- Lượt xem: 666

Làm sao để tăng doanh thu cho cửa hàng bán lẻ? Lời khuyên nào hữu ích cho việc tăng doanh thu? Cùng tham khảo kinh nghiệm bán lẻ hàng đầu từ các chuyên gia giúp tăng doanh thu cửa hàng?

 

1. Mở rộng kênh phân phối các cửa hàng bán lẻ

 

 

Tổ chức các kênh tiếp thị, phân phối là một trong những chiến lược, chiến thuật để tạo lợi thế cho những doanh nghiệp nhỏ trước các đối thủ lớn. Phân phối cũng là một trong những yếu tố chủ chốt trong toàn bộ chiến lược marketing giúp các cửa hàng bán lẻ mở rộng tiếp cận với khách hàng và tăng doanh thu.

 

Mở thêm các kênh đại lý, bán hàng liên kết, nhượng quyền thương mại, kênh kinh doanh Online… là cách thức thường thấy khi thực hiện mở rộng kênh phân phối.

 

Lấy ví dụ về Pepsi – Cola, doanh nghiệp này hiện có một mạng lưới phân phối rộng nhất cho sản phẩm nước giải khát của mình với hơn 900 công ty đang vận hành và các nhà máy nhượng quyền thương mại đóng chai trên thế giới. Pepsi củng cố hệ thống phân phối để nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng tốt hơn cho những người bán lẻ nước giải khát.

 

Hơn nữa, việc mở rộng mạng nhanh chóng ra thị trường, đó là các sản phẩm nước uống, sữa ít chất béo hoặc không có chất béo, nước trái cây không thêm đường được bán ở các trường tiểu học.

 

Bên cạnh đó, một phần lợi nhuận khổng lồ của hãng Pepsi cũng thu được từ việc bán sản phẩm từ hệ thống siêu thị và máy bán hàng tự động. Ngoài ra, PepsiCo còn dựa vào những nhà hàng của mình, để đem sản phẩm nước giải khát Pepsi đến với người tiêu dùng, đây thường là những địa điểm phân phối độc quyền sản phẩm của Pepsi.

 

Không chỉ dừng lại ở đó, chiến lược kinh doanh của Pepsi chuyển hướng sang mua lại hệ thống các nhà hàng lớn nhất thế giới để chuyển mình thành hãng thực phẩm, bán kèm đồ uống. Nhóm nhà hàng của tập đoàn PepsiCo bao gồm: Gà rán KFC, Pizza Hut, Taco bell….

 

2. Nắm bắt và hiểu rõ hành vi, thói quen mua sắm của khách hàng

 

 

“Cũng như tôi khi muốn đưa ra lời khuyên hữu ích nhất cho một nhà bán lẻ nào đó, nếu không biết được hoàn cảnh cụ thể của họ thì thật khó để đưa ra lời khuyên được. Vì vậy, tôi muốn nói điều cần nhất mà bất kỳ thương hiệu nào cũng phải làm đó là hiểu tâm lý, hành vi và thói quen của khách hàng. Từ đó phân tích cơ hội để loại bỏ các chướng ngại vật và tìm cách rút ngắn khoảng cách, tạo sự chú ý, thu hút của khách hàng trên con đường dẫn họ đến việc mua hàng của bạn.”

 

– Steve Dennis, Chủ tịch & Nhà sáng lập tại SageBerry Consulting, LLC. Trước khi thành lập SageBerry, ông là giám đốc chiến lược chính và là người đứng đầu tiếp thị đa kênh cho tập đoàn Neiman Marcus. Công việc của ông là một cố vấn chiến lược, diễn giả về đổi mới bán lẻ trong tương lai. Ông là người làm việc với các doanh nghiệp để đưa ra các chiến lược tăng trưởng hấp dẫn cho thương hiệu bán lẻ từ bình dân đến cao cấp. Steve Dennis cũng là một người đóng góp cho tạp chí Forbes lừng danh và đã được ghi nhận là một trong những người ảnh hưởng hàng đầu đến ngành công nghiệp bán lẻ toàn cầu.

