- Lượt xem: 612

Kinh doanh cửa hàng hiện nay đang là xu hướng mới. Tuy nhiên làm sao để có những bước khởi đầu thành công không phải là điều dễ dàng. Cùng Bota.vn học tập cẩm nang mở cửa hàng thành công cho những ai bắt đầu kinh doanh nhé!

 

1. Cẩn trọng trong vấn đề về Vốn

 

 

Đối với người chưa có kinh nghiệm thì chưa biết mình nên cần bao nhiêu vốn để mở được cửa hàng và sẽ phải đối mặt với những khó khăn gì trong quá trình kinh doanh, nhất là giai đoạn đầu vô vàn khó khăn và đầy rẫy rủi ro.

 

Chỉ cần giữ những nguyên tắc cơ bản này thì bạn sẽ chủ động hơn trong việc dự trù nguồn vốn cần có để kinh doanh:

 

– Vốn đủ để setup cửa hàng

 

– Dự trù khoản đủ sinh hoạt tối thiểu trong 6 tháng mà không được rút tiền từ cửa hàng ra.

 

– Dự trù đủ khoản tiền nhà tiếp theo ( đối với người phải thuê mặt bằng).

 

Tham khảo: 7 yếu tố xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp

 

Lời khuyên hữu ích là: Hãy dự phòng, ví dụ như chi phí hạch toán để mở quán rơi vào khoảng 100 triệu, số vốn bạn bỏ ra nên là 130 – 140 triệu. Tùy từng quy mô vốn, mức dự phòng cho vốn lưu động, chi phí duy trì và bù lỗ trong thời gian đầu hoạt động thường ở mức 20 – 50%. Điều này giúp bạn có thêm sức ép để cải thiện kinh doanh, cũng như có thể trang trải chi phí

 

Những tên tuổi lớn như KFC từng phải chịu lỗ suốt 7 năm liền khi tham chiến vào thị trường Việt Nam, để cạnh tranh được với Lotteria, McDonald’s trước khi dẫn đầu với 60% thị phần thức ăn nhanh.

 

2. Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp

 

 

Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến các cơ hội phát triển, là yếu tố mang tính quyết định mang đến sự thành công của mỗi cửa tiệm. Dù giá cả, dịch vụ, những nét đặc biệt của cửa hàng cũng rất quan trọng nhưng địa điểm nổi bật, vị trí thuận lợi mới là yếu tố chính thu hút người tiêu dùng.

 

Vì vậy, người kinh doanh cần lưu ý đến một số điều sau khi lựa chọn địa điểm bán hàng, đặc biệt là trong ngành hàng bán lẻ.

 

3. Xác định năng lực tài chính

 

Đây được xem là yếu tố quan trọng đầu tiên khi bạn quyết định mở một cửa hàng. Hãy cân nhắc thật kỹ số tiền mình có, sau đó mới đi tìm địa điểm phù hợp với số tiền cũng như lượng hàng hóa quy mô của cửa hàng, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn. Đặc biệt, trong thời gian đầu kinh doanh tiền lợi nhuận thu được sẽ rất bấp bênh vì thế bạn thường phải bỏ tiền túi để duy trì hoạt động của cửa hàng. Bởi thế ngay từ đầu bạn cần đảm bảo rằng địa điểm kinh doanh mình lựa chọn là phù hợp, để tránh sự lãng phí không cần thiết.

 

 

4. Vị trí, giao thông, an ninh

 

Nên chọn những vị trí nổi bật, dễ thấy, dễ tiếp cận để thu hút khách hàng. Đa phần những con đường lớn, góc giao lộ chính là vị trí lý tưởng nhất. Ngoài ra bạn cần cân nhắc chọn khu vực có có mặt tiền rộng rãi, thuận tiện để xe cho khách hàng.

 

Tình hình giao thông xung quanh khu bạn định chọn có đông đúc không?

 

Đường phố có thuận tiện lưu thông không? Khách có dễ quay đầu xe không? Đó là đường 1 chiều, 2 chiều, giao lộ hay đường nhỏ? Tốt nhất bạn nên chọn những đường 2 chiều, đông đúc, giao thông thuận lợi để tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có thể ghé qua shop thường xuyên.

 

khu vực bạn định thuê phải đảm bảo an toàn không những cho cửa hàng của mình mà còn cho cả khách hàng.

 

5. Đối thủ cạnh tranh

 

 

Khách hàng thường có xu hướng tìm đến những cung đường tập trung nhiều cửa hàng cùng dạng mặt hàng để có thể dễ dàng chọn lựa. Vì thế việc mở shop tại những con đường sầm uất các mặt hàng tương tự sản phẩm của bạn giúp bạn tăng cơ hội bán hàng. Nhưng nếu các cửa hàng trong khu vực đó đã đủ sức cung cho dân cư ở đây, thì cửa hàng mới mở sẽ phải cạnh tranh khá mệt, phải mất nhiều thời gian để có thể kéo khách hàng về mình.

 

6. Kết hợp bán hàng online

 

Hiện nay mạng xã hội đang bùng nổ và nhu cầu mua sắm online cũng tăng nên kênh bán hàng online mang lại sự thoải mái cho khách hàng khi họ không phải mất công đến tận nơi để lựa, dễ dàng so sánh giá và giao dịch với thời gian linh động.

 

 

Thương hiệu quả bạn sẽ được nhiều người biết đến hơn thay vì phải tốn công tốn sức mà vẫn không ai chú ý tới cửa hàng của mình. Nguồn khách hàng sẽ trở nên phong phú hơn, độ tin cậy của khách hàng đối với cửa hàng sẽ cao hơn và nhờ đó mà lượng người mua ghé thăm tăng lên, lợi nhuận thu vào lớn

 

Tham khảo: Top 9 sai lầm cần tránh trong kinh doanh trực tuyến

 

7. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng

 

Những câu hỏi luôn đặt ra trong kinh doanh: Tồn kho hiện giờ bao nhiêu? Sản phẩm nào bán tốt, sản phẩm nào bán chậm? Doanh thu – ​Lãi lỗ cửa hàng ra sao? Tốc độ quay vòng từng sản phẩm ra sao, từng thời điểm thế nào?….Biết khai thác các chức năng của phần mềm quản lý bán hàng thì bạn tự tin nắm vững mọi thông tin và phân tích quản lý được hoạt động kinh doanh của cửa hàng, sẵn sàng ứng phó với những tình huống bất ngờ nhất. Đây hứa hẹn sẽ là cánh tay phải hỗ trợ bạn đắc lực trong việc quản lý bán hàng.

 

Chúc bạn kinh doanh thành công!