- Lượt xem: 548

Bán hàng đa kênh hiện nay đang là xu hướng và sự lựa chọn hàng đầu của nhà kinh doanh. Vậy làm sao để bán hàng đa kênh hiệu quả? Liệu rằng sự kết hợp giữa mạng xã hội và Website có thực sự là hình thức bán hàng đa kênh chuyên nghiệp? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây nếu bạn thực sự quan tâm về vấn đề này nhé!

 

1. Tìm hiểu về Website

 

 

Hiện nay, 77% doanh nghiệp nhỏ công nhận website là công cụ tiếp thị trực tuyến hiệu quả nhất để xây dựng nhận thức và tăng cường các mối quan hệ với khách hàng so với các công cụ tiếp thị trực tuyến khác (Theo khảo sát của Constant Contact).

 

Với một loạt các tùy chọn, cả mất phí và miễn phí, việc xây dựng một website chất lượng cao để giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bạn, đồng thời tạo dựng thương hiệu theo một hình thức mà bạn có thể kiểm soát đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

 

Ưu điểm:

 

Tiết kiệm chi phí – có rất nhiều sự lựa chọn sẵn có. Các website miễn phí có thể là bước khởi đầu tốt vì chúng được tạo ra để phục vụ những người dùng không chuyên với giao diện dễ dùng.

 

 

Đáng tin cậy – trong một khảo sát gần đây, 56% người được hỏi cho rằng họ sẽ không tin doanh nghiệp nào không có website riêng.

 

Kiểm soát/ Sở hữu hoàn toàn – ngay cả khi bạn quyết định không tự tùy chỉnh mà sử dụng một công cụ tạo web với các giao diện có sẵn, các công cụ ngày nay có thể cung cấp cho bạn rất nhiều tính năng tùy biến để bạn dễ dàng cá nhân hóa trang web của bạn. (Theo TechCrunch).

 

Linh hoạt trong xây dựng thương hiệu và quảng bá – một website không chỉ tạo nhiều không gian hơn mà còn đem đến nhiều cách thức tiếp thị kinh doanh khác nhau như video, cảm nhận khách hàng, blog, các chương trình khuyến mại đặc biệt, .v.v.

 

Thời gian linh hoạt – tiếp thị sản phẩm và dịch vụ 24/7 ở bất cứ đâu trên thế giới.

 

Nhược điểm:

 

Bảo trì – sẽ tốn chi phí hàng tháng nhưng không đáng kể so với lợi nhuận website mang lại cho bạn.

 

2. Mạng xã hội

 

 

 

Phương pháp bán hàng qua mạng xã hội này đem đến sự tin cậy và đơn giản khi tiếp thị cho hiện diện trực tuyến của doanh nghiệp – tốt hơn nhiều so với câu nói “hãy theo dõi tôi trên Facebook”.

 

Có rất nhiều nền tảng đa phương tiện hỗ trợ bạn khi sử dụng mạng xã hội làm hiện diện trực tuyến, như Facebook, YouTube, Instagram, zalo,….

 

Ưu điểm:

 

Nhanh và miễn phí – thiết lập đơn giản và hầu hết các nền tảng đều không thu phí

 

Ít cam kết – bạn có thể dễ dàng xóa trang hoặc chuyển sang một nhà cung cấp mới bất cứ lúc nào

 

 

Trên thế giới, số lượng doanh nghiệp chuyển hướng lưu lượng truy cập tới trang Facebook tương ứng tăng 25% mỗi năm.

 

Thu hút khách hàng – tiếp cận hơn một tỉ khách hàng tiềm năng, cho phép doanh nghiệp dễ dàng giao tiếp và qua đó, xây dựng các mối quan hệ.

 

Nhược điểm:

 

Thiếu kiểm soát/ quyền sở hữu – những điều khoản và điều kiện mà các nhà cung cấp mạng xã hội đưa ra sẽ kiểm soát nội dung và các chương trình khuyến mại nào có thể được xuất hiện. Và điều gì sẽ xảy ra nếu nhà cung cấp đóng cửa mạng xã hội đó, mà đó lại là hiện diện trực tuyến duy nhất của doanh nghiệp bạn?

 

Sáng tạo bị hạn chế – các trang xã hội cung cấp thiết kế về bố cục khá hạn chế.

 

Diễn đàn mở – Những trang này đem đến một diễn đàn mở cho người tiêu dùng chia sẻ bình luận cũng như khiếu nại của họ, điều này đòi hỏi sự giám sát thường xuyên.

 

Báo cáo/ công cụ hạn chế – mức độ báo cáo và các tính năng có sẵn thường ít hơn so với một website.

 

Xem thêm: Top 7 lý do doanh nghiệp cần sở hữu một Website bán hàng chuyên nghiệp

 

3. Sự kết hợp giữa Website và Mạng Xã hội

 

 

Lý tưởng nhất là phối hợp giữa website và các kênh mạng xã hội. Website của bạn nên là trung tâm của hiện diện trực tuyến, trong khi đó, bạn sử dụng mạng xã hội (và các kênh tiếp thị khác như email và công cụ tìm kiếm trả tiền) để thu hút và hướng khách hàng quay trở lại trang web của bạn.

 

Dưới đây là một số hướng dẫn nhanh về cách mà mạng xã hội và website có thể bổ sung cho nhau:

 

Sử dụng mạng xã hội để thông báo cho khách hàng về thông tin mới được cập nhật trên website của bạn.

 

Chia sẻ hoặc tích hợp các bài viết trên mạng xã hội (Facebook hoặc Twitter) trực tiếp trên website của bạn.

 

Thêm các phím hiển thị liên kết tới trang mạng xã hội ở đầu hoặc cuối trang, cho phép khách hàng luôn được cập nhật về tình hình kinh doanh hoặc các chương trình khuyến mại của doanh nghiệp bạn.

 

Đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử, hãy tích hợp phím mạng xã hội trên các trang giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp để khách hàng của bạn có thể chia sẻ với mọi người những món đồ mà họ vừa mua hoặc thích trên web của bạn.

 

 

Trang mạng xã hội của bạn đăng tải các nội dung tương tự như trên website sẽ không gây ảnh hưởng gì. Mặt khác, mạng xã hội có thể giúp tăng cơ hội tiếp cận những khách hàng không thường xuyên truy cập vào website của doanh nghiệp bạn hàng ngày.

 

Với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ, có thể khẳng định rằng việc kết hợp bán hàng giữa Website và mạng xã hội là một trong những hình thức bán hàng đa kênh hiệu quả và chuyên nghiệp. Nhanh tay kết hợp 2 hình thức này để việc kinh doanh của bạn trở nên dễ dàng hơn nhé!

 

Tham khảo: Các yếu tổ gây cản trở bán hàng đa kênh bạn nên biết