 

Tham khảo: Bí kíp giữ chân khách hàng trong kinh doanh khách sạn

 

3. Tăng khách hàng mới, bán nhiều hơn cho khách hàng cũ

 

 

Một trong những cách tăng doanh thu cho cửa hàng bán lẻ là thu hút được nhiều khách hàng mới tiêu thụ sản phẩm và vẫn giữ mức độ thường xuyên thậm chí hơn nữa lượng hàng bán ra cho khách hàng cũ.

 

Muốn vậy, cần thực hiện tích cực các hình thức Marketing. Thông thường, cái gì đã quá quen thuộc thì thường trở nên nhàm chán và không được để ý đến. Do vậy, các hình thức tiếp thị quảng cáo cũng phải thay đổi thường xuyên mới mong có được hiệu quả.

 

Ngoài các hình thức như áp dụng các cách thức quảng cáo Google Adword, gửi Email marketing, triển khai các chính sách về giá cả (định giá hợp lý), khuyến mãi(tặng kèm, chiết khấu), phân phối thì việc chú trọng vào việc nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ, đa dạng mẫu mã, khai thác tốt nguồn hàng bán ra… đều sẽ giúp các doanh nghiệp thu được lượng khách hàng mới lớn hơn mà vẫn phục vụ tốt khách hàng trung thành.

 

4. Đa dạng hàng hóa, mở rộng mặt bằng kinh doanh

 

Đôi khi, khách hàng đến với bạn để hỏi thăm về một mặt hàng nào đó, nhưng thật đáng tiếc khi bạn không có nó, đồng nghĩa với việc bạn để tuột mất một cơ hội kinh doanh. Do đó, hãy bổ sung thêm để đa dạng ngành hàng buôn bán nhé.

 

Tăng ngành hàng cũng đi đôi với việc mở rộng diện tích trưng bày, đương nhiên, với cách sắp xếp hợp lý hàng hóa sẽ khắc phục được vấn đề tiêu tốn chi phí về mặt bằng.

 

5. Tận dụng mạng truyền thông xã hội

 

 

“Theo kinh nghiệm của tôi, rất ít nhà bán lẻ khai thác phương tiện truyền thông xã hội một cách đầy đủ nhất. Một cách đơn giản và dễ dàng để quảng bá một hay nhiều cửa hàng của bạn là sử dụng kết hợp Instagram (hình ảnh), Facebook (cộng đồng) và Twitter (tương tác). Để triển khai, bạn nên tìm cách tham gia sử dụng các nhiều kênh mạng xã hội càng tốt, ví dụ dùng Twitter để quảng bá cửa hàng của bạn. Đặc biệt nếu cửa hàng bạn có bất kỳ sự kiện, chương trình khuyến mãi,… thì bạn nên khuyến khích nhân viên cửa hàng chia sẻ (hay livestream) trực tiếp từ trang Twitter của cửa hàng để thông báo cho khách hàng.”

 

– Andrew Busby, Người sáng lập & Giám đốc điều hành tại Retail Reflections. Đứng thứ 11 trong Top 100 người có ảnh hưởng đến ngành bán lẻ toàn cầu do Vend bình chọn. Retail Reflections là công ty chuyên về tư vấn cho ngành bán lẻ, cung cấp những nội dung hiểu biết và quan điểm thực tế cho khách hàng để họ triển khai. Andrew Busby cũng là cây bút quen thuộc cho các ấn phẩm về ngành bán lẻ tại một số tờ tạp chí nổi tiếng. Ông cũng là người viết bài cho cho tạp chí công nghệ về nội dung tiếp thị bán lẻ kỹ thuật số IBM trong chương trình IBM Futurist.

 

Với những chia sẻ hữu ích từ các chuyên gia, học tập theo và kết hợp với hình thức bán hàng đa kênh với các sàn thương mại điện tử và mạng truyền thông xã hội, sẽ giúp việc kinh doanh của bạn trở nên dễ dàng và chuyên nghiệp hơn.

 

Tham khảo: Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chỉ số KPI cho nhân viên bán hàng