- Lượt xem: 837

Cái tên Quốc gia khởi nghiệp đang dần trở nên thực tế hơn bao giờ hết trong thời điểm này tại Việt Nam. Phong trào và tinh thần khởi nghiệp của các bạn trẻ trở nên hừng hực, đặc biệt là với các bạn sinh viên, với khát khao khám phá và thể hiện bản thân, tạo nên một nguồn thu nhập chính đáng và trở thành người đáng được bạn bè ngưỡng mộ. Khởi nghiệp từ việc kinh doanh quán cafe không phải là một ý tưởng quá mới mẻ, nhưng đây vẫn luôn là một con đường đáng để thử và trải nghiệm. Câu hỏi đặt ra là cần bao nhiêu vốn để kinh doanh quán cafe, cần làm gì để duy trì và tạo ra lợi nhuận từ đó?

Kinh nghiệm mở quán cafe cho những người mới bắt đầu

Kinh doanh quán cafe

Để có một hệ thống kinh doanh quán cafe hoàn thiện và duy trì hiệu quả, điều tiên quyết là bạn cần học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Đây sẽ là đầu mối giúp bạn không gặp phải sự bỡ ngỡ hay hoang mang khi bắt đầu một công việc hoàn toàn mới.

Một ý tưởng khác biệt sẽ giúp bạn nổi bật

Như đã nói từ trước, kinh doanh quán cafe không mới, nhưng vẫn có thể trở nên khác biệt và phát triển rộng rãi bởi bạn chỉ cần một ý tưởng thực sự khác biệt. Để quán cafe của bạn không bị lu mờ giữa một bầu trời thương hiệu, hãy tự tìm kiếm cho mình một phong cách thật riêng biệt.

Để làm tốt điều này, việc phân khúc khách hàng là không thể bỏ qua. Hãy xác định thật rõ các phân khúc khách hàng và lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu mà quán cafe của bạn hướng tới. Từ đó, bạn mới có thể đào sâu nghiên cứu hệ thống chiến lược nhắm tới nhóm khách hàng đó.

Hiện nay, bên cạnh một số chuỗi cửa hàng kinh doanh quán cafe đến từ các thương hiệu lớn như Highlands, Starbucks, Trung Nguyên,… thì một số quán cafe đặc trưng với phong cách riêng cũng gây được sự thu hút khách hàng lý tương như: cafe bóng đá, cafe thú cưng, cafe phong cách thập niên 90s, phong cách cổ điển,…

Thức uống đặc trưng làm nên thương hiệu

Kinh doanh quán cafe

Nếu muốn kinh doanh quán cafe thì đương nhiên bạn cần biết pha chế cafe hay tối thiểu nhất bạn cũng cần có kiến thức về pha chế cafe. Tất nhiên, vẫn có những người chỉ đứng ra quản lý và mọi hoạt động khác đều thuê người đảm nhiệm, tuy nhiên những trường hợp đó là rất khan hiếm.

Để quán cafe của bạn được nhiều người biết đến, được truyền tai nhau rộng rãi thì bạn cần có những công thức pha chế riêng biệt khiến người thưởng thức phải một lần nữa quay lại để cảm nhận. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, bạn nên tham gia một vài khóa học pha chế cafe chuyên nghiệp. Khi có được nền tảng về pha chế, bạn có thể tự mình nghiên cứu, sáng tạo ra những công thức độc, lạ cho quán cafe nhà mình.

Mặt bằng kinh doanh quyết định thành công

Kinh doanh quán cafe

Đúng vậy, việc kinh doanh quán cafe có thành công hay không thì yếu tố mặt bằng quyết định 70 – 80%. Bạn cần phải xác định được rõ diện tích mặt bằng phù hợp cho quán, quan trọng là đáp ứng được đúng theo phong cách của quán chứ không phải cứ càng rộng càng tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem xét về thời gian thuê mặt bằng. Nếu bạn chưa chắc chắn về việc kinh doanh có tốt hay không thì đừng vội vàng ký hợp đồng thuê dài hạn. Hãy chủ động đề nghị thuê thời gian linh hoạt để đỡ phần nào vốn ban đầu cho quán nữa.

