- Lượt xem: 190

Không phải bất cứ ai khởi nghiệp kinh doanh là thành công, đặc biệt là ngành kinh doanh nhà hàng. Trên thực tế cho thấy nhiều người hiện nay chưa biết cách đầu tư cũng như mở nhà hàng như thế nào cho hiệu quả. Bởi vậy, nếu không muốn gặp thất bại thì người kinh doanh phải có sự tính toán chi tiết. BOTA sẽ gợi ý cho bạn 5 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng qua bài viết dưới đây.

1. Xác định hình thức kinh doanh

Hình thức kinh doanh nhà hàng sẽ phụ thuộc phần lớn vào số vốn ban đầu bạn có. Với số vốn lớn thì bạn có thể theo đuổi phong cách nhà hàng sang trọng. Nếu không có nhiều vốn thì bạn nên xây dựng theo hình thức bình dân hay phục vụ thức ăn nhanh,… Việc lựa chọn hình thức kinh doanh cho nhà hàng là rất quan trọng bởi nó là bước tiền đề giúp bạn có thể xác định tiêu chí thực hiện các bước tiếp theo trong kế hoạch.

Chẳng hạn như bạn dự định mở nhà hàng sang trọng thì tiêu chí vốn là một vấn đề mà bạn phải đáp ứng được. Trong khi đó, với hình thức nhà hàng bình dân thì vốn không cần quá lớn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều hình thức kinh doanh nhà hàng độc đáo bằng sức sáng tạo của mình nhằm gây ấn tượng và thu hút khách.

Xác định hình thức kinh doanh nhà hàng (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, một xu hướng mới hiện nay đó là mở nhà hàng “phục vụ online”. Bạn hoàn toàn chỉ cần thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp mà không cần mở cửa hàng vội. Bởi lẽ, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên khách hàng cũng có thói quen mua hàng qua mạng nhiều hơn.

2. Nghiên cứu nhu cầu khách hàng

Sau khi xác định mô hình kinh doanh phù hợp thì bạn cũng có một định hình cụ thể về đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến. Bạn có thể phân chia đối tượng theo thu nhập để nghiên cứu nhu cầu của họ.

Trong bước này, bạn cũng có thể xác định luôn nhóm khách hàng đối tượng của cửa hàng để phù hợp với hình thức kinh doanh đã được xác định ở bước một.

Xem thêm: 4 yếu tố cơ bản trong việc xác định nhóm khách hàng mục tiêu

3. Tính toán nguồn vốn mở nhà hàng

Đây là bước không thể thiếu khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng hay bất cứ ngành nghề nào khác. Tùy theo mô hình kinh doanh nhà hàng mà bạn hướng đến lớn hay nhỏ thì số vốn cần bỏ ra sẽ tương đương.

Bạn phải dự trù trước các chi phí như tiền thuê mặt bằng, mua cơ sở vật chất, trang trí cửa hàng, lương cho nhân viên, phí duy trì hoạt động của hàng,… Trong thời gian đầu nhà hàng hoạt động thì sẽ chưa có lãi ngay hoặc lãi rất ít nên bạn cần chuẩn bị kế hoạch chi tiêu càng chi tiết càng tốt trong giai đoạn này. Bạn có thể đi vay ngân hàng hoặc người thân, bạn bè để bước đầu đủ số vốn mở nhà hàng.

Xác định kỹ nguồn vốn cần chi (Ảnh minh họa)

Còn nếu bạn có ý định mở một nhà hàng online trước thì số vốn trên có thể không cần thiết. Tuy nhiên, chi phí cho việc thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp cũng như chạy quảng cáo Facebook – một kênh truyền thông cực kỳ hiệu quả là hai chi phí không thể thiếu. Bota.vn hiện tại đang cung cấp các gói chi phí thiết kế website riêng cho nhiều quy mô kinh doanh nhà hàng khác nhau cũng như dịch vụ chạy quảng cáo Facebook tối ưu chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả cao.

4. Tiến hành mở cửa nhà hàng

Trong bước này, bạn cần xác định mặt bằng phù hợp với đối tượng khách hàng của mình. Nếu bạn nhắm đến đói tượng khách hàng cao cấp thì bạn nên mở nhà hàng gần các tòa nhà cao tầng. Còn nếu đối tượng khách hàng của bạn là học sinh, sinh viên thì bạn nên mở nhà hàng tại các trung tâm thương mại, hoặc cá khu gần trường học.

Bên cạnh đó, hãy đảm bảo nhà hàng của bạn được trang trí phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng cũng như đầy đủ cơ sở vật chật. Một trong những cơ sở vật chất không thể thiết tại mỗi nhà hàng là phần mềm quản lý bán hàng POS. Phần mềm sẽ giúp bạn vận hành các quy trình bán hàng tại cửa hàng một cash chính xác mà không tốn quá nhiều nhân lực.

Phần mềm quản lý bán hàng POS tại các nhà hàng (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, việc sáng tạo menu cho cửa hàng cũng như thuê nhân viên phục vụ cho thực khách cũng là một yếu tố quyết định sự thành công của nhà hàng. Một menu đồ ăn đa dạng cùng thái độ nhân viên thân thiện với cá kỹ năng phục vụ tốt sẽ giúp giữ chân khách hàng đến thăm nhà hàng của bạn trong những lần tiếp theo.

5. Lập kế hoạch marketing cho nhà hàng

Sau khi đã có nền tảng của một nhà hàng thì bước tiếp theo là hãy lập kế hoạch quảng bá cho nhà hàng. Bạn có thể liên kết với các nhà nghỉ hoặc khách sạn để thỏa thuận với họ về vấn đề đặt menu tại phòng nghỉ hoặc hành lang. Việc này giúp dễ dàng tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn và gia tăng cơ hội kinh doanh của bạn. Ngoài ra, liên kết với các tour du lịch để chào đón số lượng khách hàng.

Cùng với đó bạn nên kết hợp chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube,…Liên kết với các trang thương mại điện tử giao đồ ăn để quảng bá thương hiệu rộng hơn đến mọi người. Tổ chức các chương trình khuyến mãi như thi ăn nhận thưởng, đi 4 tặng 1, tạo thẻ tích điểm,… để thu hút càng nhiều khách hàng càng tốt.

Mở các chiến dịch marketing quảng bá thương hiệu quán ăn, nhà hàng của bạn (Ảnh minh họa)

Cuối cùng, thiết kế website chuẩn SEO cũng là một cách để đánh bóng thương hiệu quán ăn của bạn. Việc một website chuẩn SEO sẽ giúp google nâng cao thứ hạng nhà hàng của bạn trên trang kết quả tìm kiếm. Điều này sẽ giúp nhiều khách hàng tiếp cận thông tin về nhà hàng của bạn nhanh hơn so với đối thủ.

Xem thêm: 7 Lý do Website sẽ giúp việc kinh doanh nhà hàng của bạn trở nên dễ dàng hơn


Chia sẻ: