Bỏ việc văn phòng, kinh doanh chuỗi cà phê triệu đô
- Lượt xem: 638

Con đường từ nhân viên văn phòng đến chủ chuỗi cà phê nổi tiếng

Đó là câu chuyện về Blostein – ông chủ kinh doanh chuỗi quán cà phê nổi tiếng khắp New York. Thế nhưng ít ai biết, quá khứ của người đàn ông giàu có ấy chỉ là một nhân viên văn phòng; hằng ngày lê lết với đống hồ sơ.

Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Ivy – League, bỏ cuộc sống văn phòng để trở thành ông chủ. Đi lên từ hai bàn tay trắng; điều gì khiến chàng trai này thành công.

Từ bỏ nhân viên văn phòng

Sau khi tốt nghiệp Đại học thuộc hệ đại học của Ivy – League, Blostein – 1 chàng sinh viên 22 tuổi đã chuyển tới New York. Với hy vọng tìm kiếm một công việc tốt, xứng đáng với công sức học hành bao năm qua. New York – thành phố năng động của Mỹ, khiến chàng trai này mang trong mình bao hy vọng, bao ấp ủ về một tương lai tươi sáng.

Cầm tấm bằng đại học của hệ thống của Ivy – League trên tay, anh vô cùng tự tin nộp đơn vào một công ty bán lẻ nổi tiếng tại New York. Chỉ 1 tháng sau, Bloostein đã thất vọng vô cùng. Nơi mà anh hằng ngày phải báo cáo với 10 người, ngập đầu trong một đống hồ sơ. Anh phải đi tiếp khách hàng đến đêm mới về nhà nhưng chỉ nhân lại sự chỉ trích và những đồng lương ít ỏi.

Mỗi sáng, Blostein uể oải đến công ty và về nhà trong sự kiệt sức. Anh cảm thấy mình cần giải phóng bản thân, tìm đến sự tự do. “Tôi muốn làm việc ở một nơi tôi được là chính mình, được tự do làm gì mình thích”.

Nghỉ việc ở công ty, Blostein trở về nhà. Hằng ngày thức dậy, đi khắp nơi trong thành phố, tìm kiếm cái mình muốn làm.

Đau đầu tìm kiếm con đường phát triển mới cho mình - Hình minh họa
Đau đầu tìm kiếm con đường phát triển mới cho mình – Hình minh họa

Trở thành ông chủ chuỗi cửa hàng cà phê

Và rồi, ý tưởng kinh doanh xuất hiện bất ngờ vào một ngày đi gặp một chủ cửa hàng. Anh ấy muốn mở một quán cà phê một người.

Mang theo 2 tách cà phê tự pha đi theo và đó chính là công cụ đầu tiên giúp anh ấy trong việc kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê của riêng mình. Chủ cửa hàng đó đã đề nghị giúp đỡ anh ấy,

Blostein về nhà, xin một khoản tiền từ cha mẹ là 70.000 đô la; 30.000 đô la tiền tiết kiệm và 25.000 đô la đi vay. Anh mở cửa hàng đầu tiên của mình trên con phố tại Manhhata, New York.

Ảnh minh họa - Cửa hàng đầu tiên bắt đầu cho con đường kinh doanh của Bloostein
Ảnh minh họa – Cửa hàng đầu tiên bắt đầu cho con đường kinh doanh của Bloostein

Hai mươi năm sau, cửa hàng đầu tiên ấy đã trở thành một doanh nghiệp, 1 chuỗi cà phê trị giá 10 triệu đô la. Với 9 điểm bán lẻ khắp Manhattan, một nhà máy sản xuất cà phê và có trụ sở công ty riêng. Blostein ước tính cung cấp 5000 cốc cà phê mỗi ngày.

Vài năm sau đó, một cuộc thi về cà phê mở ra với hệ thống 40 quán cà phê lớn nhỏ ra nhập thị trường. Blostein vẫn bình tĩnh “ Đó chỉ là một lý do giúp tôi cải thiện hơn”.

Ngay sau đó các điểm bán lẻ của Blostein đều được trang bị những thiết bị mới nhất, các phần mềm quản lý bán hàng và có riêng một website thiết kế chuẩn SEO. Mọi cơ sở đều được liên kết với nhau và thành một hệ thống lớn mạnh. Ông cũng cho đầu tư thêm hệ thống phần mềm chat khách trực tuyến để hỗ trợ dịch vụ tốt nhất tới khách hàng.

 

Điều gì đặc biệt từ chuỗi cà phê này?

Thành phố New York hẳn là không thiếu gì quán cà phê, điều gì khiến cửa hàng của Blostein khác biệt. Sau khi nhìn thấy một quảng cáo cho một nhà hàng rang xay cà phê nhỏ ở thị trấn: “ Trong khi các cửa hàng rang xay cà phê ở ngoài, Ohi ở ngay sau cửa hàng”. (Ohi là nhà hàng rang xay cà phê)

Blolstein đã quyết định được khái niệm mới cho cửa hàng của mình. Anh bay ngay sang thành phố khác – nơi cũng có quán cà phê rang xay ngay sau cửa hàng. Vì anh không phải đối thủ cạnh tranh nên người chủ đó quyết định dạy anh cách sử dụng máy rang.

Trở về New York, Blolstein thức dậy lúc 3h30 sáng để rang cà phê sau cửa hàng và đóng cửa lúc 8h30 tối. Blostein vừa là người rang xay, người pha chế, người giao hàng và là quản lý. Mọi thứ!

Ông luôn đề cao chất lượng, mãi mãi là chất lượng. Kể cả sau này, khi thành công, chất lượng của cà phê, chất lượng bánh ngọt và chất lượng dịch vụ mãi mãi được ông đề cao.

Chất lượng cà phê luôn là thứ Bloostein đề cao. Ông muốn tự rang xay cà phê cho cửa hàng mình
Chất lượng cà phê luôn là thứ Bloostein đề cao. Ông muốn tự rang xay cà phê cho cửa hàng mình

Blostein giải thích rằng trong kinh doanh chuỗi cà phê; cả giá cao và giá thấp đều ảnh hưởng đến chất lượng cà phê. Khi giá thấp, nông dân không đủ khả năng trồng cà phê tốt. Khi giá cao, nông dân đã được đảm bảo một mức giá nhất định, họ không còn quá quan tâm đến chất lượng cà phê.

“Tôi thực sự đi đến những nơi nguồn gốc của nó; gặp những người cùng chí hướng muốn giúp nông dân kiếm tiền nhiều hơn.Từ đó kết nối những người trồng với người rang xay”.

Từ bỏ công việc ổn định, đi tìm đam mê bạn có dám? Câu chuyện của Blostein cho thấy muốn thành công, hãy làm việc bằng cái tâm. Càng nhiều đối thủ, càng là lý do giúp bạn cải thiện hơn. Đừng nản chí khi gặp khó khăn, một con đường khác sẽ mở ra cho bạn. Chúc may mắn!