Trước khi thuê mặt bằng kinh doanh quán cafe hãy khảo sát tìm hiểu xem vị trí đó có đông người qua lại, có là nơi tập trung các khu công sở hay bệnh viện, trường học,… hay không. Và đặc biệt hãy lưu ý đến nơi để xe cho khách bạn nhé. Một số điều bạn cần xem xét thật kĩ về địa điểm thuê mặt bằng đó là an ninh dân cư, điện nước, chủ nhà hay so sánh giá thuê với các khu xung quanh. Đừng quên đảm bảo rõ ràng về giấy tờ thuê nhé, tuyệt đối không nên thuê những địa điểm đang tranh chấp về mặt tài sản, điều này rất dễ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn đấy.

Hoạt động quảng bá quán cafe thời đại công nghệ 4.0

Kinh doanh quán cafe

Quán cafe của bạn cần có thương hiệu, và thương hiệu đó cần được nhiều người biết đến. Hãy tận dụng tất cả những công cụ nào có thể để quảng bá cho quán cafe của chính bạn. Một số gợi ý phương thức quảng bá cho bạn:

  • Hãy đào tạo nhân viên của bạn thật bài bản, ngay cả nhân viên trông giữ xe, họ chính là hình ảnh của thương hiệu trong mắt khách hàng đấy.
  • Tổ chức chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng voucher nhân dịp khai trương, thẻ khách hàng cho khách hàng thân thiết.
  • Tặng quà cho khách hàng, những vật dụng nhỏ bé như cốc uống nước, móc chìa khóa, ốp điện thoại,.. đều có thể mang thương hiệu của bạn đi xa hơn.
  • Sử dụng internet, các kênh digital marketing hiện nay đang được ứng dụng nhiều trong việc quảng bá sản phẩm cho nhiều thương hiệu. Xây dựng fanpage facebook, thiết kế website chuẩn SEO, chạy quảng cáo facebook, google hay đăng các tin bài trên các trang review như Lozi hay Foody đều có thể khiến sự nhận biết thương hiệu của bạn được tăng lên.

Với một khởi đầu mới cho quán cafe của mình, đây chỉ là những điều cơ bản nhất, bạn còn cần lên kế hoạch chi tiết cho hoạt động truyền thông, hoạt động kinh doanh quán cafe của mình thì mới có thể phát triển quán hơn nữa. Vậy vốn ban đầu cho một quán cafe là bao nhiêu?

Chi phí kinh doanh quán cafe

Kinh doanh quán cafe

Đầu tiên chắc chắn bạn cần biết mình có bao nhiêu vốn và một quán cafe ban đầu cần bao nhiêu vốn để khai trương và duy trì. Vốn là yếu tố thiết yếu để bạn có thể đạt được ước mơ khởi nghiệp. Sau đây sẽ là thống kê các khoản chi phí mà bạn cần phải chi trả cho một quán cafe trong mơ:

  • Chi phí thuê mặt bằng (1 năm): 200.000.000 VNĐ
  • Chi phí tu sửa mặt bằng: 25.000.000 VNĐ
  • Chi phí lắp đặt hệ thống điện nước: 15.000.000 VNĐ
  • Mua tủ lạnh, tủ chứa: 15.000.000 VNĐ
  • Mua máy pha cafe: 50.000.000 – 150.000.000 VNĐ
  • Các máy pha chế khác: 5.000.000 – 25.000.000 VNĐ
  • Máy tính tiền: 15.000.000 VNĐ
  • Thiết bị bàn ghế, đèn chiếu sáng, đồ trang trí, cốc, ly, thìa,…: 25.000.000 VNĐ
  • Chi phí nguyên vật liệu đầu vào như các loại cafe, đường, sữa,…: 10.000.000 VNĐ
  • Chi phí nhân công: 3.000.000 – 5.000.000 người/tháng.
  • Chi phí duy trì: Đây là chi phí rất quan trọng và cần bắt buộc có trong thời gian đầu xây dựng thương hiệu mới. Đây là chi phí thanh toán cho các khoản quảng cáo, điện, nước,…: 100.000.000 VNĐ

Như vậy tổng chi phí ban đầu cho một quán cafe rơi vào tầm 500.000.000 – 600.000.000 VNĐ. Tất nhiên đây chỉ là những con số tương đối, bạn có thể dùng nó để tham khảo.

Duy trì một quán cafe mới như thế nào

Việc duy trì một quán cafe mới là điều không hề dễ dàng, duy trì như thế nào trong thời gian đầu tiên được xem như cuộc chiến sống còn của những startup. Sau đây là một số lời khuyên cho những nhà khởi nghiệp bằng kinh doanh quán cafe.

