- Lượt xem: 484

Chuyện khởi nghiệp kinh doanh ở thị trường Việt Nam không còn đơn giản như câu chuyện cách đây 5, 10 năm trước nữa. Cái thời mã chỉ cần nhà mặt phố là mở cửa hàng ra có khách, có doanh thu. Xu hướng Internet và sàn thương mại điện tử bùng nổ ở Việt Nam một cách mạnh mẽ, và để sinh tồn chắc chắn những người làm kinh doanh phải tham vào cuộc chạy đua nay, tìm kiếm khách hàng bằng những công cụ mới và mô hình làm ăn mới. Mà ở đó bán hàng đa kênh Omnichannel xuất hiện như một xu thế tất yếu.

  1. Tại sao lại là Omnichannel mà không phải là Multichannel

Bán hàng đa kênh – Omnichannel không đơn thuần chỉ là việc bán hàng ở nhiều nơi khá nhau giống như Multichannel. Với bán hàng đa kênh, sản phẩm được đồng bộ trên tất cả các kênh bán hàng và hoạt động trơn tru trên một hệ thống quản lý. Thúc đẩy khách hàng mua sắm nhiều hơn ở bất kỳ đâu dù online hay offline, với bất kỳ phương tiện nào, dù điện thoại hay laptop, trên sàn thương mại điện tử hay tại cửa hàng. Xây dựng được một trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khác hàng chính là điều quan trọng có thể giữ chân họ, thúc đẩy khách hàng mua thêm. Vì vậy việc xây dựng một hệ thống bán hàng đa kênh mạnh cần được ưu tiên lên hàng đầu.

  1. Bí mật thành công khi kinh doanh theo mô hình Omnichannel

Đưng cố tham lam khi kinh doanh trên tất cả các kênh

Với tâm lý mua hàng ở đâu cũng được miễn sao sản phẩm tốt, có chất lượng, dịch vụ chăm sóc chu toàn, chủ doanh nghiệp buộc phải tối ưu hệ thống bán hàng đa kênh cho việc kinh doanh của mình. Dưới đây là một số kênh bán đa kênh hiện đang được nhiều người sử dụng.

  • POS: cửa hàng truyền thống
  • Các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo hoặc Instagra: có lượng người truy cập và sử dụng lớn, tốc độ nhanh chóng, post sản phẩm lên bán cực ký nhanh chóng, chi phí đầu tư thấp. Nhưng để cạnh tranh với rất nhiều trang bán với nhiều mặt hàng cần tích cực quảng cáo, quảng bá đến người dùng.
  • Các sàn thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam: Lazada, Adayroi, Sendo, Tiki, Shopee. Nếu bạn có nguồn hàng dồi dào, giá cả hợp lý hoặc bạn chỉ cần “ăn lãi” ở khâu giữa của nhà sản xuất và nhà phân phối, bạn có thể hợp tác với tiki, hay bán sỉ trên thị trường sỉ. Đây chính là một sân chơi chính hiệu cho những “dân buôn”.
  • Sàn thương mại điện tử quốc tế: nếu bạn thấy thị trường trong nước không còn phù hợp với mình nữa và muốn chuyển sang những vùng đất mới có lợi thế cạnh tranh hơn mà vẫn tiết kiệm chi phí thì có thể chuyển sang các trang bán lớn nhất thế giới như: Amazon, Esty,…theo hình thức
  • Trang gọi vốn cộng đồng cho ý tưởng kinh doanh độc đáo: các trang như thế này rất phổ biến ở nước ngoài nhưng chưa thịnh hành ở Việt Nam. Nếu bạn có sản phẩm độc đáo, cần sản xuất mà không có tiền, đừng ngần ngại apply lên kickstarter; indiegogo.

Có nhiều kênh để bạn khai thác và số lượng kênh cũng không ngừng tăng. Nhưng đừng vì thế mà tham lam đẩy hàng lên tất cả các kênh. Bởi chỉ khi khách hàng có thể thanh toán thì kênh bán đó mới tiềm năng, quá nhiều kênh, quá nhiều dòng tiền sẽ hỗn loạn không biết cách kiểm soát. Thử tưởng tượng xem, khách hàng ở Pos sẽ thanh toán bằng tiền mặt, khách mua trên sàn thương mại thì chuyển khoản, khách hàng tại web sẽ thu bằng COD qua đối tác vận chuyển hoặc thẻ ATM. Có quá nhiều kênh vậy bạn có đủ tiềm lực để quán lý được hết doanh số và hoạch toán lỗ lãi trên tất cả các kênh nêu trên.

Kết hợp các kênh siêu mượt và sâu

Khách hàng có thể tiếp cận với bạn ở khắp mợi nơi, trên facebook, website,…Nhưng không có nghĩa tất cả bọn họ đều click vào nút dùng thử hoặc mua hàng của bạn. Cách tốt nhất là bạn nên test thử bán hàng trên tất cả các kênh, mỗi kênh một tháng. Sau đó tổng kết xem mặt hàng nào của mình tiếp cận trên kênh nào là hiệu quả nhất sau đó tìm cách tối ưu nó.

Đảm bảo thông tin chính xác đồng bộ trên tất cả các kênh

Với những ai đang kinh doanh một vài sản phẩm, việc ghi nhớ, đồng bộ thông tin trên nhiều kênh không quá khó khăn. Tuy nhiên với hàng trăm sản phẩm thay đổi thường xuyên, việc quản lý thông tin hầu như không thể thực hiện được bằng tay. Vậy làm thế nào để có thể đồng bộ hóa và liên kết thông tin trên tất cả các kênh.

Đây chính là câu trả lời: đầu tiên là lấy tất cả thông tin sản phẩm ở mọi kênh và đảm bảo nó nằm ở một vị trí nhất định, nhân viện có thể truy cập và cập nhật, xuất file thông tin sản phẩm sang nhiều kênh khác, cho khách hàng khi cần. Tiếp đến là viết mô tả sản phẩm thật độc đáo, có thể pha thêm chút vui vẻ, dí dỏm như thế bạn có thể nhanh chóng cải thiện được tỉ lệ CTA trên website cũng như xây dựng nội dung marketing thu hút được người dùng tại Pos và sàn thương mại điện tử.

Điều cuối cùng là bạn hãy nhớ rằng ngày càng có nhiều người kinh doanh tham gia cạnh tranh vào bán hàng đa kênh, tận dụng mô hình này để tiếp cận khách hàng. Nhưng lại rất ít người hiểu được nên quản lý và kết nối với khách hàng thế nào cho tốt nhất. Chính vì thế Omnichannel – bán hàng đa kênh của Bota là giải pháp giúp bạn giản quyết những vấn đề khó khăn.

Đăng kí dùng thử và trải nghiệm miễn phí tại đây

Đọc thêm: Tận dụng chiến lược Omnichannel để kinh doanh bán lẻ hiệu quả