Kinh doanh vật liệu xây dựng là hướng đi dễ tạo được nhiều đột biến. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh này cũng đi kèm với lắm rủi ro. Những lưu ý khi kinh doanh vật liệu xây dựng cho người mới bắt đầu dưới đây chắc chắn sẽ là kinh nghiệm hữu ích cho bạn.
Xem thêm:
Ý tưởng kinh doanh thu đông 2019: Đồ nướng và đồ len handmade
Kinh doanh ở nông thôn: 3 ý tưởng lạ mà quen giúp hái ra tiền
Kinh nghiệm mở quán cafe take away 2019 để thành công
Huy động nguồn vốn để kinh doanh vật liệu xây dựng
Để mở cửa hàng vật liệu xây dựng đòi hỏi bạn phải chuẩn bị một số vốn không hề nhỏ. Ba nguồn huy động vốn mà bạn có thể tham khảo sau đây để có thể mở cửa hàng vật liệu xây dựng:
- Từ người thân, họ hàng: Ưu điểm của phương án này là bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho các thủ tục giấy tờ. Cộng thêm chi phí lãi suất chắc chắn sẽ ưu đãi hơn khi vay ngân hàng.
- Kết hợp kinh doanh với người khác: nếu nói đây là hình thức huy động vốn thì cũng chưa thực sự chính xác. Bởi khi bắt đầu hợp tác kinh doanh, cả hai bên đều có trách nhiệm, nhiệm vụ cống hiến xây dựng hoạt động kinh doanh để đảm bảo sinh lãi từ số vốn đầu tư của mình. Số lượng công việc của bạn cũng được giảm tải đáng kể.
- Vay vốn ngân hàng: với chính sách hỗ trợ từ nhà nước và các ngân hàng, quy trình thủ tục vay vốn cho các cửa hàng bán vật liệu xây dựng diễn ra khá nhanh nhưng lãi suất tương đối cao. Vì vậy, bạn nên cân nhắc thật kĩ càng trước khi vay vốn bằng hình thức này. Đây nên là sự lựa chọn cuối cùng nếu bạn không thể lấy vốn từ các phương án trên.
Tham khảo thị trường vật liệu xây dựng tại khu vực
Trước khi tiến hành kinh doanh bất cứ mặt hàng gì, việc khảo sát thị trường là yếu tố gần như bắt buộc. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quát. Bạn nên sử dụng vài tuần đầu để đi tới các trung tâm, cửa hàng bán vật liệu xây dựng tại địa phương cũng như một số địa điểm tại các khu vực nội thành với tư cách là một người mua hàng.
Thứ nhất, bạn sẽ nắm được có bao nhiêu cửa hàng đang kinh doanh vật liệu xây dựng giống như bạn. Họ đã kinh doanh lâu chưa? Vị trí địa lý, lưu lượng khách hàng như thế nào? Cách bài trí, bố trí cửa hàng, biển hiệu ra sao? Liệu rằng số lượng cửa hàng vật liệu xây dựng đã bão hòa? Chúng ta có nên mở hay không?…
Bạn phải biết được cách kinh doanh vật liệu xây dựng của đối thủ. Họ đang kinh doanh loại vật liệu xây dựng nào? Đâu là sản phẩm chủ lực? Mức giá giao động là bao nhiêu? Từ đó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với thị yếu, nhu cầu của khu vực.
Lựa chọn nhà cung cấp vật liệu xây dựng
Trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, chất lượng, uy tín của nguồn hàng là cơ sở để đảm bảo cho sự phát triển, thành công của một cửa hàng. Có 3 nguồn hàng bạn có thể lựa chọn:
- Nhập hàng trực tiếp từ các công ty vật liệu xây dựng: đây là nguồn hàng được nhiều người sử dụng. Với hình thức này, bạn sẽ trở thành một nhà đại lý vật liệu xây dựng chịu sự ràng buộc trực tiếp từ phía công ty. Thông thường, các công ty sẽ đưa ra giá bán lẻ và hỗ trợ đại lý thông qua phần trăm chiết khấu.
- Nhập qua tổng đại lý khu vực: với hình thức này, giá cả đã được niêm yết rõ ràng trên hàng hóa. Ngoài ra, mọi hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng, lắp đặt hàng hóa cũng được thể hiện một cách rõ ràng, chi tiết vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng hàng hóa.
- Nhập hàng từ nước ngoài: người Việt Nam có tính chuộng hàng ngoại nhập. Vật liệu xây dựng cũng không nằm ngoài số đó. Nhu cầu sử dụng các trang thiết bị nước ngoài để lắp đặt cho nhà ở, các khu chung cư… là cực kì cao. Do đó, nếu điều kiện tài chính cho phép, bạn nên cân đối sử dụng một nguồn hàng ngoại nhập để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các khách hàng.
Định giá vật liệu xây dựng
Theo kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng, giá vật liệu xây dựng hiện nay thay đổi một cách chóng mặt. Có sự chênh lệch giá cả giữa các công ty sản xuất vật liệu xây dựng. Do đó, bạn phải cập nhật thường xuyên mức giá trung bình trên thị trường. Từ đó có giá bán phù hợp so với các đối thủ cạnh tranh.
Để kinh doanh vật liệu xây dựng thành công, lời khuyên là nên thiết kế website để đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu. Hãy là người doanh nhân thông minh trong thời đại 4.0.