Vấn đề doanh thu, lợi nhuận luôn được các chủ cửa hàng đặt lên hàng đầu. Có rất nhiều bạn vẫn hay thắc mắc là làm sao để bán hàng đắt khách? Cách tăng giá bán sản phẩm như thế nào mà khách hàng vẫn vui vẻ mua hàng? Nghe có vẻ vô lý nhưng chúng ta hoàn toàn có cách để thực hiện điều đó. Còn cụ thể thực hiện như thế nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sau bài viết dưới đây:
Bán hàng sao cho hiệu quả và vẫn thu hút được khách hàng là cả một nghệ thuật mà bất cứ chủ kinh doanh nào cũng mong muốn thực hiện được, nhất là về giá cả, làm thế nào bán với mức giá cao hơn đối thủ nhưng khách hàng vẫn vui vẻ lựa chọn mình mà không phàn nàn điều gì cả Vậy đâu là bí quyết để thực hiện điều đó? Cùng khám phá xem làm sao để tăng giá bán mà khách hàng vẫn vui vẻ của bạn nhé.
6 cách tăng giá sản phẩm mà khách hàng vẫn vui
Cách 1: giữ nguyên giá và giảm số lượng hàng bán so với trước kia
Đây là một trong những cách thức khá khéo léo mà dù có tăng giá nhưng vẫn giữ chân được khách hàng. Nếu như trước kia bạn bán cùng mức giá đó với số lượng 5-7 chiếc thì giờ đây bạn vẫn giữ nguyên mức giá đó những giảm đi 1-2 sản phẩm, nếu khách hàng có nhu cầu mua thêm thì có thể tính thêm mức giá đó bên ngoài, như vậy doanh thu vẫn được đảm bảo như mong muốn, mà lợi nhuận đem lại cao hơn hẳn, cũng như không khiến khách hàng khó chịu hay phàn nàn.
Cách 2: Giữ nguyên mức giá và giảm đi số lượng
Cách này cũng tương tự như cách 1 nhưng thay sản phẩm được bán với số lượng từng chiếc thì cách này sẽ giảm đi khối lượng. Ví dụ như: trước đây khách hàng mua bánh sinh nhật với kích thước 80cm sẽ có giá 200k thì nay bạn vẫn giữ nguyên mức giá 200k nhưng kích thước bánh chỉ còn 75cm. Khách hàng chắc hẳn sẽ không còn cảm thấy khó chịu khi cửa hàng bạn lại tăng giá như vậy.
Cách 3: Ghi rõ giá khuyến mãi
Đây được coi là tuyệt chiêu bán hàng online. Đây là cách thức mà các siêu thị thường hay áp dụng nhất, ,thông thường các hãng sản phẩm hay thực hiện các chương trình giảm giá khuyến mại từ 10 – 20 – 50% tùy thuộc vào sản phẩm và thời điểm diễn ra chương trình. Tâm lý khách hàng chắc chắn họ luôn để ý đến các sản phẩm được khuyến mãi. Nếu bạn đang muốn tăng giá một sản phẩm nào đó thay vì với mức giá cũ thì bạn hãy đưa ra một mức giá mới và giảm đi 10 – 20% bằng với mức giá bạn muốn tăng sau đó. Có như vậy khách hàng sẽ không cảm thấy lạ khi sản phẩm của bạn lại ở mức giá cao hơn so với trước đây.
Cách 4: Áp dụng nguyên tắc 80 – 20
Với cách này bạn chỉ cần hiểu đơn giản là 20 là giữ nguyên giá 20% các sản phẩm tại cửa hàng đang bán chạy hoặc có lợi thế cạnh tranh trên thi trường, hoặc có thể giảm đi một chút tuy nhiên lại tăng 80% các mặt hàng khác. Với nguyên tắc này sẽ khiến khách hàng cảm thấy thực tế là các sản phẩm trong cửa hàng không hề tăng giá, nhưng nếu họ có thể lựa chọn thêm các sản phẩm khác thì mình lại thu được lợi nhuận từ chính các sản phẩm đó.
Cách 5: Ghi mức tăng giá rõ ràng
Cùng với mức tăng giá nhưng bên cạnh đó bạn nên đưa ra những câu như “ đây là sản phẩm rẻ nhất tại Hà Nội hoặc Thành Phố Hồ Chí Minh…”Chắc chắn phần nào khách hàng sẽ tin tưởng đây là sản phẩm có mức giá tương đối tốt nên họ nên họ mới cam kết mức giá rẻ nhất tại đó, còn với những người đã từng mua sản phẩm rồi thì với câu nói như thế thì dù sao họ cũng thấy tin dù cao hơn 1 chút, nhưng chắc đây cũng sẽ là nơi bán sản phẩm rẻ nhất tại thành phố đó rồi.
Cách 6: Tăng giá và kèm theo các chương trình khuyến mại đặc biệt
Khi tăng giá nhưng bạn lại có thể đưa ra thêm nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn khác kèm theo như miễn phí ship nội thành, mua nhiều sản phẩm sẽ tặng kèm các phần quà nhỏ nào đấy, hoặc áp dụng voucher giảm giá cho những lần mua hàng tiếp theo, thẻ tích điểm cho khách hàng thân thuộc,..như vậy dù có tăng giá thì khách hàng vẫn vui vẻ ủng hộ cửa hàng của bạn. Và đừng quên kèm một lời cảm ơn dành cho khách hàng đã ủng hộ và tin dùng sản phẩm tại cửa hàng của bạn như một lời tri ân, trân trọng.
Trên đây là 6 cách tăng giá sản bán sản phẩm mà vẫn khiến khách hàng vui vẻ chấp nhận. Tuy nhiên bạn nên áp dụng một cách khéo léo, nhẹ nhàng và linh hoạt, tránh thay đổi quá nhiều sẽ rất dễ gây ra hiệu ứng ngược trong lòng khách hàng. Chúc bạn thành công!
Đọc thêm: Chiến lược định giá sản phẩm trong kinh doanh bán lẻ