- Lượt xem: 728

Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh hiện nay đang là phương tiện được nhiều người áp dụng trong việc kinh doanh của mình. Vậy làm sao để quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả? Những yếu tố nào gây cản trở bán hàng đa kênh? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm bán hàng đa kênh nhé!

 

1. Yếu tố thứ nhất: Thiếu sự liên kết giữa các bộ phận

 

 

Sẽ ra sao nếu bộ phận content chỉ chú trọng tới những thay đổi trên web, trên trang bán hàng hay tạo ra tỉ lệ chuyển đổi, còn phòng marketing thì lại chỉ chăm chút làm sao để tạo ra được các chiến dịch quảng bá có sức lan tỏa rộng?

 

Chướng ngại vật cuối cùng bạn phải vượt qua đó chính là tạo sự liên kết giữa các bộ phận trong công ty và marketing. Vì sao cần phải gắn kết các bộ phận này, chúng ta hãy cùng phân tích một ví dụ nhé.

 

Marketing viết quảng cáo theo cách của mình, còn content lại đăng lên theo cách của họ, bên nào cũng có cái lý của mình và chẳng ai chịu bắt tay với ai, chẳng ai chịu hỗ trợ lẫn nhau nên cái kết một cửa hàng lộn xộn,  mất khách vì họ cảm thấy mất niềm tin- đó là điều tất dĩ ngẫu!

 

2. Yếu tố thông tin: Bán hàng đa kênh không thể phát triển nếu thiếu thông tin

 

Khi cần đưa ra một quyết định quan trọng nào đó cho cửa hàng mình, rất nhiều tiểu thương chỉ căn cứ vào chút thông tin ít ỏi từ hành vi của khách hàng trên một kênh bán hàng nào đó mà không chịu tìm hiểu kỹ càng hơn.

 

Thực tế thì hoàn toàn khác biệt, khách hàng thích kênh mua hàng nào hơn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như phụ thuộc vào từng mặt hàng, khi cần mua một chiếc smartphone khách hoàn toàn có thể đặt mua online trên mạng, nhưng ngược lại khi cần mua một chiếc váy, áo thì họ lại muốn được tới cửa hàng để thử, ngắm,… rồi mới mua.

 

 

Bởi thế, bạn cần phải đặt mình vào vị trí của khách hàng vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để đoán được hành vi của khách chính xác hơn. Chỉ khi nào thu thập đủ thông tin cần thiết thì bạn mới có thể thuận lợi trong việc phát triển và quảng bá cửa hàng của mình.

 

3. Yếu tố thứ 3: Thiếu sự nhất quán

 

Một chướng ngại vật tiếp theo của omnichannel marketing mà bạn cần phải nghiên cứu đó chính là sự nhất quán giữa quản lý bán hàng và quản lý nội dung. Chỉ khi nào hai nền tảng này đồng điệu với nhau, hỗ trợ nhau thì sẽ cực có lợi cho bạn. Khách hàng sẽ tha hồ trải nghiệm mà không gặp bất cứ khó khăn nào, nhiệm vụ tiếp thị cửa hàng của bạn cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

 

 

 

Ngược lại, app di động thiết kế một kiểu như chẳng hề liên quan tới trang bán hàng, mỗi kênh hoạt động tùy ý, độc lập không tuân theo một quy tắc nào cả,… bạn đã hình dung ra hậu quả sẽ thế nào chưa? Việc quảng cáo sẽ không thể “xuôi chèo mát mái”, có thể sẽ rất tốn kém mà chưa chắc thu về được kết quả như mong đợi vì khách hàng dường như chẳng hề muốn ghé thăm cửa hàng của bạn!

 

4. Vậy làm sao để tạo trải nghiệm Omnichannel đúng nghĩa?

 

Để tạo trải nghiệm mua hàng đa kênh đúng nghĩa, dù cho khách hàng chọn kênh mua hàng nào đi chăng nữa, chỉ cần bạn chịu khó nghiền ngẫm thực hiện đúng, đủ 3 bí quyết dưới đây thì việc tạo nên một trải nghiệm omnichannel “hoàn hảo” theo đúng nghĩa sẽ không hề có gì khó!

 

Thu hút khách hàng và củng cố niềm tin

 

Bài viết, video, hình ảnh,… chính là những chiêu bài bạn có thể tận dụng để hút khách, tăng lượt view cho cửa hàng mình. Để củng cố niềm tin, từ lịch sử, thói quen mua sắm, các cam kết xã hội, thông tin khách hàng,… bạn hãy tạo nên sự trải nghiệm thoải mái nhất, tin tưởng nhất cho khách hàng, họ sẽ luôn ủng hộ bạn.

 

 

Kết hợp các kênh thành một thể thống nhất

 

Tuyệt đối không nên và không được để các kênh hoạt động độc lập, bạn phải tạo cho chúng có sự hỗ trợ lẫn nhau thành một khối thống nhất. Sự thống nhất này sẽ đem lại cho khách hàng sự trải nghiệm thuận tiện nhất, cùng với đó chắc chắn việc vận hành và quản lý kinh doanh của bạn sẽ khá dễ dàng và phát triển vững mạnh hơn.

 

Kết hợp nội dung với thương hiệu

 

Nội dung với thương hiệu phải đi đôi với nhau. Hãy thử xem, nếu bạn có ý định kinh doanh trang sức nhưng lại làm nội dung về đồ quần áo thời trang thì liệu có “câu view” được hay không, và những lượt view đó có mang lại lợi ích kinh tế cho bạn hay không? May ra thì có, có thì cũng chẳng đáng gì so với công sức bạn bỏ ra!

 

Do đó, bạn phải xây dựng nội dung dựa trên thương hiệu, và nhớ là nó phải gắn liền với lợi ích của khách hàng. Tạo cho họ sự thuận lợi cho khách, họ sẽ thường xuyên mua hàng hơn, như thế lợi ích của chúng ta sẽ được nhận nhiều hơn.

 

Với những yếu tố gây cản trở đến việc bán hàng đa kênh được bài viết của chúng tôi đã chia sẻ, sẽ giúp bạn có thêm sự hiểu biết xung quanh việc quản lý bán hàng đa kênh. Từ đó, có thêm kinh nghiệm và hạn chế tối thiểu những rủi ro không đáng có.

 

Chúc bạn kinh doanh thành công!

 

Tham khảo: Lời khuyên giúp xây dựng thương hiệu bán hàng đa kênh chuyên nghiệp