- Lượt xem: 649

Quản lý thông tin khách hàng là điều vô cùng quan trọng trong kinh doanh. Để thu thập được dữ liệu khách hàng đã khó, việc sử dụng nguồn thông tin đó sao cho hiệu quả và thông minh lại càng khó khăn hơn. Thông tin khách hàng được thu thập một cách hoàn hảo có thể được sử dụng để cắt giảm chi phí, cung cấp dịch vụ theo yêu cầu khách hàng từ đó bán đươc nhiều hàng hơn.

Tầm quan trọng của việc quản lý thông tin khách hàng

Xã hội ngày càng phát triển tiến bộ, các doanh nghiệp cạnh tranh càng khốc liệt hơn với nhà cung cấp, với sản phẩm chất lượng, với đối thủ. Cùng vói đó là sự thay đổi khách hàng, họ ngày càng khó tính hơn, yêu cầu cũng cao hơn, khách hàng ngày nay ít trung thành với một nhà cung cấp, họ có thể chuyển từ thương hiệu này sang thương hiệu khác để có giá, sản phẩm, dịch vụ tốt nhất.

Việc quản lý khách hàng giúp doanh nghiệp xây dựng được mối quan hệ bền chặt với khách vì khách hàng là người đem lại doanh thu cho doanh nghiệp, duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp. Quản lý khách hàng là vấn đề then chốt giúp doanh nghiệp tồn tại, gia tăng sự cạnh tranh và hướng tới thành  công bền vững trong tương lai.

Không những thế quản lý thông tin khách hàng còn giúp doanh nghiệp nhận ra những khách hàng tốt nhất. Thông tin dữ liệu được lưu trữ, các công cụ báo cáo, phần tích là cơ sở giúp nhà quản lý đưa ra chương trình chăm sóc khách hàng, duy trì sự trung thành của khách hàng với doanh nghiệp lâu dài hơn.

Kinh nghiệm quản lý khách hàng đến từ nhà bán lẻ khổng lồ Amazon

Nhà bán lẻ trực tuyến Mỹ Amazon.com đã đinh nghĩa lại ngành bán sách. Amazon luôn đánh giá cao tiềm năng của công nghệ, với việc sử dụng thông tin theo 4 cách chính là:

  • Phân tích thông tin từ hàng triệu khách hàng xem thói quen mua sắm của họ như thế nào? Họ mua hàng khi nào và như thế nào, từ đo giảm thiểu tối đa các rủi ro.
  • Đưa công nghệ vào kiểm soát và chi phối hàng tồn kho và các nguồn cung ứng để giảm chi phí.
  • Tăng giá trị hỗ trợ khách hàng bằng cách cung cấp các bài điểm sách và cả thông tin tải miễm phí, và bằng cách sử dụng trang chủ như mặt tiền cửa hàng dành riêng cho mỗi khách hàng – ví dụ như dựa vào những đơn hàng trước đây của khách trên website mà có thể đưa ra một danh sách ấn phẩm khách hàng có thể ưa thích.
  • Để cải tiến. Amazon tin rằng muốn cạnh tranh được với các đối thủ, cần phải có một phương pháp sáng tạo để tăng giá trị và dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Nhưng điều then chốt ở đây là không đơn giản chỉ cần thông tin chính xác mà thông tin đó được sử dụng như thế nào để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Và rất nhiều thương hiệu lớn cũng đang dần đi theo hướng đi này của Amazon như iTunes và iStore của Apple.

Đọc thêm: Không còn lỗi lo mất dữ liệu kinh doanh với phần mềm quản bán hàng

Lời khuyên cho nhà quản lý

Khách hàng chính là thượng đế. Chẳng hạn như kênh phân phối nhạc iTunes theo dõi các gói đặt mua của các khách hàng cụ thể và cung cấp một trang web tùy biến được thiết kế để giới thiệu với khách hàng các cơ hội mua hàng mới rất phù hợp với sở thích riêng của họ. Sư dụng Internet như một công cụ hữu hiệu cung cấp thông tin cá nhân ngay cả khi doanh nghiệp của bạn không tiến hành các hoạt động trực tuyến. Xây dựng một chiến lược tiếp thị kín đáo mà lại có giá trị cao dựa trên địa chỉ email thu thập được từ khách hàng. Thậm chí những doanh nghiệp nhỏ và những người lao động tự do vẫn có thể tìm hiểu thông tin sâu về từng khách hàng Từ những thông tin thu thập được mà tổ chức thành một cơ sở dữ liệu đầy hữu ích, phân loại từng nhóm khách hàng bao gồm tất cả những lĩnh vực thông tin liên quan. Nếu doanh nghiêp của bạn không thể theo dõi liên tục xu hướng khách hàng hãy sử dụng một hình thức khuyến khích như tặng sản phẩm miễm phí cho khách hàng để họ tự nguyện cung cấp thông tin. Bạn cũng có thể trao thưởng cho những khách hàng đồn tý nhận thông tin về doanh nghiệp của bạn – việc tiếp thị được thực hiện một cách thú vị, sống động và hiệu quả hơn.

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng là một côn cụ giúp bạn quản lý thông tin khách hàng dễ dàng và thông minh nhất. Bởi nó có thể:

  • Cập nhật và phân loại dữ liệu khách hàng theo các nhóm khách nhau theo tiêu chí của cửa hàng, ví dụ: nhóm khách hàng thân thiết, khách lẻ, khách vãng lai,…
  • Lưu trữ và báo cáo dữ liệu khách hàng chính xác, khi làm hóa đơn các thông tin khách hàng từ tên, ngày tháng năm sinh, thông tin liên lạc, lịch sử giao dịch đều được phần mềm tự động cập nhật và kho sữ liệu. Những dữ liệu này sẽ được báo cáo thường xuyên và tự động trên phần mềm.
  • Dễ dàng tạo và thưc hiện các chương trình khuyến mãi thông qua dữ liệu khác hàng: với dữ liệu báp cáo các nhóm khách hàng mà các nhà quản lý có thể lên kế hoạch thực hiện những chương trình ưu đãi phù hợp với từng đối tượng, thu hút sự quan tâm của khách hàng và tăng lượng khách hàng trung thành cho cửa hàng.

Đăng kí dùng thử và trải nghiệm phần mềm quản lý bán hàng bota tại đây