Bên cạnh các tiềm năng, cơ hội khi tham gia vào hoạt động kinh doanh khách sạn thì các thách thức là điều mà bạn không thể nào tránh khỏi. Nhận thức rõ ràng các thách thức sẽ giúp bạn tỉnh táo, quyết liệt và kiên trì hơn vào con đường mình đã lựa chọn.
Xem thêm:
Khám phá ngay 3 ý tưởng kinh doanh nhỏ ít vốn độc đáo
Ba ý tưởng kinh doanh tiềm năng từ các lĩnh vực khác nhau
Ý tưởng kinh doanh halloween 2019: Bốn mặt hàng đầy tiềm năng
1. Khó khăn trong việc xin giấy phép kinh doanh khách sạn
Hiện nay, việc xin giấy phép kinh doanh khách sạn không quá phức tạp. Gia chủ chỉ cần chú ý tới việc khai báo thủ tục lưu trú với công an địa phương hay công an phường là có thể yên tâm kinh doanh.
Tuy nhiên khâu xin giấy phép tiềm ẩn một số vấn đề nan giải nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh và thiếu hiểu biết thực tế. Điều này có thể khiến cho việc xin giấy phép mất nhiều thời gian và công sức. Vì đây là ngành kinh doanh khá nhạy cảm.
Do đó, khi quyết định kinh doanh khách sạn cần phải tìm hiểu chi tiết các thủ tục để tránh gặp rắc rối trong quá trình kinh doanh. Đồng thời có thể thuê các đơn vị tư vấn luật để tư vấn các thủ tục, giấy tờ trong việc xin giấy phép kinh doanh.
2. Kinh doanh khách sạn là ngành nghề kinh doanh cần nhiều vốn
Khi kinh doanh khách sạn, đòi hỏi bạn phải đầu tư số vốn lớn ngay ban đầu. Trong đó bao gồm vốn cho việc thuê địa điểm, vốn cho việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh, vốn cho việc duy trì hoạt động kinh doanh khách sạn…
Nếu bạn có mặt bằng kinh doanh và không cần thuê địa điểm thì có thể tiết kiệm được chi phí. Nếu không thì bạn phải đi thuê địa điểm kinh doanh hoặc phổ biến nhất là mua đất xây khách sạn.
Các khách sạn, nhà nghỉ thường phải được xây dựng ở các vị trí đẹp, giao thông thuận tiện để khách hàng có thể thuận tiện trong việc đi lại, di chuyển và lưu trú. Chính vì vậy việc đầu tư địa điểm ở các vị trí đẹp luôn đòi hỏi một lượng tiền rất lớn để thuê hay mua mặt bằng.
Nhà đầu tư cần xem xét cẩn trọng. Bởi kinh doanh khách sạn là một ngành đầu tư mang tính chất dài hạn và tốn kém, trong khi việc thay đổi địa điểm là gần như không thể. Kinh doanh khách sạn luôn phải chi ra một số tiền khá lớn trong việc quyết định thuê địa điểm, Nhất là ở các vùng trọng điểm như khu du lịch nổi tiếng hay các trung tâm thành phố lớn.
3. Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng
Sau khi thuê hoặc mua mặt bằng kinh doanh, một khoản chi phí không nhỏ khác mà bạn phải tính đến đó là chi phí cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Cần phải đảm bảo chất lượng công trình đã đề ra trước đó. Bên cạnh đó là chi phí cho việc thuê kiến trúc sư và các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp. Khách sạn càng cao cấp thì chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất càng cao.
4. Chi phí cho việc vận hành
Khoản chi phí tiếp theo bạn cần tính đến sau khi xây dựng khách sạn đó chính là một khoản chi phí lớn cho việc duy trì hoạt động. Khoảng thời gian đầu khách sạn có thể vắng khách, trong khi bạn phải chi ra một số tiền lớn hàng tháng như trả lương nhân viên, các hóa đơn điện, nước, gas, điện thoại.
Việc có được lượng khách hàng tối thiểu hàng tháng cần một thời gian dài sau khi hoạt động. Do đó, khi kinh doanh khách sạn, cần phải kiên trì. Có rất nhiều nhà đầu tư không thể tiếp tục kinh doanh sau một thời gian vì không còn đủ vốn chi trả cho chi phí hàng tháng. Vì vậy, việc đẩy mạnh Marketing cho khách sạn để thu hút khách hàng là công việc quan trọng phải thực hiện khi kinh doanh khách sạn.
Nắm vững được các thách thức khi kinh doanh khách sạn giúp bạn có được sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Từ đó có chiến lược kinh doanh phù hợp.