy móc, chế tạo sản phẩm từ sắt thép. Bạn cũng cần chịu được gian khó, nặng nhọc…Sau đó, cần chuẩn bị các phương tiện máy móc phục vụ để sản xuất sản phẩm kim khí.

Bạn có thể mở xưởng sản xuất đồ kim khí (Ảnh minh họa)
Bạn có thể mở xưởng sản xuất đồ kim khí (Ảnh minh họa)

3. Nuôi trồng thủy, hải Sản – Làm giàu từ nông nghiệp

Miền Bắc không có nhiều sông, kênh rạch cho nên việc canh tác thủy hải sản bị hạn chế hơn so với miền Nam. Trong những năm gần đây, miền Bắc cũng đã nuôi nhiều cá nhờ quy hoạch mô hình ao hồ, kênh rạch. Làm giàu từ nhà nông theo cách này được giới chuyên gia đánh giá là hiệu quả trong tương lai.

Các loại hải sản được nhiều người canh tác như: Mực, tôm, nghêu, cua, cá…Khi sản phẩm được thu hoạch có thể buôn vào thành phố hoặc xuất sang nước ngoài nếu đảm bảo tham gia chăn nuôi thủy hải sản đúng quy trình chuẩn của đối tác.

Hy vọng rằng, những ý tưởng kinh doanh từ nhiều lĩnh vực này sẽ là gợi ý cho bạn trên con đường khởi nghiệp để chinh phục thành công.