- Lượt xem: 2094

Gucci là một thương hiệu nổi tiếng, đẳng cấp và thời thượng. Như vậy có thể thấy rõ chiến lược của thương hiệu này là nhắm vào khách hàng thượng lưu. Những món đồ xa xỉ thể hiện được độ giàu có và chất chơi của người sở hữu. Phải chăng luôn luôn là vậy?  Cùng tìm hiểu về một trong những  thương hiệu nổi tiếng nhất nhì thế giới; rút ra được sự thay đổi trong chiến lược bán hàng của Gucci

Xem thêm:

Câu chuyện thành công của một thương hiệu thời trang đẳng cấp – Gucci

Bí mật về 160 ký tự SMS Marketing trong chiến lược marketing thương hiệu

Điều gì làm nên một chiến lược B2B Marketing thành công vang dội

Sự bắt đầu

Guccio Gucci bắt đầu sự nghiệp từ một cửa hàng làm đồ da nhỏ tại Florence, Italia. Trước đó, ông Guccio  từng làm việc tại khách sạn Savoy nổi tiếng ở London, Anh. Chính những trải nghiệm ở đây đã truyền cảm hứng; giúp ông đưa những yêu cầu chất lượng khắt khe của giới quý tộc Anh vào từng sản phẩm mang thương hiệu Gucci.

Các khách hàng lớn đầu tiên của Gucci là các nhà quý tộc mê cưỡi ngựa. Các chi tiết biến tấu từ móng ngựa vốn gắn liền với thương hiệu Gucci cũng bắt nguồn từ đây.

Thương hiệu nổi tiếng Gucci
Thương hiệu nổi tiếng Gucci

Chiến lược bán hàng thông minh

Chỉ trong vòng vài năm, nhãn hiệu sản phẩm của Gucci đã có những thành công lớn. Được nhiều khách hàng khó tính để ý. Các sản phẩm của Gucci tung ra thị trường gồm có túi; vali; găng tay; giầy và thắt lưng và dần trở thành những biểu tượng trong ngành thời trang; được đánh giá cao về tính thẩm mỹ và sự sáng tạo.

Cùng với ba cậu con trai Aldo Gucci, Vasco Gucci và Rodolfo Gucci; Gucci mở rộng kinh doanh với những cửa hàng mới mọc lên ở Milan; Rome và nhiều cửa hàng khác tại Florence.

Chiến lược bán hàng tiếp cận những khách hàng nổi tiếng

Trong suốt những năm 50 của thế kỷ trước; dải băng trên nhãn hiệu của Gucci với ba sọc xanh lá cây – đỏ – xanh lá cây; lấy cảm hứng từ đai yên (ngựa), tiếp tục được ghi nhận là một sự thành công vang dội; được coi là một trong những dấu hiệu nhận biết thông dụng nhất của sản phẩm. Gucci bắt đầu xây dựng hình ảnh của mình là biểu tượng của một sản phẩm sang trọng và hiện đại. Các cửa hàng Gucci mọc lên tại New York và Milan.

Gucci giới thiệu thêm nhiều sản phẩm mới, được coi là bước đột phá vào thời điểm đó. Những sản phẩm này trở thành những thiết kế nổi tiếng còn mãi với thời gian. Đệ nhất phu nhân Mỹ, Jackie Kennedy;  khi đó đã sử dụng chiếc túi đeo vai Guc; sản phẩm ngày nay có tên “Jackie O”.  Peter Sellers và Samuel Beckett dùng “Hobo Bag”.

Gucci trở thành biểu tượng

Trong một thời gian dài, Gucci là biểu tượng của những nhân vật tên tuổi và nhiều ngôi sao điện ảnh lớn; điển hình là Jackie Onassis hay Elizabeth Taylor. Thiết kế giày da với chi tiết hàm thiếc ngựa một thời là điểm nổi bật của bộ sưu tập tại Viện Nghiên cứu Thời trang Metropolitan cũng như của Bảo tàng Nghệ thuật tại New York.

Nhờ có những khách hàng nổi tiếng; thương hiệu Gucci nhanh chóng đi vào hàng ngũ các nhà tạo mốt hàng đầu thế giới.

Gucci tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh ra thế giới với những cửa hàng tiếp theo được mở ở London; Paris; Palm Beach và Beverly Hills (Mỹ). Giữa những năm 60, Gucci bắt đầu sử dụng logo là hai chữ “G” gắn liền nhau nổi tiếng.

Gucci đã thay đổi chiến lược bình dân hóa thương hiệu; tập trung vào thị trường đông dân

Bình dân hóa thương hiệu

Kỷ nguyên phô trương sự đẳng cấp đã đi qua. Giờ đây nhiều người không còn mấy mặn mà với logo hai chữ G. Và mới đây, hai nhãn hàng thời trang được tìm kiếm và yêu thích nhất đó là Adidas và Nike; đã khiến nhiều người bất ngờ do những thương hiệu được yêu thích lâu năm như Gucci; Chanel; Louis Vuitton; hay Zara  đều tụt tít tắp phía sau.

Bởi vậy Gucci đã phải kích cầu hàng loạt để tầng lớp trung lưu cũng có thể sở hữu chúng.

Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và giá mua đã khiến cho Gucci tăng đột biến về số lượng hashtag. Chưa bao giờ nhãn hàng này lại giảm giá ồ ạt để kích cầu đến thế.

Đổi lại số lần hashtag xuất hiện dày đặc trên Instagram, facebook thì Gucci lại bị rớt hạng thảm hại. Một thương hiệu cao cấp; nhưng đến tầng lớp trung lưu, bình dân cũng đều sở hữu được chúng.

Những khách hàng giàu có đích thực lại quay lưng lại với Gucci; và dễ dàng rẽ vào những cửa hàng xa xỉ hơn để tránh đụng hàng ; thể hiện đẳng cấp cao mà số đông khó với được.

Tập trung vào thị trường đông dân

Gucci chi tiền mở hàng loạt cửa hàng sang trọng tại các thành phố lớn trên thế giới; đặc biệt là ở Trung Quốc. Do đó, để thu hút khách hàng cũng như tăng doanh số; Gucci mạnh dạn kích cầu hàng loạt.

Gucci và chiến lược thay đổi thị trường
Gucci và chiến lược thay đổi thị trường

Gucci đã tấn công vào thị trường Trung Quốc . Đây là một thị trường đông dân nhất thế giới; một mỏ vàng thực sự đối với các thương hiệu nổi tiếng không chỉ riêng Gucci.

Gucci đã khôn khéo khi sử dụng các ứng dụng mạng xã hội để Marketing rộng rãi cho sản phẩm của mình. Các công cụ trợ giúp đắc lực như phần mềm quản lý bán hàng; phần mềm thiết kế website đã giúp Gucci nhanh chóng  tiếp cận được thị trường lớn nhưng cũng khó tính này.