Không nên quá phụ thuộc vào facebook

Việc facebook trở thành một xu hướng cho mọi thế hệ là con dao hai lưỡi cho các dịch vụ kinh doanh. Chắc hẳn ai cũng nghĩ tới việc làm thương hiệu bằng công cụ facebook mà không ai nghĩ đến những rủi ro tiềm ẩn đằng sau đó. Quảng cáo bằng facebook mang lại những lợi nhuận không hề nhỏ cho các quán cafe tuy nhiên nếu bạn chỉ chăm chăm vào facebook mà bỏ quên những công cụ khác thì thật đáng tiếc. Không ai có thể biết trước được facebook tồn tại được bao lâu vậy nên hãy đừng quá phụ thuộc vào duy nhất một mạng xã hội nào đó.

Hãy phát triển thương hiệu của bạn bằng các mạng xã hội khác như instagram, youtube, twitter,… Xây dựng cho thương hiệu mình một website chuẩn SEO và chạy quảng cáo Google hay quảng cáo qua Youtube cũng là một ý kiến không tồi. Nói tóm lại, hãy đừng phụ thuộc vào bất kì công cụ nào để trong trường hợp xảy ra rủi ro thì bạn vẫn có thể phát triển theo hướng khác đúng không nào.

Ứng dụng công nghệ trong hệ thống quản lý bán hàng

Chức năng quản lý sẽ quyết định vận mệnh việc kinh doanh của bạn. Người đầu tàu luôn phải là người có khả năng lãnh đạo, quyết định và kiểm soát tốt mọi hoạt động thì hệ thống kinh doanh mới có thể tiến bộ và thành công được. Khi công việc quản lý cho một quán cafe mới quá phức tạp và cần nhiều thời gian cũng như công sức, bạn cần tìm một người nào đó cùng đồng hành hỗ trợ trong việc này. Đó là lý do những công ty khởi nghiệp thường có 2 đến 3 nhà đồng sáng lập.

Tuy nhiên, việc có nhiều nhà quản lý cũng là mỗi nỗi lo lắng bởi sự bất đồng quan điểm rất dễ xảy ra. Và hơn hết, tìm được một người đồng chí cùng chung chí hướng không phải là một điều dễ dàng. Trong những trường hợp đó hãy tận dụng đến công nghệ, công nghệ có thể giúp bạn giảm đi những gánh nặng trong việc quản lý một hoạt động kinh doanh mới. Ứng dụng phần mềm quản lý bán hàng là một ví dụ điển hình, hay việc bạn cần trao đổi nhắn tin chăm sóc khách hàng thường xuyên cũng có thể sử dụng công nghệ thay thế.

Tiếp cận, thấu hiểu và thỏa mãn khách hàng

Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu

Khách hàng luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động kinh doanh. Quán cafe mới toanh của bạn không thể duy trì nếu như bạn không làm hài lòng khách hàng của chính bạn. Vì thế hãy tìm cách để tiếp cận khách hàng gần hơn, thỏa mãn những điều mà họ mong chờ từ bạn.

Bạn hãy giúp khách hàng của bạn biết đến bạn, tương tác với bạn nhiều hơn bằng cách sử dụng mạng xã hội hoặc website chính chủ của quán cafe. Với sức mạnh của internet ngày nay, khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy quán cafe của bạn chỉ bằng những cú click chuột. Giả sử, một khách hàng truy cập được vào website của quán cafe, họ sẽ dễ dàng tìm hiểu về menu của quán, tìm kiếm mã khuyến mại, liên hệ với quán bất cứ lúc nào họ muốn và việc chia sẻ thông tin với bạn bè cũng trở nên dễ dàng hơn. Thế đấy, chỉ với một công cụ mà bạn đã có thể khiến trải nghiệm của khách hàng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Hãy thiết kế website thật bắt mắt, trang fanpage thật hữu ích để khách hàng có thật nhiều ấn tượng nhé.

Đó là tất tần tật những điều bạn cần xem xét và lưu tâm nếu như muốn khởi nghiệp bằng một quán cafe nhỏ xinh. Hãy nhớ, vốn không phải là tất cả, vậy nên đừng vội vàng, hãy nắm chắc từng đường đi nước bước để dẫn đến thành công.